Kami
Nhiều ngày qua, sau khi vụ xử và bản án đối với bốn nhân vật đối kháng, gồm luật
sư Lê Công Định và các ông Nguyễn Tiến Trung, Trần Huỳnh Duy Thức và Lê Thăng
Long về các tội danh lật đổ chính quyền được công bố, tại phiên xử được cho là
đã không diễn ra theo trình tự luật pháp đầy đủ diễn ra tại Thành phố Hồ Chí
Minh vào ngày 20/01 kết thúc, nhưng dư chấn của nó không chỉ ảnh hưởng tới dư
luận của cộng đồng người Việt nam trong và ngoài nước. Mà điều đáng quan tâm là
sự cẩu thả thiếu tính pháp lý nói trên đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới hình ảnh
đất nước Việt nam trong mắt bạn bè quốc tế, điều mà những người lãnh đạo nhà
nước Việt nam chưa lường hết được thiệt hại ghê gớm của nó có thể tạo ra trong
tương lai làm ảnh hưởng tới công cuộc đổi mới và hội nhập của đất nước mình.
Tính chất qua loa với thời gian quá ngắn ngủi của phiên toà đã được giới
quan sát nêu bật, vì phiên xử chỉ diễn ra trong vỏn vẹn một ngày, trong khi
thời gian dự trù là hai ngày. Mặt khác, phần nghị án chỉ kéo dài khoảng 15
phút, trong lúc hàng tháng trời trước đó, báo chí chính thức của Việt Nam đã
liên tiếp đăng bài kết tội bốn bị can thì quả là không hề có sự công bằng trong
việc xét xử.
Kể từ khi tiến
hành công cuộc đổi mới bắt đầu từ năm 1986 đến nay, nền kinh tế Việt nam đã đạt
được những thành quả đáng khâm phục, đây là kết quả của nền kinh tế thị trường
trong giai đoạn hội nhập, Việt nam đã nhận được sự ủng hộ nhiều mặt của các
quốc gia trên thế giới trong tiến trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất
nước. Vào thời điểm đó, những nhà lãnh đạo Việt nam hiểu và nhận thấy tầm quan
trọng của việc quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt nam trên các phương
tiện truyền thông quốc tế, đó là một biện pháp thúc đầy ngành kinh doanh du
lịch và thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài. Ví dụ cách đây khoảng một năm Cục Hợp
tác quốc tế , Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTT&DL) đã tiến hành
chiến dịch quảng bá đất nước và con người Việt Nam trên kênh truyền hình BBC
World News (Kênh thời sự thế giới BBC) với giá 204.600 USD tại 3 khu vực với 8
tuần ở châu Á - Thái Bình Dương, 6 tuần ở châu Âu, 6 tuần ở Bắc Mỹ với một
video clip phát sóng liên tục giữa các chương trình thời sự vào giờ cao điểm ở
mỗi khu vực. Đây là lần đầu tiên Việt Nam thực hiện chiến dịch quảng bá hình
ảnh quốc gia trên phạm vi toàn cầu qua truyền hình góp phần
giới thiệu đến bạn bè quốc tế cái nhìn toàn diện về Việt Nam, tương tự như vậy
trước đó và hiện nay nhà nước Việt nam đã chi tiêu các khoản đáng kể để phục vụ
cho việc quảng bá hình ảnh Việt nam trên các hãng truyền thông nbooir tiếng như
CNN, BBC, NHK,CTV v.v.. Tiếc rằng trong năm 2009 vừa qua nền kinh tế toàn cầu
gặp khủng hoảng, do vậy những chiến dịch quảng bá tương tự như vậy cũng khó
lòng thu hút sự quan tâm của du khách quốc tế ở mức tối đa như mong muốn, lượng
khác du lịch vào Việt nam vẫn giảm ở mức 20% so với năm trước.
Trong bối cảnh đó, việc diễn ra phiên tòa xét xử 4 nhân vật đối kháng tại Thành
phố Hồ Chí Minh gây một cú sốc đánh vào nỗ lực cải thiện hình ảnh của Việt nam
trong con mắt người nước ngoài trong vài năm vừa qua. Đặc biệt qua các phát
biểu của các viên chức ngoại giao, các hãng thông tấn thế giới, các nhà bình
luận chính trị quốc tế và khu vực của các nước trên thế giới về một
phiên tòa bất bình thường về thời gian, sự kết thúc đột ngột và không theo các
chuẩn mực của một phiên tòa minh bạch. Những cái đó sẽ gây một ảnh hưởng
rất lớn cho hình ảnh nhà nước Việt nam trong mắt người nước ngoài nơi mà luật
pháp ít được coi trọng.
