Kami.
Tôi muốn đặc biệt nêu lên một cống hiến to
lớn vào bậc nhất của Ông (Võ Văn Kiệt) trong thời gian sau Hiệp định
Paris đầu năm 1973, khi Ông là bí thư Khu ủy, đồng thời là Chính ủy
Quân khu 9. Cùng với Khu ủy và Bộ Tư lệnh Quân khu, Ông và Phó Bí thư
Khu ủy - Tư lệnh Quân khu Lê Đức Anh đã có một quyết định hành động rất
chiến lược, rất dũng cảm và đầy trách nhiệm, phù hợp với tình hình thực
tế của chiến trường, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân và các lực
lượng vũ trang .đó là: Không chấp nhận ngừng bắn"
(Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - Nhân dịp giỗ đầu cố TT Võ Văn Kiệt)
Nguyễn Tấn Dũng: "Tôi yêu nhất, quý nhất là sự trung thực,
ghét nhất, giận nhất là sự giả dối."
Hôm
thứ năm ngày 3 tháng Mười Hai năm 2009 vừa qua, tại Hà nội đã diễn ra
buổi họp thường niên của Ngân hàng Thế giới (WB) giữa Việt Nam và các
nước viện trợ, dưới tên Nhóm Tư vấn CG (Consultative Group). Báo chí
trong và ngoài nước đều đưa tin về sự kiện nay, AFP dưới tiêu đề
"Vietnam's restrictions threaten progress: donors"(1) đưa tin các phát
biểu quan trọng của các đại biểu tham dự hội nghị, đặc biệt là phát
biểu của Đại sứ Hoa kỳ tại Hà nội Ông Michalak và đại sứ Thụy Điển ông
Rolf Bergman nhân danh Liên hiệp châu Âu đều bày tỏ mạnh mẽ nỗi quan
tâm về những báo cáo gần đây là mạng thông tin trao đổi có tính xã hội
được sử dụng phổ biến nhất toàn cầu là Facebook, đang bị ngăn cấm và
yêu cầu Nhà nước Việt Nam phải cho phép báo chí quan sát và theo dõi
quyền lực. Đồng thời đề nghị cho các tổ chứ hoạt động xã hội phi chính
phủ (NGO) nên được khuyến khích để đóng vai trò như những người giám
sát.
Ngược lại báo chí trong nước đưa tin trên rất khiêm tốn,
trên trang VNNet trang báo online hàng đầu ở Việt nam đưa tin này dưới
tiêu đề "Thủ tướng: Tạo mọi điều kiện để báo chí chống tham
nhũng"(2)trong đó đưa tin nói rằng trong khuôn khổ Hội nghị CG 2009,
các nhà tài trợ và đại diện Chính phủ Việt Nam đã trao đổi thẳng thắn,
cởi mở về nhiều vấn đề, các nhà tài trợ đánh giá Việt Nam đã có những
phản ứng đầy nhạy cảm trong năm 2009.
Đặc biệt trong đó là đoạn tin
viết kiểu mập mờ nhưng rất đáng chú ý, có viết "Trước đề cập của Đại sứ
Thụy Điển Rolf Bergman về vai trò của báo chí trong chống tham nhũng
tại Hội nghị CG 2009 ngày 3/12, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định
Việt Nam tạo mọi điều kiện để người dân, báo chí tham gia chống tham
nhũng" và "Phản hồi chung về quan tâm của Đại sứ Thụy Điển và Đại sứ Mỹ
về vấn đề Internet và một số trang thông tin xã hội, Thủ tướng cho hay
việc quản lý Internet, báo chí 'đều phải thực thi theo Hiến pháp và
pháp luật Việt Nam, theo ý chí, nguyện vọng của nhân dân Việt Nam'."
Đoạn
cuối cùng của Thủ tướng khi nói "Việt Nam quản lý báo chí theo hiến
pháp và pháp luật của Việt Nam, theo ý chí và nguyện vọng của nhân dân"
là điều xin được lạm bàn thêm, bởi ngay sau khi VNNet đăng bài đó, lập
tức trên trang Danluan.org có bài viết của độc giả với tiêu đề "Thủ
Tướng ơi! phải chăng Ngài... nói láo?"(3), trong đó có đoạn (trích):
"Thưa
Ngài! Vế đầu Ngài nói có thể đúng vì theo Hiến pháp và pháp luật của
mấy Ngài lập nên thì có thể đúng. Nhưng về sau thì Ngài nên suy nghĩ
lại, với cương vị Ngài là người đứng đầu Chính Phủ mà nói vậy là "ẩu
quá" đó Ngại ạ!
