martianmobile, X-Cafe
Cái tốt bao giờ cũng đẻ ra cái xấu và ngược lại
Những kẻ đứng đầu của các cơ quan chống tham nhũng tại Việt Nam, các
Thanh Tra của Chính Phủ, cả ngàn người trong đó đại đa số là đảng viên
của đảng Cộng Sản Việt nam hằng năm thường xuyên điều tra về tội phạm
tham những tại mọi miền đất nước, Bắc, Nam, vùng Cao Nguyên Trung Phần,
Đồng Bằng Sông Cửu Long, cho đến các cuộc điều tra xẩy ra bất ngờ,
không một cán bộ nào tìm thấy tội phạm tham nhũng, mặc dầu họ đã cất
công tìm kiếm ở rất nhiều nơi và tốn không biết bao nhiêu tỉ đồng chi
phí cho những công tác này. Theo họ thì có thể tham nhũng tồn tại ở các
nơi khác nhưng không bao giờ ở những nơi họ đã thanh tra. Các quan chức
nhà nước nghĩ là có thể tham nhũng có thể đã xảy ra tại các cơ sở thấp
hơn như quận huyện chứ không phải ở nơi chính quyền trung ương.
Chắc phải đúng như vậy bởi vì Việt Nam ngày nay đã tạo ra được những
người như tỉ phú Đoàn Nguyên Đức hay được gọi là Bầu Đức. Ông là người
kinh doanh Việt nổi tiếng như là một "ông bầu" trong làng bóng đá và là
một doanh nhân thành đạt qua thương hiệu nổi tiếng là Hoàng Anh Gia
Lai. Cho đến cuối năm 2009 thì tổng giá trị tài sản ròng của Tập đoàn
Hoàng Anh Gia Lai, một tập đoàn đa số về địa ốc lớn nhất Việt nam trị
giá 28.4 ngàn tỉ đồng VND - khoảng $1.48 tỉ dollars. Không những thế ông Đức
là người Việt Nam đầu tiên có máy bay riêng, không những vậy ông còn
tuyển ông Đại Tá "anh hùng" không quân đã về hưu Nguyễn Thành Trung về
lái máy bay riêng cho mình (ông Nguyễn Thành Trung là người ném bom vào
dinh Độc Lập trong những ngày cuối của chính quyền VNCH). Ông Đức còn
tuyên bố là: "Tôi mua hoàn toàn bằng tiền cá nhân và trước hết xuất
phát từ nhu cầu làm ăn, kinh doanh chứ chẳng dại gì mà bỏ ra tới 7
triệu USD để chơi ngông" và chắc chắn là ông ta không bao giờ bỏ tiền
mua chuộc cán bộ hoăc tạo ra các cơ hội cho quan chức Việt Nam tham
nhũng cả.
Chuyển qua cách nhìn bao quát về đầu tư và kinh tế Việt Nam ngày
nay. Cuối năm ngoái công ty đầu tư Indochina Capital Advisors Ltd. đã
quyết định thanh lý và đóng cửa Quỹ Cổ Phần Việt Nam,quỹ này được buôn
bán trên Thị trường tại London, lý do: Mất giá trị hơn 50%. Trong tháng
Mười Một năm ngoái, công ty Capital LLC có trụ sở chính tại San
Francisco đóng cửa Quỹ Đầu tư (chủ yếu là bán đầu cơ - hedge fund)
chuyên về mua bán bất động sản tại Việt Nam và Campuchia.