Và một chi tiết đáng chú ý là trước đây Việt nam sử dụng BBC World để quảng bá
cho đất nước mình thì theo chính Hãng thông tấn này đưa tin nói tường thuật
truyền hình của BBC World đưa tin phiên xử đã bị chặn ở Việt Nam (!?)
Chúng ta cùng xem họ đã nói gì về phiên tòa này:
Ông Đại sứ Đại sứ Mỹ tại Việt Nam ông Michael Michalak đã lên tiếng bày tỏ thái
độ quan ngại về hiện tượng phiên tòa diễn tiến với thủ tục quá sơ sài. Đại sứ
Mỹ kêu gọi Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho bốn người vừa bị kết án cùng với
các ''tù nhân vì lương tâm'' khác. Đối với ông Michalak, các bản án tù này
khiến người ta hoài nghi về quyết tâm cải tổ cũng như thực thi nhà nước pháp
quyền tại Việt Nam.
Cùng quan điểm với đại sứ Mỹ, Thứ trưởng ngoại giao Ivan Lewis thuộc bộ Ngoại
giao Anh cũng tỏ ý ''quan ngại sâu sắc'' về các bản án tù. Theo ông Lewis
: ''Không nên bỏ tù ai về tội phát biểu ý kiến một cách hòa bình. Tự do
ngôn luận và tự do lưu hành ý tưởng là điều thiết yếu giúp cho kinh tế và xã
hội phát triển. Các bản án tù vừa được tuyên chỉ gây hại cho uy tín của Việt
Nam trên trường quốc tế''.
Đại sứ Anh tại Việt Nam, ông Mark Kent cho
BBC biết quan điểm của Vương quốc Anh : "Thứ trưởng Bộ ngoại giao của
chúng tôi, ông Ivan Lewis, đã bày tỏ quan ngại sâu sắc trước sự việc ngày hôm
qua. Tôi cho rằng những trường hợp như vụ việc ngày hôm qua là một quảng bá
không hay cho Việt Nam và sẽ chỉ làm tổn hại tới thanh danh của Việt Nam trước cộng
đồng quốc tế. Thật không may là nó sẽ ảnh hưởng tới các lĩnh vực du lịch và đầu
tư."
Ông Mark Kent còn cho hay "Tuy nhiên chúng tôi tin rằng trên cơ sở các
nghĩa vụ và luật pháp quốc tế cũng như vì những lợi ích riêng của đất nước về
mặt phát triển, và trên phương diện bảo đảm sự tham gia của mọi thành viên xã
hội trong việc giúp xây dựng một nền kinh tế hiện đại dựa trên kiến thức, thì
điều tối quan trọng là không nên loại bỏ những tiếng nói khác biệt.
Vụ việc này là một quảng bá không hay
cho Việt Nam và sẽ chỉ làm tổn hại tới thanh danh của Việt Nam trước cộng đồng
quốc tế.
Nhưng là một người bạn của Việt Nam, chúng tôi cũng thấy mình có nghĩa vụ
phải lên tiếng về những vấn đề như vấn đề này vì chúng tôi cảm thấy không có
lợi cho sự phát triển của Việt Nam trong tương lai".
Đại sứ Đan Mạch Peter Lysholt là một trong
số ít các nhà ngoại giao được cho phép theo dõi phiên xử qua màn hình tivi đặt
ở phòng cách biệt với phòng xử nói rằng "Có những quan ngại
nghiêm trọng về toàn bộ quá trình xét xử này. Chúng tôi sẽ thúc giục mạnh chính
phủ Việt Nam ân xá cho cả bốn người này".
Tổng lãnh sự Mỹ tại Tp Hồ Chí Minh, Kenneth Fairfax nói Hoa Kỳ "hết sức
quan ngại" về việc bắt và kết tội người chỉ thực hiện quyền tự do ngôn
luận và Hoa Kỳ kêu gọi thả ngay và vô điều kiện những người này. Ông Kenneth Fairfax
nhấn mạnh "Chúng tôi muốn nhắc lại lo ngại sâu sắc về vụ chính phủ Việt
Nam bắt giữ và kết án những người này vì sự biểu lộ trong hòa bình niềm tin của
họ, dù là chính trị hay không."
