HÀ NỘI (TH) -
Theo tin từ nhiều trang báo trong nước phát hành vào ngày Thứ Hai cho
biết Tổng Công Ty Ðường Sắt Việt Nam sẽ tiếp tục ‘triển khai’ dự án
đường sắt cao tốc Bắc Nam.
 |
Xe
điện cao tốc Nhật Bản Shinkansen giá vé đắt gần bằng vé máy bay, người
dân Việt Nam đại đa số nghèo khó, bao nhiêu người đủ khả năng leo lên?
(Hình: Internet) |
Tổng
Công Ty Ðường Sắt Việt Nam tuyên bố văn bản thỏa thuận về công trình
này sẽ được ký với phía Nhật Bản vào những ngày sắp tới. Theo đó, Nhật
sẽ hỗ trợ Việt Nam nghiên cứu báo cáo khả thi. Ngày Thứ Ba 31 tháng 8,
Cục Hợp Tác Quốc Tế Nhật Bản (JICA) sẽ thảo luận với Bộ Giao Thông Vận
Tải Hà Nội về vấn đề này.
Tổng
giám đốc công ty Tư Vấn Ðầu Tư vXây Dựng Giao Thông-Vận Tải Ðỗ Văn Hạt
nói với VietNamNet: Sau khi Quốc Hội bác bỏ dự án đường sắt cao tốc tại
kỳ họp vừa qua, nguyên nhân chính là do báo cáo đầu tư thiếu thông tin.
Ông
Hạt cho biết thêm sau đó tổng công ty và Bộ GTVT đã xin phép chính phủ
để được nghiên cứu, lập báo cáo khả thi để có thêm thông tin, cơ sở dữ
liệu chính xác và đã được thủ tướng chấp thuận.
Nhiều
chuyên viên trong ngoài nước đã vạch ra cho thấy Việt Nam là một nước
nghèo trong khi đầu tư một số tiền quá lớn cho dự án xa xỉ là hành động
vung tay quá trán của kẻ cầm quyền không vì lợi ích quốc gia dân tộc.
Từng
có những nghi vấn được đặt ra vì tiền "lại quả” của một dự án như trên,
từ ước tính sơ khởi khoảng hơn $56 tỉ USD có thể đội lên tới trên dưới
$100 tỉ USD, sẽ được nhà thầu hối lộ từ vài trăm triệu USD lên vài tỉ
đô la. Căn cứ để nói như thế dựa vào tiền chi của nhà thầu Nhật Bản PCI
riêng cho gói thầu tư vấn thiết kế đã khoảng $2.6 triệu USD cho dự án
Ðại lộ Ðông Tây và Môi Trường Nước Sài Gòn (tổng vốn đầu tư $660 triệu
USD).
Theo
một tiết lộ của giới chức ngành GTVT thì mới đây, Bộ GTVT đã gửi công
hàm tới chính phủ Nhật Bản bày tỏ mong muốn được phía Nhật Bản hỗ trợ
kinh phí, kỹ thuật để lập báo cáo khả thi. Theo các quan chức trong Bộ
GTVT thì các dự án này sẽ bắt đầu được nghiên cứu khả thi vào tháng 11
năm 2010 và kết thúc vào quý 1 năm 2012.
Nhật
Bản tuy trước đây nhiều lần tuyên bố là Việt Nam chỉ nên làm đường cao
tốc từng phần vì tình trạng kinh tế hiện nay chưa phù hợp. Cạnh đó, đại
sứ Nhật cũng nói rằng chưa chắc gì Quốc Hội Nhật sẽ chuẩn thuận một
khoản vay quá lớn, hơn 50 tỷ đô la cho Việt Nam trong lúc này.
Tuy
nhiên phía sau những tuyên bố trấn an ấy, người dân thấy rõ Nhật có
biểu hiện bắt tay ngầm với chính phủ Việt Nam trong chuyện xây dựng
đường sắt cao tốc này. Rõ ràng nếu dự án
được thực hiện thì món tiền lợi tức khổng lồ sẽ chạy vào túi doanh nhân
Nhật Bản khi nước này phụ trách việc xây dựng con đường từ A tới Z.
Riêng
các khoản vay ODA, chắc chắn chính phủ Nhật sẽ vận động Quốc Hội nước
này thông qua như từ trước tới nay. Ðã có nhiều dự án ODA cho Việt Nam
kể cả dự án xa lộ Ðông Tây mà Huỳnh Ngọc Sỹ cấu kết với công ty tư vấn
Thái Bình Dương (PCI) để cho công ty này thắng thầu tư vấn thiết kế một
cách mờ ám.
Báo
chí ở Việt Nam, sau khi ông Sỹ bị tống giam, đã vạch ra lối gọi thầu
"đánh bài lật ngửa” giúp PCI để nuốt 10% trị giá gói thầu tiền "lại
quả”.
Thông
tin dự án đường sắt cao tốc Hà Nội Sài Gòn được tái khởi động trở lại
đã gây nhiều ý kiến phản đối quyết liệt. Ðại biểu Quốc Hội Nguyễn Minh
Thuyết, phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh thiếu niên và nhi
đồng cho rằng dự án này đã bị Quốc Hội bác bỏ lần trước là hoàn toàn
đúng đắn. Theo ông Thuyết thì người dân không ai đồng tình với dự án
phung phí này. Hiệu quả của dự án chưa được làm sáng tỏ và số tiền đầu
tư quá lớn sẽ là một gánh nặng của cả xã hội sau này.
Trong
phiên họp Quốc Hội vào ngày 19 tháng 6 năm 2010, có tới 208/427
(42.19%) đại biểu Quốc Hội bấm nút không tán thành thông qua chủ trương
đầu tư xây dựng siêu dự án đường sắt cao tốc.
Dư
luận lúc ấy theo dõi chuyện Quốc Hội biểu quyết dự án đường sắt cao tốc
với trạng thái hết sức căng thẳng. Nếu thông qua thì số tiền hàng trăm
tỷ đô la vay của Nhật sẽ được chia đều cho toàn bộ người dân Việt Nam
thuộc các thế hệ sau này.
Người
dân tin chắc rằng dù Quốc Hội có biểu quyết không thông qua một lần nữa
thì dự án này vẫn xúc tiến như thường. Giống như vụ Vinashin, tuy lỗ
hơn 4 tỷ đô la vẫn được nhà nước tiếp tục cho vay để con tàu này không
chìm quá sớm.
Công
trình Vinashin được cho là do Phó Thủ Tướng Nguyễn Sinh Hùng đỡ đầu còn
đường sắt cao tốc là phần việc của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng.
|