Tôi chỉ là "dân quèn" thôi, mà khi tôi nói láo
tôi cũng thấy ngại cơ mà. Mà từ này không phải là các vị nói lần đầu
tiên mà là từ cửa miệng của các Ngài thì các Ngài nghĩ thế nào?
Tôi
khẳng định lại với Ngài là Tôi và toàn thể gần 90 triệu người dân Việt
Nam chưa có được chứng kiến một cuộc "trưng cầu ý dân", từ sau năm 1975
đén giờ thì Ngài lấy cái cơ sở nào mà dám nói đó là "ý chí và nguyện
vọng của nhân dân". Nhân dân trong đó có tôi và có cả hơn 80 triệu dân
VN nữa, tôi mong Ngài đừng "bán đứng" chúng tôi như vậy tội nghiệp Ngài
nhé!" (hết trích).
Tôi viết báo, nhưng luôn luôn nhắc mình phải
vô tư và công bằng đó là nguyên tắc. Độc giả nói trên cũng như số đông
độc giả trong và ngoài nước, khi đọc lời phát biểu của Thủ tướng Nguyễn
Tấn Dũng đều có phản ứng giận dữ như vậy. Vì chắc rằng họ nghĩ đồng chí
Thủ tướng của chúng ta người đã có câu nói bất hủ "Tôi yêu nhất, quý
nhất là sự trung thực, ghét nhất, giận nhất là sự giả dối!" khi mới
nhậm chức Thủ tướng mà ai ai cũng biết, lại khinh thường đồng bào của
mình quá bằng một câu nói rất thiếu trung thực như vậy.
Thật ra
sự giận dữ của bạn độc giả kia với các ngôn từ mạnh mẽ, thẳng thắn và
bộc trực hơi nặng nề thì cũng không có gì sai cả, nhưng thiết nghĩ
chúng ta nên bình tĩnh, tỉnh táo và sáng suốt đặc biệt là lời lẽ ngôn
từ cũng nên nhẹ nhàng đôi chút. Vì dù sao người nói dối kia cũng là Thủ
tướng nước CHXHCN Việt nam, là người đứng đầu chính phủ, đại diện cho
hơn 80 triệu người Việt nam chúng ta.
Nên giữ thể diện cho Thủ tướng và dành cho Thủ tướng một sự tôn trọng cần thiết, bởi "Xấu chàng thì hổ ai?".
Tôi
không hề có ý định biện minh, bao che cho hành động nói dối "xưng xưng"
như trên mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã từng ghét nhất và giận nhất.
Nhưng để đảm bảo sự công bằng cho cả hai bên, giữa người nói dối là Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng và một phe là đông đảo nhân dân tôn trọng sự thật
và công lý tôi xin lưu ý bạn đọc hãy xem kỹ những điều tôi sẽ viết sau
đây để thấy Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không hề có chủ ý nói dối.
Phát
biểu ngày 3/12/2009 vừa qua nó là hệ quả của cái phát biểu nhai đi nhai
lại kiểu "play-back" giống như mấy ông, bà phát ngôn viên Bộ Ngoại giao
Việt nam mà thôi, vì cũng như các phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt
nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của chúng ta cũng mắc cái bệnh nói mà
chả biết mình đang nói gì như tất cả các đồng chí lãnh đạo của đảng và
nhà nước, mà nói theo đường lối chỉ đạo của đảng bất kỳ tình huống nào
mặc kệ nó kiểu không trúng thì trật.
Đã có hàng chục, hàng trăm
lần Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của chúng ta đã dùng câu cửa miệng quen
thuộc ấy chứ không phải lần này là lần duy nhất. Xin đơn cử cụ thể một
vài trường hợp:
1. Ngày 9/2/2007 tại buổi trả lời trực tuyến trên
mạng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã bê nguyên xi câu này khi trả lời bạn
đọc Phạm Dương Quốc Tuấn khi:
Hỏi: "Kính chào Thủ tướng! Vì sao
Thủ tướng lại ký chỉ thị nghiêm cấm tư nhân hoá báo chí dưới mọi hình
thức? Như vậy, có đi ngược lại mục tiêu tự do dân chủ mà Thủ tướng phấn
đấu hay không?"
Trả lời: Trong chỉ thị tôi ký có nghiêm cấm không
được tư nhân hóa báo chí với bất cứ hình thức nào và không được để bất
cứ thế lực nào chi phối báo chí để phục vụ ý đồ riêng trái pháp luật,
gây phương hại cho đất nước. Đây là chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ
đúng theo quy định của pháp luật hiện hành, đúng theo ý chí nguyện vọng
của tuyệt đại đa số nhân dân ta, đồng bào ta, phù hợp với điều kiện
lịch sử cụ thể của đất nước ta.(4)
2. Ngày 5/3/2008 trong chuyến đi thăm hữu nghị Vương quốc Anh, khi trả lời phỏng vấn đài truyền hình BBCWorld :
Hỏi: BBC:Như thế ngài có thể khẳng định với chúng tôi rằng Việt Nam cũng tự do như các nước Phương Tây hay không?