Các tổ chức bảo vệ nhân quyền trên thế giới đã đồng loạt lên tiếng tố cáo
phiên toà bị họ coi là dàn dựng không tôn trọng luật pháp. Tổ chức Ân xá Quốc
tế Amnesty International, trụ sở ở Luân Đôn, hay Hiệp hội Freedom House tại
Washington, tất cả đều tố cáo hành động đàn áp của chính quyền Việt Nam và đòi
hỏi trả tự do cho những người này.
Điều đáng lo ngại nhất chỉ sau 6 tiếng khi Tòa án công bố bản án thì hầu hết
báo chí các quốc gia trên thế giới đều đưa tin từ những tờ báo lớn và nổi tiếng
như Times, The New York Times, The Wall Street Jourrnal... theo thống kê có trên
500 trang báo tiếng Anh đưa và bình luận tin trên.
Đáng hổ thẹn hơn một độc giả trên trang manager.co.th của Thái lan một quốc gia
láng giềng của Việt nam đã mỉa mai "เสรี ที่อ้าปากพูดสนทนาก็ไม่ได้
เสรี
จริงๆ"
xin tạm dịch "Tự do ư? Muốn mở mồm nói lên suy nghĩ của mình cũng
không được. VN tự do thật!"
Chủ trương của Đảng CSVN và nhà nước Việt nam mở cửa làm bạn với tất cả các quốc
gia trên thế giới và tuân thủ các nguyên tắc đã cam kết trong các công ước quốc
tế của LHQ đặc biệt làCông ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, Liên
Hiệp Quốc biểu quyết năm 1966, Việt Nam tham gia năm 1982 là giải pháp duy nhất
đúng để đưa Việt nam tiến lên thoát khỏi nghèo nàn và lạc hậu . Việc làm thiếu
tính toán của lãnh đạo đảng và nhà nước Việt nam bằng một phiên tòa cẩu thả và
bôi bác như phiên tòa xét xử bốn nhân vật đối kháng ngày 20/1/2010 là một
hành động sai lầm nghiêm trọngkhông đáng có.
Việt Nam là một nước có chủ quyền và có quyền giải quyết những vấn đề của
nước mình, chưa bàn đến tính chất đúng, sai, phải trái của vụ án trên, nhưng
nếu tòa án Thành phố Hồ Chí Minh áp dụng nghiêm ngặt và tuân thủ đúng Bộ Luật
tố tụng Hình sự thì dẫu có kết án các bị can bằng bản án nghiêm khắc hơn thì vẫn
có giá trị thuyết phục dư luận trong và ngòai nước.
Vụ án bốn nhần vật đối kháng ngày 20/1/2009 là một nỗi nhục ê chế cho nền tư
pháp Việt nam, nơi mà lãnh đạo Đảng và nhà nước luôn nêu cao và kêu gọi người
dân "Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật" và đặc biệt tội
danh mà nhà nước truy tố cho các ông Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Trần
Huỳnh Duy Thức và Lê Thanh Long là "Hoạt động lật đổ' cái gọi là Chính quyền
nhân dân. Vậy mà tòa án của chính quyền "của dân, do dân và vì
dân" ấy xử sự như một phiên tòa của đảng cướp ngoài vòng pháp luật chứ
không thể gọi là phiên tòa của một quốc gia thành viên của Liên hiệp quốc.
Trong nhiều năm nay, nhà nước Việt nam đã tốn kém không ít cho các chiến
dịch quảng bá hình ảnh về đất nước và con người Việt nam, hòng thu hút sự chú ý
và tạo sự thiện cảm với bè bạn quốc tế vì lợi ích lâu dai cho đất nước, vậy
mà chỉ sau phiên tòa đáng xấu hổ nói trên thì bao nhiêu công sức coi như
mất không kiểu "kiếm củi ba năm thiêu một giờ".
Đúng như người xưa có câu "Mua danh ba vạn-Bán danh ba đồng",
trong trường hợp này quả không sai. Lợi gì chưa thấy, nhưng mất lòng tin thì
lấy gì mà chuộc lại được.
23/1/20010
© Kami 2010 (Nguồn: Kami Blog)
|