Chỉ
số tự do kinh tế do Quỹ Di sản Thế giới và tạp chí Wall Street Journal
năm nay xếp Việt Nam hạng 144 trong số 179 nước, với điểm số 49,8, tức
là không có tự do kinh tế.
Photo: RFA
Giao diện trang web Quỹ Di sản Thế giới xếp hạng kinh tế Việt Nam 144 trong số 179 nước.
Những nhân tố chính nào ảnh hưởng đến xếp hạng của Việt Nam năm nay?
Theo công bố của tạp chí
Wall Street Journal và Quỹ Di sản Thế giới, chỉ số tự do kinh tế của Việt Nam 6
tháng cuối năm 2008 và 6 tháng đầu năm 2009 đã tăng 1 bậc so với năm ngoái,
nhưng lại giảm hơn 1 điểm so với năm ngoái.
Theo các nhà phân tích thì
nhìn chung chỉ số tự do kinh tế trung bình của toàn thế giới năm nay là 59,4 tức
là giảm 0,1 điểm so với kỳ trước. Nguyên nhân chính là do cuộc khủng hoảng kinh
tế toàn cầu đã khiến chính phủ các nước can thiệp mạnh mẽ hơn vào các nền kinh
tế thông qua các gói kích cầu. Việt Nam cũng không phải là trường hợp ngoại lệ.
Các nhân tố ảnh hưởng
Trong tất cả 10 nhân tố được
dùng để tính điểm cho Việt Nam năm nay, các tiêu chí về tự do tài chính và chi
tiêu chính phủ của Việt Nam có điểm số cao hơn cả.
Trong bản phân tích của Việt
Nam kỳ này của quỹ Di sản và tạp chí Wall Street thì chi tiêu chính phủ của Việt
Nam kỳ này ở mức vừa phải. Điểm số mà Việt Nam đạt được là 73,4. Tiêu chí tự do
tài chính đạt 76,2 điểm.
Việt
Nam cũng có tỷ lệ tham nhũng rất cao. Việt nam đàn áp các nỗ lực công khai hóa
các tham nhũng.
Bà Mary Kissel, WSJ
Tuy nhiên lạm phát của Việt
nam vẫn ở mức cao khoảng 18,1%. Chính phủ đã phải can thiệp vào giá cả thông
qua chính sách, trợ giá, các doanh nghiệp nhà nước và ngân hàng. Năm nay điểm số
của Việt Nam ở phần tự do tiền tệ bị giảm đi 15 điểm xuống còn 58,1 bởi vì các
chính sách can thiệp của nhà nước đã làm ảnh hưởng đến giá hàng nội địa.
Các nhân tố chính ảnh hưởng
đến việc hạ điểm của Việt Nam năm nay là quyền sở hữu tài sản, sở hữu trí tuệ,
tham nhũng và tự do lao động.
Nhận xét về những yếu tố ảnh
hưởng đến điểm số của Việt Nam trong năm nay, bà Mary Kissel, phụ trách trang
châu Á của tạp chí Wall Street Journal cho biết:
"Cũng giống như nhiều
nước khác, Việt Nam đã thấy quá trình cải cách kinh tế của mình bị chững lại do
những lo ngại của kinh tế toàn cầu năm 2008. Nhưng chính phủ thay vì phản ứng
theo một cách hợp lý thì lại ngừng việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Việt
Nam cũng có tỷ lệ tham nhũng rất cao. Việt nam đàn áp các nỗ lực công khai hóa
các tham nhũng.
Về vấn đề tự do lao động thì không có luồng lao động tự do ra
vào Việt Nam. Việt Nam có quy định về mức lương tối thiểu, mà điều này về cơ bản
gây căng thẳng cho kinh doanh. Có một số lĩnh vực Việt Nam có điểm số gần tương
đương với thế giới như tự do thương mại và tự do tài chính, nhưng những lĩnh vực
khác lại rất thấp như quyền sở hữu tài sản và sở hữu công nghiệp, tham nhũng. Tất
cả những điều này đã khiến họ tụt điểm trong bảng xếp hạng năm nay. Đó là một
tin vừa vui mà cũng vừa buồn cho Việt Nam.”