Gần đây điểm chuẩn của Thị trường giao dịch chứng khoán VN-Index tại
thành phố Hồ Chí Minh, đại diện cho một biểu hiệu tốt nhất của kinh tế
châu Á trong năm 2006, đã sụt giảm 66 phần trăm trong năm 2008 chỉ vì
lạm phát và tiếp theo là suy thoái kinh tế toàn cầu đã phá hủy sự tự
tin trong giới đầu tư của Việt Nam. Chỉ số này tăng ngược trở lại 57%
trong năm 2009. Và nó đi lên 3.5% tính tới tháng 3 năm nay. Chỉ có các
nhà đầu tư vẫn còn có gan để tiếp tục ở lại Việt Nam đầu tư nhưng đa số
đã lặng lẽ rút đi. Một trong sô những người có gan là Mark Mobius, Chủ
tịch công ty Templeton Asset Management Ltd, một công ty đã có $24
triệu dollars đầu tư ở trong nước tuyên bố trong tháng Hai, "Nó (Việt
Nam) vẫn còn có thể là nơi kiếm tiền trong đó có 86 triệu người sẵn
sàng cung cấp bạn những gì mà thị trường muốn, nhưng có lẽ bạn phải bỏ
qua những lời lo ngại trên thị trường." Ông ta tiếp tục ca ngợi là "Các
nhà đầu tư sẽ thấy giá trị thực sự của nó nếu không bị thúc đẩy bởi
tình cảm chi phối," Mobius nói. "Các khu vực tư nhân tiếp tục phát
triển và đã trở thành tụ điểm quan trọng trong sự phát triển của nền
kinh tế Việt Nam."
Kinh tế Việt Nam hiện này biểu hiệu một hiện thực mới sau một thập
kỷ của nền kinh tế sau thời kỳ "đổi mới" của Việt Nam. Từ khi chuyển
sang một thị trường kinh tế theo định hướng trong năm 1986, với các cam
kết đầu tư trực tiếp từ nước ngoài tại Việt Nam đã đi từ số không đến
một đỉnh cao là $60 tỉ trong năm 2008, gấp ba lần ngoại tệ dự trữ của
Việt Nam vào cuối năm 2008. GDP trong nước tăng rộng với tỉ lệ trung
bình là 7.2% trong thập niên 2000s, tỉ lệ này làm cho Việt Nam được
liệt vào nền kinh tế phát triển nhanh nhất ở châu Á sau Trung Quốc và
Campuchia, theo số liệu từ Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF). Chính phủ Việt
nam dự báo tăng trưởng GDP là 6.5% cho năm 2010. Theo ông Nguyễn Sơn
Nam, quản lý đối tác của Việt Nam Capital Partners, người đã cố vấn hơn
$30 tỉ cho các nhà đầu tư toàn cầu trong tài chính và là người đứng đầu
trước đây của ngân hàng Citigroup Inc bộ phận đầu tư tại Việt Nam thì
"Việt Nam đã được xem như là biên giới cuối cùng của châu Á", và "Không
ai muốn bỏ lỡ một cơ hội kiểu Trung Quốc tiếp theo."
Nhưng thực tế hiện nay thì sao? Thay vào đó, nhà đầu tư thế giới đã
mua vào một cái bong bóng mà tất cả đều đắt đỏ. Tiền thế giới đổ vào và
chính phủ Việt Nam thiếu kiểm soát công thêm tham nhũng làm cho đời
sống người dân cảm thấy đắt đỏ thêm. Lạm phát đã lên đến 28.3% trong
Tháng Tám năm 2008. Và ngân hàng trung ương Việt Nam phải tăng lãi suất
ba lần trong năm 2008 lên tới 14% để làm chậm lạm phát và kết quả là
một số nhà đầu tư đã phải mệt mỏi với lạm phát kiểu Việt Nam này. Cổ
đông của quỹ Indochina Capital vốn chủ sở hữu cổ phần công ty Việt Nam
trong tháng Chín năm ngoái đã bỏ phiếu và quyết định đóng cửa sau khi
giá trị tài sản ròng của nó đã sụt giảm tới $243 triệu lúc 30/06/2009
so với trước đó 2 năm là khoảng $ 500 triệu vào tháng 3 năm 2007. Hãng
Passport Capital, nắm khoảng 13% cổ phần trong quỹ bất động sản JSM
Indochina Capital Ltd, đã thành công trong việc thay thế 3 Giám Đốc của
công ty này và bắt đầu trả lại tiền chưa đầu tư. Từ khi bắt đầu thành
lập từ tháng 6 năm 2007, quỹ đầu tư Indochina Capital Vietnam đươc liệt
kể trên Thị Trường London’s Alternative Investment Market mất 70% tính
đến 11/18/2008. Nó tiếp tcj mất giá 29% tính đến tháng 10, 2009 cho đến
khi hãng Passport Capital phản ứng. Ông Bill Nolan, Giám đốc về tiếp
thị đã từ chối bình luận thông qua một phát ngôn viên.
