Thứ Sáu, 2024-11-22, 4:23 AM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2010 » Tháng Năm » 28 » Lan man chuyện giải phóng mặt bằng
8:57 PM
Lan man chuyện giải phóng mặt bằng

 
 
Bỗng nhiên tôi cảm giác rằng các thế lực thù địch mà nhà nước ta hay nói không xa xôi bên tận phương trời nào, không mơ hồ như cái tên nhóm nào đó tận đâu. Mà nó rõ ràng, hiện hiển ngay quanh tôi, ngay trước mặt mọi người dân.

Khuôn mặt chúng mỡ màng mà ta hay thấy đâu đó hàng ngaỳ trên báo chí, trên truyền hình

Hôm nay sững sờ đọc tin trên báo: 3 người chết và bị thương tại khu GPMB Nghi Sơn (Những bài báo này đã bị đục bỏ).
Nếu cứ thế này thì...

Nhiều năm sau cụm từ '' giải phóng mặt bằng'' chắc chắn sẽ đi vào lịch sử Việt Nam như một điển tích đau thương. Cụm từ này sẽ khắc sâu trong lòng người dân nghèo Việt Nam không khác gì những cụm từ trong quá khứ khiến nhiều người còn sống phải lạnh mình khi nhớ lại như '' cải cách ruộng đất , cải tạo tư sản, tập trung cải tạo,hợp tác xã, bao cấp, xếp hàng, tem phiếu..''

Giải Phóng Mặt Bằng là một nét đặc trưng trong sự phát triển kinh tế Việt Nam ở những năm gần đây. Để công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Việt Nam phải dành một số diện tích đất đai để làm hạ tầng cơ sở cho các nhà máy, khu công nghiệp, khu du lịch sinh thái, khu đô thị mới, đường sá, cầu cống... Trong công cuộc đổi mới, phát triển hiện đại thì việc thu hồi quyền sử dụng đất để tập trung cho mục đích khác hiệu quả hơn là điều tất yếu. Đó là một việc làm đúng đắn mà bất kỳ quốc gia phát triển nào cũng phải trải qua. Ở Việt Nam cũng vậy. Có điều khi thu hồi quyền sử dụng đất chưa nơi nào trên thế giới này cụm từ '' GPMB '' lại gây nhức nhối . nhiều nước mắt như Việt Nam.

Trước tiên phải nói những khó khăn trong việc GPMB là do tâm lý của người dân Việt Nam từ ngàn đời để lại, đó là tâm lý nông dân, làng xã. Một tâm lý coi trọng đất đai là máu thịt, nơi gắn bó, chôn rau cắt rốn, nơi trở về. Hàng bao đời nay mảnh ruộng, cánh cò, lũy tre, bờ đê, thảm cỏ đi sâu vào đời sống người Việt, được khắc họa bằng đủ loại hình văn hóa, nghệ thuật như ca dao, thơ, hò, vè , kịch...đất đai với người Việt vốn thuần nông gắn bó như máu thịt, như bộ phận trên cơ thể. Sâu xa hơn nữa trong tiềm thức, tâm linh đó là một sự thiêng liêng đã nuôi nấng, sinh ra người nông dân. Phải xa quê hương, thoát ly, rời khỏi mảnh đất của mình đối với người nông dân là một điều bất đắc dĩ. Có những người đi xa quê hương gần hết đời người bên xứ lạ, khi chết vẫn thầm ước mong được chôn cất tại quê nhà. Với những trạng thái tâm lý, tình cảm ăn sâu từ đời này sang đời khác với đất đai, việc buộc phải chuyển đi nơi khác hay buộc phải từ giã canh tác, di chuyển nhà ở nhất là mồ mả là điều tối kỵ đối với người nông dân.

Khó khăn nữa lại thuộc về những người thực hiện dự án, từ những thiếu sót trong việc tuyên truyền, đền bù khiến người dân vốn đang bị tổn thương càng thêm phẫn uất. Một anh bạn từng làm công tác giải quyết khiếu kiện về đất đai, đền bù đã buồn bã nói với tôi

- 80% dân khiếu kiện là đúng, chỉ có số ít chày bửa hay do thế lực bên ngoài kích động.

