Việt
Nam yêu cầu Trung Quốc thả ngay lập tức và vô điều kiện một tàu đánh cá
cùng mười hai ngư dân của tỉnh Quảng Ngãi, bị lính tuần tra Trung Quốc
bắt giữ trên biển ngày 22 vừa qua.
Photo courtesy of Lyson Forum
Công an biên phòng Trung Quốc bắt tàu đánh cá Việt Nam hồi năm 2009.
Đó
là chiếc tàu đánh cá của ông Tiêu Viết Là, ngụ tại xã Bình Châu, huyện
Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, bị phía Trung Quốc chận bắt và tịch thu cùng với mười
hai ngư dân, khi họ đang đánh bắt cá tại khu vực quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ
quyền Việt Nam.
Họ cũng cố gắng để bảo vệ ngư dân, còn bằng
biện pháp nào thì tôi không trả lời qua điện thoại được. Về những vấn đề rất nhạy
cảm như thế này thì không trả lời qua điện thoại.
Ô.
Đặng Công Ngữ
Thân
nhân của những người đánh cá bị bắt cho biết Trung Quốc buộc các ngư dân gọi điện về
yêu cầu gia đình xoay xở một trăm tám chục triệu đồng, tương đương bảy chục
ngàn nhân dân tệ, để nộp phạt vì tội xâm phạm lãnh hải Trung Quốc một cách bất
hợp pháp.
Hôm
qua Bộ Ngoại Giao Việt Nam yêu cầu phía thẩm quyền Trung Quốc làm sáng tỏ
sự việc, đồng thời trả ngay tàu và thả hết mười hai ngư dân Việt Nam một
cách vô điều kiện.
Lên
tiếng với báo chí trong nước, phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Nguyễn Phương Nga cho
hay Bộ Ngoại Giao Việt Nam đã gặp đối tác Trung Quốc để khẳng định chủ quyền của
Việt Nam trên vùng đảo Hoàng Sa.
Đây
không phải lần đầu tiên lính tuần tra Trung Quốc ngoài khơi quần đảo
Hoàng Sa tùy tiện bắt giữ tàu và ngư dân Việt Nam. Đây cũng là lần thứ
hai tàu đánh cá của ông Tiêu Viết Là và ngư dân trên tàu bị Trung Quốc giữ lại ở
Hoàng Sa.
Công an biên phòng Trung Quốc bắt tàu đánh cá và ngư dân Việt Nam hồi năm 2009. Photo courtesy of Lyson Forum.
Vấn đề nhạy cảm?
Trước
đó, ngư dân ở Lý Sơn, Quảng Ngãi, cũng đã bị Trung Quốc bắt giữ, cướp tài sản,
thậm chí đánh đập họ.
Đường
dây diện thoại về ủy ban nhân dân xã Bình Châu, huyện Bình Sơn Quảng Ngãi
không có người bắt. Gọi qua đồn biên phòng địa phương để hỏi thì chỉ được trả lời:
"Cái
này thì không biết được. Chị gặp thủ trưởng hỉ, xí nữa gọi lại nghe, bây giờ
thì đang bận, đang họp…”
Còn
chủ tịch huyện đảo Hoàng Sa, ông Đặng Công Ngữ, nói đây là vấn đề nhạy cảm:
"Nhà
nước Việt Nam đã có công hàm yêu cầu Trung Quốc thả ngay ngư dân Việt Nam
làm ăn trên khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.”
Được
hỏi rằng đó là trên giấy tờ và trên mặt ngoại giao, còn về mặt thực tế
khi ngư dân đi đánh bắt cá trong vùng đảo Hoàng Sa, còn trong vòng tranh
chấp giữa Việt Nam với Trung Quốc thì liệu có biện pháp nào hữu hiệu để bảo
vệ ngư dân, ông Đặng Công Ngữ trả lời:
"Đặt
vấn đề này là hay đấy, chính phủ cũng đương lo cái việc này. Họ cũng cố gắng để
bảo vệ ngư dân, còn bằng biện pháp nào thì tôi không trả lời qua điện thoại
được. Về những vấn đề rất nhạy cảm như thế này thì không trả lời qua điện thoại.”
Hồi
tháng Tám năm 2009, chiếc tàu đánh cá của ông Nguyễn Tấn Lự ở xã Bình Châu, huyện
Bình Sơn, đã bị Trung Quốc cầm giữ ở Hoàng Sa và đòi tiền chuộc.
Các
cơ quan chức năng của Việt Nam lên tiếng phản đối nên sau đó tàu và người
được thả về.