Sự thiếu nhẫn nại của người đầu tư bắt đầu gia tăng và theo đó mất
niềm tin cũng tỉ lệ thuận theo. Không cứ vậy tình trạng kinh tế thế
giới ảnh hưởng thêm vào kinh tế Việt Nam, trong bối cảnh đó các quốc
gia như Việt Nam rất dễ bị tổn thương. Khi ông Nguyễn Tấn Dũng lên nắm
quyền vào tháng 7 năm 2006, tổng số các công ty niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam của hai đã tăng hơn 11 lần đến 486. Nhưng
tư nhân hóa vẫn dậm chân tại chỗ. Khi nhậm chức ông Dũng nói là ông ta
hoan nghênh đầu tư nhiều hơn vào Việt Nam, nhất là các công ty quốc
doanh, nhưng cho tới nay vẫn là sự hứa hẹn về việc tư nhân hóa các công
ty nhà nước như Việt Nam Airlines Corp. Theo luật lệ hiện nay của Việt
Nam thì người nước ngoài bị giới hạn và chỉ được phép mua tới 30% cổ
phiếu tại các ngân hàng địa phương, nhưng họ đã giành được một số lợi
ích nếu thiết lập doanh nghiệp mới. Như trong tháng 9 năm 2008, ngân
hàng HSBC Holdings Plc và Standard Chartered Plc lấy được giấy phép để
hoạt động hoàn toàn sở hữu các đơn vị tại Việt Nam, đây là giấy phép
đầu tiên trong 5 giấy xin phép. Đối với các người đầu tư ngoại quốc
không hiểu tập quán tham nhũng và ăn nhậu của Việt Nam hiện nay thì
thật là nhức đầu cho họ. Là một người Việt sinh ra ở miền Nam Việt Nam
nhưng lớn lên ở Canada, ông Don Lâm nói là người quản lý Việt Nam của
ông thường phải bỏ ra 18 tháng để xây dựng mối quan hệ với chủ sở hữu
trước khi ngỏ ý buôn bán quan hệ với bất cứ quan hệ đối tác nào.
"Khoảng 80% thoả thuận của tôi, chỉ được ngã ngũ qua bữa ăn tối," ông
nói. "Đó là lý do tại sao nó quan trọng như vậy để có một đội cấp cao
người Việt Nam để thương lượng mà không cần thông dịch viên."
Nói đến đầu tư ở Việt Nam mà không nhắc đến VinaCapital là cả một
thiếu sót. Với vốn $774 triệu và với tên là Quỹ Vietnam Opportunity
Fund, VinaCapital đầu tư vào các công ty tập trung về người tiêu dùng;
bao gồm công ty Vietnam Dairy Products Joint-Stock Co. đứng hàng thứ ba
theo giá trị của thị trường chứng khoán; công ty Kinh Đô Corp, hãng
đứng đầu sản xuất kẹo; và Ngân hàng Vietnam Export-Import Commercial
Joint-Stock Bank. Công ty VinaCapital đã bỏ vào Việt Nam $1.7 tỉ
dollars cho đến tháng 3 so với $ 10 triệu trong năm 2003. Nhiều người
chấp nhận đầu tư tại Việt Nam hơn so với các quốc gia khác trong vùng
là vì Việt Nam sống trong chế độ độc tài, chính phủ Việt Nam kiểm soát
đuợc nguồn lao động của họ. Các biểu tình và đình công như đòi gia tăng
lương bổng hay đấu tranh cho đời sống của nhân công sẽ bị ngăn chặn. Do
đó đối với các công ty đầu tư thì Việt Nam thì tương đối an toàn hơn
cho vốn của họ. Tại Việt Nam lần đầu tiên Tư Bản và Cộng Sản hợp tác
với nhau và thành công trên mồ hôi và nhân công lao động Việt Nam. Hai
tập đoàn đầu tư tại Việt Nam là Fullerton với quỹ đầu tư Vietnam Fund
vốn là $30 triệu, lỗ 30.4% kể từ khi bắt đầu hoạt động vào tháng 4/2007
mặc dầu nó có đi lên trở lại năm ngoái là 58%. Và Temasek mở văn phòng
tại Việt Nam năm 2005 (từ chối tiết lộ là họ đầu tư những gì ở Việt
Nam). Nhưng điều tra cho biết là họ bỏ tiền vào công ty hải sản Minh
Phu Seafood Joint-Stock Co, chung vốn vào công ty vận tải Vietnam Sun
Corp. và Kinh Do.
