BBC
Việt Nam đang có đợt tổng kết 40 năm thực hiện Di chúc của
Chủ tịch Hồ Chí Minh và hai năm Cuộc vận động "Học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh".
Phóng viên hãng thông tấn Pháp Agence France-Presse Aude Genet có bài viết nhìn về cuộc vận động này.
Bài
mở đầu bằng mô tả cảnh loa phóng thanh phát đi lời ca ngợi
các hy sinh to lớn của Cụ Hồ, tấm gương cách mạng cho toàn dân
tộc. Thế nhưng chính người làm công việc đó cũng thừa nhận
rằng không có mấy người nghe.
Tác
giả Genet, sau khi trò chuyện với một số thanh niên, nhận xét
rằng "người dân có thể khâm phục ông Hồ, nhưng nhiều thanh niên
không quan tâm tới các chiến dịch vận động mang tên ông".
Một
sinh viên 19 tuổi được trích lời nói: "Noi gương ai thì là việc
của riêng mình, trong trái tim mình, chứ không phải là do vận
động."
Một chủ cửa hàng giấu tên
thì cho rằng chiến dịch tuyên truyền vận động sống và làm
việc theo gương Cụ Hồ "thất bại" và chẳng mang lại lợi ích
gì cho người dân.
Một phụ nữ trẻ 28
tuổi, làm việc cho một công ty nước ngoài, thì nói với phóng
viên AFP rằng Hồ Chủ tịch là "nhân vật đáng kính phục tuy nay
có nhiều ý kiến khác nhau về cuộc đời và sự nghiệp" của ông.
Theo
tác giả Aude Genet, ý kiến của các thanh niên, lớp người chiếm
hơn 50% dân số Việt Nam, trái ngược với quan điểm chính thống
rằng không thể động tới hình ảnh Cụ Hồ.
'Hồ Chủ tịch cũng là một con người'
Một
số người đối lập với chính quyền trong nước và sống lưu vong
tại hải ngoại đã đưa ra các phiên bản khác chính thống về
cuộc đời ông Hồ Chí Minh.
Thí dụ
nhà văn Dương Thu Hương vừa cho xuất bản cuốn "Đỉnh cao Chói
lọi", nhắc tới người tình bí mật của nhân vật được dân Việt
Nam gọi là Bác Hồ.
Một sinh viên luật 21 tuổi nói với bà Genet rằng Bác Hồ cũng là "một con người như tất cả chúng ta".
"Bác không phải là thần thánh... Chắc là lúc nào đó Bác cũng phải có sai lầm chứ."
Bác không phải là thần thánh... Chắc là lúc nào đó Bác cũng phải có sai lầm chứ.
Một sinh viên
Bản
thân ông Hồ, theo phóng viên AFP, đã thừa nhận năm 1956 về các
sai lầm trong cải cách ruộng đất làm hàng chục ngàn người
chết.
Ngay chi tiết ngày ông qua đời trùng ngày Quốc khánh cũng phải mất một thời gian mới được công bố chính thức.
Khi
thăm Lăng Hồ Chủ tịch ở quận Ba Đình, bà Genet thấy cảnh hàng
đoàn người từ cả trong lẫn ngoài nước xếp hàng vào chiêm
ngưỡng linh cữu Hồ Chí Minh.
Thế
nhưng có người không tin là Cụ Hồ nằm trong đó. Một giáo viên
tiếng Anh nói trông người trong lăng "không giống Bác Hồ" mà
chị tưởng tượng từ trước.
"Có thể họ phải cho hình mẫu giả vì lý do an ninh."
Một phụ nữ 64 tuổi cũng nhận xét "hình người trông không thật".
Bà
nói bà không để ý tới cuộc vận động noi gương Cụ Hồ, nhưng
cái tên Hồ Chí Minh vẫn có sức mạnh lôi cuốn người dân.
Phóng
viên AFP nói một số nhà phân tích cho rằng chính quyền dùng
hình ảnh của Hồ Chủ tịch để tăng sức nặng cho quyền lực của
mình.
Tác giả Aude Genet trích lời
ông Bùi Tín, hiện đang lưu vong tại Pháp, nói rằng "Đảng Cộng
sản giấu tội của mình trong cái bóng của ông Hồ"
|