Thứ Bảy, 2024-04-20, 2:50 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2012 » Tháng Năm » 11 » Lời Kêu Gọi số 6 – ĐCS hãy chấm dứt ngay hành động chảy máu tài chánh VN qua sự dung dưỡng của Tập đoàn và TCY cùng DNNN
6:42 AM
Lời Kêu Gọi số 6 – ĐCS hãy chấm dứt ngay hành động chảy máu tài chánh VN qua sự dung dưỡng của Tập đoàn và TCY cùng DNNN
Nhóm Người Việt Vì Dân Tộc Việt
Kính thưa quý đồng bào,
Hôm nay ngày 11.05.2012, nhân khi Hội nghị lần 5 Khóa 11 ĐCSVN, chúng tôi ấn hành lời kêu gọi Đảng Cộng Sản Việt Nam thi hành những điều sau đây vì lợi ích của 90 triệu dân VN:
1. Chấm dứt tái cấu trúc tất cả DNNN vì mỗi năm DNNN mang nợ thêm 30 tỉ usd (1/3 GDP của VN)
 
2. Hãy dùng tài nguyên tài chánh giúp đở DN tư nhân tồn tại qua cuộc suy thoái này, họ chỉ cần 5 tỉ usd để cứu 400.000/600.000 DNTN và 2 triệu lao động mất việc nuôi gia đình.
3. Chi phí tái cấu trúc DNNN 120 tỉ usd là quá nặng gánh cho Việt Nam (120% GDP) và trong vòng 2 năm nữa, tất cả DNNN sẽ trở lại như cũ tức là mỗi năm mang nợ thêm 30 tỉ usd
4. Giải thể toàn bộ DNNN như những đối tác trong WTO của chúng ta. Hãy chấm dứt dùng lá chắn lỗ lã của DNNN để bòn rút tiền cho Đảng Cộng Sản và tham nhũng.
5. Nếu Nhóm Vì Dân thành công trong việc thành lập Chánh Phủ Hậu Cộng Sản, chúng tôi nguyện cùng đồng bào sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự về chuyện thua lỗ của DNNN ngay từ đầu và sẽ tịch thu lại tất cả những BĐS của DNNN bán sau ngày 30.04.2012 với zero đền bù vì đó là tài sản Quốc Gia.
Melbourne
11.05.2012
TM Nhóm Vì Dân
Châu Xuân Nguyễn
————————————————————————

Bộ Tài chính vừa báo cáo về Thực trạng hoạt động của tập đoàn, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2006 – 2010 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp giai đoạn 2011 – 2015. Đồng thời, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho biết, Đề án tái cấu trúc nền kinh tế cũng đã cơ bản hoàn thành. Phải đẩy nhanh hơn nữa quá trình tái cấu trúc.
Phải cơ cấu lại ngành, nghề kinh doanh, chiến lược phát triển
 để các tập đoàn, tổng công ty phát triển đúng yêu cầu và có hiệu quả
Ảnh: Hoàng Long
Những "Quả đấm thép” lỗ nặng
Trong suốt 5 năm từ 2006 – 2010, phần lớn các tập đoàn, tổng công ty (TĐ, TCT) đều kinh doanh thua lỗ. Tính đến ngày cuối cùng của tháng 12-2010, lỗ lũy kế của các TĐ, TCT là 26.123 tỷ đồng (vốn chủ sở hữu của các TÐ-TCTNN đến hết năm 2010 là 653.166 tỷ đồng, tổng tài sản là 1.799.317 tỷ đồng).
Tuy nhiên điều đáng nói là tổng số nợ của phải trả của các TĐ,TCT tăng mạnh theo thời gian. Nếu như năm 2006 tổng số nợ phải trả của các TĐ, TCT là 419.991 tỷ đồng, bình quân bằng 1,32 lần vốn chủ sở hữu thì đến hết năm 2010, số đó là 1.088.290 tỷ đồng, bình quân bằng 1,67 lần vốn chủ sở hữu. Nếu xét từng TĐ, TCT thì có 30 TĐ, TCT tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu lớn hơn 3 lần. Trong đó, có 7 TCT trên 10 lần, 9 TCT  trên 5 – 10 lần, 14 TCT từ 3 – 5 lần.
Đáng chú ý, trong bản báo cáo của Bộ Tài chính, các Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tổng công ty Hàng hải Việt Nam được nhắc đến khá nhiều, rất kỹ về tình trạng kinh doanh thu lỗ. Cụ thể: Nếu tính đúng theo quy định thì từ năm 2008 đến nay, kết quả kinh doanh của EVN năm nào cũng lỗ, nguyên nhân chính do chênh lệch tỷ giá. Tính đến 31-12-2010, EVN chưa phân bổ được vào chi phí sản xuất kinh doanh khoản lỗ chênh lệch tỷ giá luỹ kế là 15.463 tỷ đồng.
