"Việt
Nam có chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa. Mọi hoạt động ở khu vực hai quần đảo này mà không được sự
đồng ý của Việt Nam là xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, làm
phức tạp và căng thẳng thêm tình hình trên Biển Đông, trái với Thỏa
thuận các nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề trên biển đã ký giữa hai
nước, không phù hợp với Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC),
cũng như các cam kết duy trì ổn định, hòa bình trên biển," – ông
Lương Thanh Nghị, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam, đã
trả lời báo chí khi được hỏi về phản ứng của Việt Nam trước
những việc làm gần đây của phía Trung Quốc.
Báo chí Trung Quốc đưa tin liên quan đến một số hoạt động của một số
bộ ngành của Trung Quốc ở Biển Đông từ đầu năm đến nay như: Bộ trưởng
Giao thông Trung Quốc ra đảo Hoàng Sa thị sát tàu Hải Tuần; Cục trưởng
Cục thể thao TQ đến thăm đảo Phú Lâm, Quần đảo Hoàng Sa khảo sát tình
hình triển khai hoạt động thể dục thể thao, Viện nghiên cứu Môi trường
và Khảo sát công trình hải dương "Nam Hải” thực hiện dự án đo đặc, giám
sát, phân tích và đánh giá sự thay đổi của một số đảo điển hình ở quần
đảo Hoàng Sa; Cục trưởng Cục ngư chính khu "Nam Hải” Trung Quốc cho biết
Trung Quốc có kế hoạch về việc xây dựng căn cứ nghề cá ở đảo Phú Lâm,
quần đảo Hoàng Sa và xây dựng cầu tàu và căn cứ dịch vụ nghề cá ở Trường
Sa.
(Tin VietnamPlus, TTXVN)
Trong chuyến thăm Trung Quốc chính thức trước đó vào ngày
12/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Phạm Bình
Minh vẫn tiếp tục khẳng định lập trường như sau :
Về vấn đề trên biển, hai bên khẳng định giải quyết mọi bất đồng thông
qua đàm phán hòa bình, hữu nghị, cùng tôn trọng và quan tâm tới lợi ích
chính đáng của nhau, căn cứ những nhận thức chung đã đạt được giữa lãnh
đạo cấp cao hai nước và Thỏa thuận các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải
quyết vấn đề trên biển, trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước
của Liên hợp quốc về Luật biển 1982 và tinh thần Tuyên bố về ứng xử của
các bên ở Biển Đông (DOC), hướng tới xây dựng Bộ quy tắc về ứng xử của
các bên ở Biển Đông (COC).
(Tin VietnamPlus, TTXVN)
Thông tin đặc biệt đáng chú ý là vào ngày 9 tháng 1 năm 2012,
một
quan chức Trung Quốc nói rằng Bắc Kinh sẽ sớm đưa một tàu thăm dò nước
sâu lớn, có tên là Ocean Oil 708, và một giàn khoan dầu khổng lồ, gọi là
Ocean Oil 981 để thăm dò dầu khí ở biển Nam Hải tức Biển Đông (Tin trên BBC)
Nếu xem xét lại các dữ kiện có liên quan, hẳn ai cũng thấy
rằng, phía Trung Quốc đã có những hành vi xâm phạm chủ quyền
rất nghiêm trọng, có tính hệ thống liên tiếp diễn ra ngay trong thời
gian các ông Phạm Bình Minh, ông Tô Huy Rứa đang sang thăm ngoại giao.
Trong khi đó, hầu hết báo chí trong nước lại hướng sự tập trung
của dư luận vào vụ cưỡng chế trái pháp luật ở Tiên Lãng, Hải
Phòng, vào bộ ảnh áo dài của hoa hậu Mai Phương Thúy…
Theo lẽ thông thường, đã "yêu cầu” thì động từ kèm theo phải
là”chấm dứt”. Nhà nước Việt Nam đã chọn con đường "rón rén
phản đối” để thể hiện thái độ của mình đối với chủ quyền
của đất nước.
Ngôn từ thể hiện thái độ và đã nói lên tất cả.
Danlambao
http://danlambaovn.blogspot.com/