Thứ Ba, 2024-11-05, 8:55 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Mười Hai » 3 » Kinh tế VN có nguy cơ lạm phát
9:50 AM
Kinh tế VN có nguy cơ lạm phát
2009-12-02

Sau quyết định tăng lãi suất của Ngân Hàng Nhà Nước vài ngày trước đây, hôm qua Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố sẽ sẵn sàng can thiệp tỷ giá để ổn định nền kinh tế vĩ mô. Liệu động thái này có phải nhằm ngăn ngừa lạm phát đang xuất hiện và ngày một đe dọa nặng nề hơn nền kinh tế Việt Nam?

AFP photo

Tiền đồng VN tại một dịch vụ đổi tiền

Dấu hiệu

Mặc Lâm phỏng vấn bà Phạm Chi Lan, nguyên thành viên của viện nghiên cứu IDS, nguyên cố vấn kinh tế văn phòng Thủ tướng để tìm hiểu thêm về câu hỏi này mời quý vị theo dõi sau đây.

Thế nhưng những nhân tố gốc của lạm phát vẫn còn đó vì vậy suốt từ đầu năm đến nay mối lo lạm phát lúc nào cũng có.

Bà Phạm Chi Lan

Mặc Lâm: Thưa bà, mới đây thống kê cho thấy xuất khẩu của Việt Nam giảm 12% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ số tiêu dùng trong tháng 12 có thể tăng lên 1%, cụ thể ngày hôm nay giá cả tại Hà Nội và TPHCM tăng lên 20%. Đây có phải là dấu hiệu lạm phát ngày càng gần đối với kinh tế Việt Nam hay không?

Phạm Chi Lan: Thực ra thì mối lo về lạm phát vẫn là mối lo của những người điều hành chính phủ Việt Nam cũng như những người nghiên cứu kinh tế Việt Nam suốt từ đầu năm đến nay. Khi chính phủ đưa ra gói kích cầu phát triển kinh tế thì bắt đầu có hướng nhích lên được phát triển GDP và mối lo lạm phát lại dấy lên, vì lạm phát tại Việt nam năm trước đã rất cao rồi. Tuy nhiên chính phủ kềm chế được do kinh tế thế giới làm cho giá cả xuống rất nhiều và giúp cho Vịệt Nam tạm thời kiểm soát được lạm phát. Thế nhưng những nhân tố gốc của lạm phát vẫn còn đó vì vậy suốt từ đầu năm đến nay mối lo lạm phát lúc nào cũng có.

Mặc Lâm: Thủ tướng vừa ra lệnh cho ngưng bù lãi suất 2% cho vay vốn ngắn hạn và đồng thời Thủ tướng cho biết là sẵn sàng can thiệp tỷ giá một lần nữa. Xin bà cho biết liệu những động thái này có phải nhằm đối phó với lạm phát hay không?

Phạm Chi Lan: Thực ra thì kể cả các giải pháp kích cầu như một số tuyên bố của chính phủ thực hiện hoặc là những biện pháp lãi suất hay tỉ giá thì thời gian vừa qua nó cũng có tác động một phần vì kinh tế và một phần vì tâm lý rất lớn. Bởi vì trong bối cảnh kinh tế hiện nay niềm tin của người dân không thật ổn định cho nên rất cần những tuyên bố như vậy của nhà nước để củng cố thêm niềm tin của người dân.

… nhưng nếu thực hiện được chính sách tài khóa kiểm soát nghiêm ngặt hơn làm cho đầu tư của chính phủ hay các doanh nghiệp nhà nước đảm bảo hiệu quả tốt hơn thì nó vẫn có tác động rất cơ bản đến nền kinh tế.

Bà Phạm Chi Lan

Cần kiểm soát nghiêm nhặt

Mặc Lâm: Thưa nhiều doanh nghiệp cho rằng chính sách điều hành kinh tế vĩ mô của nhà nước liên quan đến tiền tệ, TTCK bất động sản, mua bán vàng… không có sự điều tiết thống nhất cộng với sự mất giá đến 20% tiền đồng, khiến cho doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Bà có đồng ý với những than phiền này hay không?

Phạm Chi Lan: Chính sách tiền tệ và tài khóa của chính phủ phải đi cùng với nhau. Trong thời gian vừa qua thì chính phủ sử dụng rất nhiều chính sách tiền tệ nhưng nếu thực hiện được chính sách tài khóa kiểm soát nghiêm ngặt hơn làm cho đầu tư của chính phủ hay các doanh nghiệp nhà nước đảm bảo hiệu quả tốt hơn thì nó vẫn có tác động rất cơ bản đến nền kinh tế. Vừa làm ổn định kinh tế vĩ mô tốt hơn, vừa tăng được niềm tin trong xã hội về chính sách điều hành của chính phủ. Tôi nghĩ đấy là một mảng hết sức quan trọng. Riêng về mặt tín dụng có lẽ cần phải có những sự kiểm soát làm sao để tránh những thao túng nhất định của một số tổ chức tín dụng làm cho tín dụng lên xuống bất chợt, làm cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ổn định hơn.

Sẽ không như Dubai

Mặc Lâm: Theo tờ Sunday Times và Philippines Times thì Việt nam có thể sẽ gặp khó khăn tương tự như Dubai World vì ngân sách thâm hụt, xuất khẩu khó khăn nợ hiện nay đã lên tới 47% so với GDP và có quá nhiều dự án vay vốn nước ngoài …bà có cho rằng những nhận định này là có cơ sở hay không?

… đối với những tổ chức tài chính quan trọng như World Bank hay IMF theo dõi lâu về Việt nam cũng cho rằng tình hình nợ của Việt Nam là kiểm soát được chứ không đến mức như trường hợp của Dubai World.

Bà Phạm Chi Lan

Phạm Chi Lan: Tôi không nghĩ như vậy. Tôi nghĩ Việt Nam là một nền kinh tế nói chung cho đến nay thì phần nợ của Việt Nam kể cả đối với những tổ chức tài chính quan trọng như World Bank hay IMF theo dõi lâu về Việt nam cũng cho rằng tình hình nợ của Việt Nam là kiểm soát được chứ không đến mức như trường hợp của Dubai World. Hai nữa kinh tế Việt Nam về năng lực xuất khẩu cũng vẫn còn đó và kiểm soát nhập khẩu thì vẫn có thể kiểm soát được. Vốn đầu tư nước ngoài cũng nhiều nhưng vẫn kiểm soát được và vì vậy tôi không tin Việt nam sẽ xảy ra tình trạng như Dubai World.

Mặc Lâm: Xin cám ơn bà.

Category: Việt Nam ngày nay | Views: 683 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Calendar
«  Tháng Mười Hai 2009  »
SuMoTuWeThFrSa
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 550
Khách: 550
Thành Viên: 0