Khi Bắc Việt bắt đầu chiếm đóng toàn thể Việt Nam, trong những năm
hỗn loạn sau 1975 và thiếu đầu óc lãnh đạo của chính phủ Việt nam, hơn
một triệu người Việt đã rời bỏ đất nước mà theo tài liệu của Liên Hiệp
Quốc cho biết là việc chẩy máu chất xám đã đóng góp vào sự kinh tế lụn
bại và cô lập kinh tế tại Việt Nam. Nhìn tấy sai lầm của họ và cộng
thêm sự tan rã của chủ nghĩa Cộng Sản tại Đông Âu, Việt Nam đã dùng
chính sách "Đổi mới" để thay đổi chính sách kinh tế tại đây. Họ cho
phép hạn chế quyền sở hữu của các công ty tư nhân, cắt giảm trợ cấp nhà
nước, dỡ bỏ kiểm soát giá cả và cuối cùng đã mở cửa cho đầu tư nước
ngoài. Tám năm sau đó, Tổng thống Mỹ Bill Clinton dỡ bỏ lệnh cấm vận
thương mại Hoa Kỳ đối với Việt Nam và trong năm 2000 đã trở thành nhà
lãnh đạo Mỹ đầu tiên đến thăm Việt Nam kể từ khi chiến tranh đã kết
thúc. Tây Phương đầu tư đến Việt Nam, thu nhập bình quân đầu người gần
như tăng gấp ba đến $1.042 trong năm 2008 so với $375 vào năm 1999, và
nó tạo cơ hội cho hàng triệu người Việt Nam để đủ tiền mua một số xe
gắn máy, đồ gia dụng, quần áo.
Quan hệ bình thường với phương Tây, Việt Nam gia nhập vào Tổ chức
Thương mại Thế giới thu hút nhiều người Việt Kiều, hoặc ngoài nước Việt
Nam, trở về Việt Nam làm ăn. Họ đã gặp khó khăn lúc ban đầu nhiều người
đã thất bại nhưng cũng có những người khác tiếp tục làm ăn tại Việt Nam
như Trung Dung thành lập Công ty TNHH MobiVi, công ty MobiVi giúp các
công ty vận tải, thương nhân và các ngân hàng giải quyết các khoản
thanh toán điện tử. Hay David Thai, Việt Kiều tại Seattle mở một chuỗi
quán cafe Tây Nguyên phục vụ cà phê cho khách hàng cao cấp. Một ly cà
phê nhỏ tốn khoảng 44.000 đồng, hay khoảng $2.25 dollar, tương đương
với một bữa tối thịt bò bún riêu cho hai người. Với 80 các cửa hàng Tây
Nguyên khác được trang bị máy lạnh, tivi màn hình phẳng và kết nối
Wi-Fi Internet. Vào tháng Giêng, David Thái đã tốn hơn $2 triệu dollar
để mở một tiệm Việt Nam Hard Rock Cafe đầu tiên tại TP Hồ Chí Minh.