Hình chụp bài báo của Tạp chí TIME viết về tình trạng tham nhũng tại Việt Nam.
Trong bảng xếp hạng năm
nay, quyền sở hữu tài sản và sở hữu trí tuệ ở Việt Nam có điểm thấp nhất là 15.
Theo đánh giá thì mặc dù Việt nam đã có hệ thống luật pháp để bảo vệ các quyền
này, nhưng hệ thống tư pháp không độc lập, và tham nhũng tràn lan đã khiến việc
thực thi bảo vệ quyền này không được thực hiện tốt. Các hợp đồng không được tôn
trọng và các vụ tranh chấp thì kéo dài triền miên. Trong khi đó tất cả các đất
đai lại thuộc về nhà nước.
Mặc dù Quốc hội Việt Nam
đã thông qua luật sở hữu trí tuệ vào năm 2005. Việt Nam cũng là thành viên của
nhiều tổ chức và công ước quốc tế liên quan đến lĩnh vực này. Tuy nhiên việc vi
phạm quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam, đặc biệt là bản quyền phần mềm, phim ảnh,
lại rất nặng nề. Việt Nam bị xếp vào top 15 nước có tỷ lệ vi phạm bản quyền phần
mềm máy tính cá nhân cao nhất thế giới. Hiện Việt Nam cũng nằm trong số 33 nước
ở mức thấp trong danh sách theo dõi đặc biệt 301 của Bộ Thương Mại Mỹ dành cho
các đối tác thương mại liên quan đến vấn đề vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Luật
sư Nguyễn Việt Sơn, thuộc công ty luật Vĩnh Phát và liên danh cho biết:
"Tình trạng vi phạm bản
quyền, tác phẩm nhạc, phim và các loại hình nghệ thuật khác thực sự hiện nay diễn
ra rất phức tạp. Thứ nhất là nguồn gốc vi phạm đa dạng, quy mô vi phạm lớn, và
cái nghiêm trọng hơn đấy là tồn tại nhu cầu các phim và các tác phẩm vi phạm bản
quyền đấy. Cho nên dù các cơ quan có làm thế nào đi chăng nữa nó vẫn tồn tại.”
Tham nhũng của Việt Nam
năm nay có điểm số là 27. Theo đánh giá thì tham nhũng của Việt Nam đã lan
tràn.
Theo đánh giá thì mặc dù
Việt nam đã có hệ thống luật pháp để bảo vệ các quyền sở hữu tài sản và sở hữu
trí tuệ, nhưng hệ thống tư pháp không độc lập, và tham nhũng tràn lan đã khiến
việc thực thi bảo vệ quyền này không được thực hiện tốt.
Theo tổ chức minh bạch quốc
tế thì năm 2008 Việt Nam xếp hạng thứ 121 trong số 179 nước trên thế giới về
tham nhũng.
Nhân tố tự do lao động của
Việt Nam năm nay được 68,4 điểm. Nguyên nhân là vì các luật lệ về lao động của
Việt Nam khá là không linh hoạt. Chi tiêu không lương trong việc tuyển nhân
viên thì vừa phải nhưng lại khó khăn trong việc sa thải nhân viên. Trong khi đó
chính phủ lại tăng mức lương tối thiểu cho công nhân đối với các doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài. Điều này khiến các nhà đầu tư phải quan ngại khi quyết
định đầu tư vào Việt Nam.
Theo các tác giả của chỉ số
tự do kinh tế thì việc một nước có nền tự do kinh tế thực sự sẽ khiến thúc đẩy
sự phát triển và thịnh vượng của quốc gia. Tuy nhiên để có được điều này lại phụ
thuộc rất nhiều vào chính phủ và hệ thống chính trị của nước đó. Theo bà Kissel
thì Việt nam là một nước 1 đảng, tức là không có tự do chính trị. Vì thế người
dân chỉ còn có thể chéo ngón tay mà hy vọng nhà nước nhìn ra sự liên hệ mật thiết
giữa tự do kinh tế và sự thịnh vượng của quốc gia mà thôi.