BBC
Lễ ký kết diễn ra hôm 19/11 tại Bắc Kinh
Ngày
19/11/2009 vừa qua hai nước Việt-Trung đã ký ba văn kiện quan trọng về
biên giới đất liền là Nghị định thư phân giới cắm mốc, Hiệp định qui
chế quản lý biên giới, và Hiệp định về cửa khẩu và quy chế quản lý cửa
khẩu trên biên giới đất liền giữa hai nước.
Ngày
20/11/2009, Thủy Quân Ích, phóng viên mạng "Kinh tế Trung Quốc "đã
phỏng vấn ông Cù Côn - chuyên gia vấn đề Đông Nam Á, Viện Nghiên cứu
Quan hệ Quốc tế Hiện đại Trung Quốc về vấn đề này.
Câu
hỏi đầu tiên phóng viên đặt ra là gần 2.000 cột mốc biên giới cắm
mất lâu tới 10 năm, vì sao phải mất thời gian dài đến thế?
Ông Cù Côn cho rằng, 10 năm nói chung là khoảng thời gian dài, nhưng trong cả quá trình này thì lại tương đối ngắn.
"Cả hai bên đều đã có cố gắng chung lớn nhất, hoàn thành trong 10 năm, nếu không có khả năng còn kéo dài tới 20 năm, 30 năm."
Khó khăn đầu tiên, theo chuyên gia Trung Quốc, là về kỹ thuật.
"Chúng
ta bàn về điều ước vô cùng khó, cuối cùng chúng ta xác định giới hạn
biên giới cũng vô cùng khó, thế nhưng quán triệt thực sự lại càng khó,
biết dễ làm khó mà."
Ông cũng cho rằng khía cạnh tâm lý đóng vai trò quan trọng trong tiến trình phân mốc biên giới.
"Phần
đông người dân đều cho rằng liệu có phải vì chúng ta nhân nhượng quá
nhiều (nên đường) biên giới mới đi thành như thế, cái này có ảnh hưởng
tới dân chúng hai bên, dân chúng sẽ ảnh hưởng tới chính sách, sau đó
thay đổi."
"Thế nhưng cuối cùng mọi
người vẫn phải căn cứ vào việc bảo đảm chính sách cơ bản, để thực
hiện được việc phân giới cắm mốc đầy đủ về kỹ thuật. Vì thế xem ra 10
năm là dài, nhưng xem xét từ lịch sử ngoại giao tôi thấy 10 năm lại
không dài."
Ông Cù Côn nói việc hai bên
ký vào các văn kiện, có nghĩa đây là "phương án mọi người có
thể hài lòng nhất", sau một quá trình 14 vòng hội nghị cấp chính
phủ, 34 cuộc gặp gỡ của ủy ban phân định, 14 lần gặp mặt của Tổ chuyên
gia và cắm 2.000 cột mốc.
"Nếu chúng ta xem xét từ lâu dài, vừa và xa thì sẽ thấy, lâu dài là cuối cùng nó đã giải quyết vấn đề biên giới trên đất liền."
"Bây
giờ Trung Quốc và Việt Nam muốn xây dựng quan hệ đối tác chiến lược
hướng tới phồn vinh và hòa bình, thì chúng ta phải phát triển thực sự
thành một loại hợp tác kinh tế."
Có
thể về tâm lý người dân còn chưa tiếp nhận, nhưng từ mặt kỹ thuật,
pháp luật, chính sách, Việt Nam nhất định phải tuân theo qui định này.
Cù Côn, chuyên gia Đông Nam Á
Theo
ông, "có thể về tâm lý người dân còn chưa tiếp nhận, nhưng từ mặt kỹ
thuật, pháp luật, chính sách, bạn (Việt Nam) nhất định phải tuân theo
qui định này".
"Đó là một chỉ tiêu quan trọng nhất cho việc Trung Quốc và Việt Nam phát triển quan hệ biên mậu hoặc quan hệ biên giới."
Chuyên
gia Trung Quốc cũngcho rằng"từ góc độ tranh chấp mà nói, chúng ta đã
giải quyết được một nửa vấn đề cơ bản, là biên giới trên đất liền, vẫn
còn một nửa nữa là vấn đề chủ quyền trên biển".
"Gần
đây lượng sản xuất dầu thô của Việt Nam giảm, biển gần không được thì
họ sẽ phát triển ra biển xa, lập nước trên biển, chiến lược biển như
vậy vừa ra cửa là gặp ngay tranh chấp trên biển, cho nên họ muốn giải
quyết."
"Thứ hai, giả thiết chúng ta muốn
giải quyết tranh chấp trên biển, phân giới của anh sau đó thành ranh
giới, vấn đề luật quốc tế, so với trên đất liền phức tạp hơn nhiều."
"Thứ
ba, phức tạp nhất là chia vùng, Trung Quốc chúng ta và Việt Nam không
chỉ tranh chấp chủ quyền trên biển song phương mà còn có với mấy nước
nữa, vì vậy nó gắn liền với nhau."
D.Q.A (gt)
|