Nông nghiệp và lâm nghiệp vẫn nguồn thu hút lao động lớn tại Việt
Nam. Nó chiếm khoảng một nửa nhân công của toàn thể Việt Nam, 22 triệu
người làm việc tại nông thôn tính đến tháng 7 năm 2008, theo số liệu từ
Tổng cục Thống kê Việt Nam. So với lao động tại các hãng xưởng thì tính
từ năm 2000 đến năm 2008, công ăn việc làm tại đây tăng gấp đôi đến 6,3
triệu, chiếm 14 phần trăm lực lượng lao động. Công ty điện tử Mỹ là
Intel Corp lên kế hoạch để mở một nhà máy khoảng 1 tỷ USD vào TP Hồ Chí
Minh năm nay, trong khi General Electric Co xây một nhà máy điện khoảng
$61 triệu cho Việt Nam. Samsung Electronics Co, công ty đứng hàng thứ
hai trên thế giới về điện thoại di động, mở một nhà máy sản xuất thiết
bị cầm tay tốn $670 triệu tại gần Hà Nội vào tháng mười, 14 năm sau khi
họ giúp đỡ đài truyền hình tại TP Hồ Chí Minh. Hãng Microsoft Corp cũng
đã thuê nhân công Việt Nam hoạt hình kỹ thuật số và làm mẫu cho các trò
chơi vi tính của mình tại Việt Nam. Nhưng tich thu giấy phép với các
công ty hoạt động tại Việt Nam cũng bắt đầu gia tăng. Như vào tháng 9,
chính phủ Việt Nam nói rằng họ có thể thu hồi giấy phép cho một dự án
cao hồ sơ khai thác mỏ tungsten thuộc sở hữu của tập đoàn Dragon
Capital Group tại TP Hồ Chí Minh vì không thể bắt đầu sản xuất đúng
tiến độ.
Các công ty nước ngoài cũng gặp phải một hình thức tham nhũng kinh
khủng ở Việt Nam, theo tổ chức Minh Bạch quốc tế (Transparency
International) có trụ sở ở Berlin, một nhóm để ý đến điều kiện kinh
doanh. Theo họ thì Chỉ số nhận thức về tham nhũng (Corruption
Perceptions Index) về môi trường kinh doanh trên toàn cầu thì Việt Nam
xếp hạng thứ 120 trên 180 quốc gia vào năm 2009, sau Trung Quốc, Thái
Lan và Indonesia. Khi nghiên cứu về Việt Nam thì tổ chức Transparency
International nói là "Hối lộ là bất hợp pháp nhưng phổ biến," và báo
cáo gần đây nhất tiết lộ. "Mặc dù gần hai thập kỷ về cải cách, quan
liêu và tệ quan liêu đến giấy tờ phản ảnh trung thực đến phần lớn đến
xã hội và đời sống kinh doanh tại Việt nam, Nếu có những quan hệ đúng
người và tiền bạc - thì mọi việc sẽ trôi chẩy hoàn tất." Theo giám sát
quốc tế, tham nhũng đang lan tràn ở Việt Nam, Ngay cả những nhà lãnh
đạo của Đảng Cộng sản đã cảnh báo các nguy cơ gây ra có thể mất đi sự
chính đáng của họ qua tình trạng tham nhũng. "Tham nhũng đe dọa sự sống
còn của chế độ của chúng tôi," Theo lời của Nông Đức Mạnh đã nói với
đảng viên tại Đại hội Quốc gia. "Quan chức hàng đầu phải chịu trách
nhiệm về những thiếu sót, tham nhũng và lãng phí trong ngành, địa
phương và các đơn vị," và "chống tham nhũng và lãng phí là một nhiệm vụ
quan trọng để củng cố niềm tin của nhân dân và phát huy sức mạnh của
đoàn kết dân tộc lớn cho sự nghiệp xây dựng và quốc phòng." Ngay cả một
Thứ trưởng nhận xét trong việc tường trình tại Quốc hội rằng một số
lãnh đạo địa phương "rõ ràng giả vờ không có tham nhũng ở tất cả mọi
nơi trong các cơ quan của họ."