TCT có lỗ phát sinh lớn như: Tập đoàn Dệt may Việt Nam; Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị; Tổng công ty XDCTGT 1; Tổng công ty Chè Việt Nam; Tổng công ty Đầu tư phát triển đô thị và KCN; Tổng công ty Xăng dầu Quân đội; Tổng công ty 15 – Bộ Quốc phòng; Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn.
Theo đánh giá của Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ, hiệu quả đầu tư và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) nói chung và các TÐ, TCTNN nói riêng còn chưa tương xứng với vị trí, vai trò, tiềm năng của doanh nghiệp (DN).
Về hoạt động đầu tư ngoài ngành kinh doanh chính, báo cáo cũng nói rõ, giá trị các khoản đầu tư vào chứng khoán, bảo hiểm, bất động sản, quỹ đầu tư, ngân hàng của các TÐ-TCTNN lần lượt tăng dần theo thời gian; năm 2006 là 6.114 tỷ đồng; năm 2007: 14.441 tỷ đồng; năm 2008: 19.840 tỷ đồng; năm 2009: 14.991 tỷ đồng; năm 2010: 21.814 tỷ đồng. Các TĐ,TCT hiện nay đã thực hiện lộ trình thoái vốn tuy nhiên chưa hoàn thành được mục tiêu đề ra…
Xóa bỏ hoàn toàn bao cấp đối với tập đoàn kinh tế,
để chúng hoạt động  theo cơ chế thị trường và bình đẳng
với DN thuộc các thành phần kinh tế khác
Ảnh: HOÀNG LONG
Những việc cần làm
Cùng thời điểm với Bộ Tài chính công bố báo cáo hoạt động thực trạng của TĐ,TCT thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, nội dung của Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế cũng đã cơ bản hoàn thành. Đề án với 4 phần sẽ làm rõ những quan điểm, định hướng và giải pháp chủ yếu thực hiện cơ cấu lại các ngành sản xuất, dịch vụ phù hợp với các vùng; thúc đẩy tái cấu trúc doanh nghiệp và điều chỉnh chiến lược thị trường; tăng nhanh giá trị nội địa, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm, DN và của cả nền kinh tế…
Chắc chắn, để các TĐ,TCT phát triển đúng yêu cầu, có hiệu quả, ngoài việc cơ cấu lại ngành, nghề kinh doanh, chiến lược phát triển, thì yếu tố không thể thiếu chính là tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp luật về tổ chức và hoạt động của tập đoàn kinh tế. Xóa bỏ hoàn toàn bao cấp đối với tập đoàn kinh tế, để chúng hoạt động theo cơ chế thị trường và bình đẳng với DN thuộc các thành phần kinh tế khác.
Khẳng định với Đại Đoàn Kết, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, Nguyễn Đình Cung nói, cách đi nhanh nhất cho việc tái cơ cấu DNNN đó là tiến hành cổ phần hóa. Vì một khi đã cổ phần hóa rồi Nhà nước sẽ không sở hữu nữa hoặc sở hữu rất thấp, DN đó sẽ hoạt động như một DN bình thường. Từ tư tưởng "lãi hưởng lỗ dân chịu” chuyển sang định chế "lãi hưởng, lỗ chịu”.
Thành viên Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển DN cho rằng, vốn sở hữu nhà nước chiếm ưu thế nên việc điều hành TĐ,TCT đôi lúc còn biểu hiện hành chính, chưa thực sự tôn trọng các quy luật của nền kinh tế thị trường. Chủ sở hữu nhà nước tại TĐ chưa thực sự đủ thẩm quyền quyết định các vấn đề sáp nhập, giải thể do vậy TĐ không lớn mạnh được như kỳ vọng được đặt ra.
Các chuyên gia cũng cho rằng, việc phải làm trong quá trình tái cơ cấu TĐ, TCT nhiều, nhưng trước hết phải xây dựng được hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động của các TĐ, TCT. Do bất cập và thiếu đồng bộ, chưa tách bạch rõ chức năng quản lý hành chính nhà nước  với quản lý của chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp nên các TĐ,TCT chưa thật sự hoạt động năng động và sáng tạo.
Thúy Hằng
Category: Việt Nam ngày nay | Views: 531 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 1
Khách: 1
Thành Viên: 0