Trả
lời: ...Bởi vì tự do của mỗi công dân của mỗi quốc gia là tự
do trong khuôn khổ pháp luật nước đó, mà pháp luật của nước
đó là ý chí, nguyện vọng của dân tộc đó...
Đây là nguyện vọng và ý chí của nhân dân thưa Thủ tướng?
Cứ
như thế mỗi khi gặp câu hỏi bị đẩy vào thế bí là Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng lại xuất chiêu đổ tại "nhân dân", quen mui bén mùi nhưng do nói
không nghĩ nên Thủ tướng đã gặp sự cố cho thấy sự ngớ ngẩn của mình
trong sự việc như sau:
3. Nhân dịp giỗ đầu cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có bài viết(6) quan trọng tưởng nhớ, có đoạn:
(trích) "...Tôi
muốn đặc biệt nêu lên một cống hiến to lớn vào bậc nhất của Ông trong
thời gian sau Hiệp định Paris đầu năm 1973, khi Ông là bí thư Khu ủy,
đồng thời là Chính ủy Quân khu 9.... đã có một quyết định hành động rất
chiến lược, rất dũng cảm và đầy trách nhiệm, phù hợp với tình hình thực tế của chiến trường, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân và các lực lượng vũ trang,: đó là Không chấp nhận ngừng bắn" (*)(hết trích).
Qua
một vài dẫn chứng để nhằm an ủi bạn đọc trong và ngoài nước, những ai
bất bình không chấp nhận sự nói dối ngang ngược coi thường quần chúng
nhân dân nên thông cảm cho Thủ tướng của mình, Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng không hề có ý nói dối và coi thường nhân dân như các bạn nghĩ. Đó
chỉ là lỗi của cái máy "play-back" người ta cấy vào não vị Thủ tướng
của chúng ta mà thôi, thực tình Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với cương vị
người đứng đầu Chính phủ nước CHXHCN Việt nam không nhẽ dốt và ẩu tới
mức như vậy? Không có lẽ nhân dân Việt nam không yêu chuộng hòa bình mà
lại có nguyện vọng chiến tranh đổ máu như Thủ tướng đã viết?
Trên
thực tế ở Việt nam từ khi đảng CSVN cầm quyền mấy chục năm tới nay chưa
hề có một cuộc trưng cầu dân ý hay các cuộc thăm dò dư luận (poll)
chính thức của các viện nghiên cứu được nhà nước công bố thì xin hỏi
Thủ tướng dựa vào đâu để nói như vậy?
Một cái máy nào đó kể cả
cái "play-back" khi gặp sự cố trục trặc dẫn tới nói linh tinh người ta
thường dùng từ "lỗi hệ thống" để giải thích, một sinh vật biết nói
nhưng nói không nghĩ và không hiểu bản thân nó đang nói gì thì người ta
thường bảo nói "như Vẹt".
Khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng "yêu
quý" của chúng ta nói câu "...theo nguyện vọng và ý chí của nhân dân..."
để đổ tại nhân dân, ở mọi lúc mọi nơi bất kể tình huống nào thì lấy gì
để giải thích cho hợp lý thưa bạn đọc?
5/12/2009
-----------------------
Chú thích:
(1)http://www.insing.com/news/international-asia/vietnam-s-restrictions-threaten-progress-donors/id-2d670200
(2)(1)http://vietnamnet.vn/chinhtri/200912/Thu-tuong-Tao-moi-dieu-kien-de-bao-chi-chong-tham-nhung-882300/
(3)http://danluan.org/node/3516
(4)http://nhipcauthegioi.hu/modules.php?name=News&file=print&sid=578
(5)http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/03/080312_pmnguyentandungbbcinv.shtml
(6)http://security.dantri.com.vn/c20/s20-327567/thu-tuong-nguyen-tan-dung-viet-ve-ong-vo-van-kiet.htm
(*)Tôi
tin trình độ của Thủ tướng Nguyễn Tiến Dũng không đủ khả năng viết một
bài báo dài như vậy, mà chắc là do thư ký riêng viết giúp và ông TT sau
khi đọc đã yêu cầu thêm câu "theo nguyện vọng của nhân dân". Đánh nhau
là chuyện của nhà binh chắc ông Dũng không hiểu tưởng là "do nguyện
vọng của nhân dân" *-*
© 2009 Kami
|