Tuy nhiên, tham nhũng trong mắt của nhân viên nhà nước là những gì?
Mức lương chính thức của cán bộ tại Việt Nam được nổi tiếng là thấp.
Mức lương tối thiểu cho công nhân viên nhà nước đã được nâng lên gần 30
phần trăm - nhưng tối thiểu là vẫn chỉ 28 đô la mỗi tháng. Kết quả là
nhiều lao động trên các khu biên chế của chính phủ sẽ nhận được tiền
hối lộ bất kỳ cách nào họ có thể làm.
Hối lộ và tham nhũng ... Là sinh kế của người khác
"Chúng ta đang sống trong một xã hội mà chúng ta phải nói dối với
nhau. Mọi người nhận lương nhưng không thể sống nổi với số lương ấy. Do
đó tham nhũng đã trở thành một thói quen hằng ngày ", Phó Chủ tịch Quốc
hội, trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo Thanh Niên, một tờ báo chính
thức của các thanh niên Việt Nam Đoàn. Trong bối cảnh này, ông cho
biết, nhà nước sẽ thường xuyên mất đi một số tiền trong bất cứ điều gì
trong công việc của hằng ngày qua câu nói, "Cơ cấu nhà nước và cơ chế
hiện nay đang tạo kẽ hở cho những người tham nhũng để cướp ngân sách
nhà nước."
Thanh tra chính phủ được thành lập một bộ phận chống tham nhũng
trong thời gian qua. Theo một nghị định của chính phủ, Thủ trưởng cơ
quan, đơn vị sẽ được tổ chức chịu trách nhiệm về bất kỳ trường hợp xảy
ra tham nhũng và sẽ theo dõi của họ. Nhưng nó sẽ không làm ngạc nhiên
nếu các sáng kiến chống tham nhũng không đạt được mục tiêu của họ. Thực
tế là luật pháp tại Việt Nam nhìn tốt trên giấy tờ, nhưng đó lại là
điều mà các người thi hành không thèm để ý tới và rất yếu kém. Cơ quan
nhà nước biết chơi trò và chơi đúng luật, các kẽ hở này không bao giờ
được áp dụng cho người bình thường nhưng tại các cơ quan chính phủ thì
tha hồ. Làm sạch sẽ chống tham nhũng thì chỉ là các biển rôn nhưng các
đảng viên và nhân viên nhà nước không bao giờ xúc động khi nghe nhũng
khẩu hiệu này.
Theo bán báo cáo của GS Nguyễn Đình Cư, các tác giả chính của cuộc
khảo sát tham nhũng đầu tiên của Việt Nam, cho biết ông rất ngạc nhiên
rằng rất nhiều các Bộ và các tỉnh là, "Chỉ có hai trường hợp có thể
giải thích điều này: thứ nhất, có tham nhũng nhưng không được phát
hiện, hoặc không có tham nhũng nên tham nhũng tất nhiên là không được
báo cáo. Bản thân tôi tin rằng trong trường hợp đầu tiên: tham nhũng
tồn tại nhưng không được phát hiện."
Và trong một văn phòng lịch sự đẹp đẽ, có một nơi rất trang trọng
treo bức ảnh của chủ tich Hồ Chí Minh - người lãnh đạo du kích cộng sản
được gọi là "Bác Hồ" của người Việt Nam - người đuợc đảng và nhà nước
tô bóng và bắt nhân dân Việt Nam học tập đời sống trong sạch của ông
thì cũng tại văn phòng này nhiều người đã họp hành tìm hiểu làm sao để
họ có thể bôi trơn nhân viên chính phủ hay chính các quan chức Việt Nam
chia chác các dich vụ và che dấu không để cho các thanh tra chính phủ
biết đến chuyện tham nhũng này.