Phải nhìn thực sự rằng có nhiều kẻ đã lợi dụng công cuộc hiện đại hóa, thu hồi đất, GPMB để toan tính trục lợi. Đó là điều hiển nhiên, con số này không những ít mà còn đông đảo. Nhiều khu đất dùng làm nhà máy không sử dụng hết diện tích. Khi lập dự án những kẻ đầu tư cố tình vẽ cho thật rộng ra, rồi xây rào khoanh lại, một cái nhà xưởng vài chục công nhân sản xuất giấy ăn cùng lắm dùng đến vài ngàn mét vuông là quá đủ. Nhưng vẫn cứ khoanh cả một diện tích bao la chủ yếu với mục đích chiếm giữ đất, sau này chia bớt, nhượng lại ăn chênh lệch cao gấp mấy lần vốn ban đầu bỏ ra. Việc đền bù 24 triệu 1 sào ruộng, san lấp rồi bán trao tay cho đầu tư Đài Loan 300 triệu 1 sào ở Mao Điền, Hải Dương khiến người dân phẫn nộ, những bà mẹ liệt sĩ phải cắn răng bê di ảnh của con mình đi khiếu kiện, phản đối trước hàng hàng, lớp lớp đủ các loại cảnh sát trang bị hầm hố như đánh trận. Chúng ta thường thấy những hình ảnh quân đội, cảnh sát dàn quân như vậy chỉ có trong chiến tranh, trên phim ảnh. Thế mà ngày nay trên đất nước của mình đã sạch bóng quân xâm lược. Cớ sao súng ống, dùi cui, hơi cay , quân đặc nhiệm vẫn hàng ngày dàn trận trên khắp các vùng đất quê hương, chiến tranh đang xảy ra ư, chiến tranh với kẻ thù nào. Kẻ thù là những người đàn bà bê di ảnh con trai trong bộ quân phục, loang lổ vết ố của thời gian sao. Là những ông cụ , bà cụ già từng nuôi dấu cán bộ, là những người treo trong nhà hàng hà đa số những tấm bằng khen, ghi công trạng vì hy sinh cho đất nước có chủ quyền đó sao ?

Có câu chuyện tôi nghe kể, không rõ có phải thật hay chuyện đùa. Một trợ lý của một quan chức địa phương hiến kế lấy khu đất của dân làm khu biệt thự bán kiếm doanh thu cho địa phương( tất nhiên là có phần riêng cho những người tham gia và quyết định). Quan chức nói

- Làm thế dân nó kêu

Trợ lý

- Mình đền bù theo giá quy định của nhà nước, đứa nào kêu được.

Quan chức.

- Giá quy định có sát thực tế đâu, đền thế nó kéo nhau cả lũ biểu tình thì rách việc.

Trợ lý

- Chúng mà kéo đông định gây áp lực, cứ khoác cho bọn thế lực thù địch đứng đằng sau xui dục chống phá, mưu hại đất nước. Cho quân đến dẹp hết là xong. Làm đúng quy định, biểu tình, khiếu kiện cái gì.


Câu chuyện nghe còn chua chát hơn cả thời thực dân, thời mà bọn lý trưởng, cường hào chôn rượu lậu để cướp đất người lương thiện. Có lẽ câu chuyện trên chỉ là một chuyện đùa trong dân gian, thế nhưng nghe vẫn chua xót vì thực tế không xa câu chuyện bao nhiêu.

Chúng ta thử điểm xem có bao vụ chống đối đền bù GPMB, bao người dân phải ra tòa vì tội '' chống đối, phá hoại đường lối chính sách, gây rối trậ tự cộng cộng, chống người thi hành công vụ''. Xin thưa có quá nhiều, hầu như tỉnh thành nào cũng có. Cá biệt có những dự án ban đầu định lấy đất để chia lô xây biệt thự, xây nhà hàng kinh doanh, dân phản ứng thì thay đổi làm thành vườn hoa công cộng, di tích này nọ. Xử sự như thế sao mà dân tin tưởng được. Sao mà không gây hoài nghi, ức chế trong lòng dân.

Vì chuyện GPMB mà nhân dân và cảnh sát đụng độ với nhau như kẻ thù. Bạo loạn cũng có, dân đi tù cũng có, dân thương tích cũng có, giờ cả trẻ em chết nữa như vụ Nghi Sơn này thử hỏi đến lúc cần phải nhìn nhận nghiêm khắc về những ẩn số đằng sau việc GPMB hay chưa.?

Người dân thường nghe những luận điệu của đài, báo là do dân thiếu thông tin, do dân không hiểu biết, do dân bị xúi dục, dân thế này, thế nọ. Có bao giờ chúng ta đặt câu hỏi là tại sao chính sách đúng của chính quyền mà hết năm này sang năm khác, nơi này sang nơi khác tình trạng chống đối, phản ứng, khiếu kiện việc GPMB vẫn xảy ra ngày càng gia tăng với mức độ trầm trọng. Phải chăng do chính quyền quá mềm mỏng, chính quyền thiếu công cụ hỗ trợ thông tin ..? Vô lý, nhìn những vụ việc khi xảy ra mà xem. Chính quyền huy động đầy cảnh sát, quân đội vũ trang có vũ khí, công cụ đông gấp mấy lần dân khiếu kiện, đài báo lâu nhâu vào lên án, phê phán dân..

Hôm trước ở Cồn Dầu một cụ già chết, vì chuyện GPMB mà quan tài cụ thành vật tranh giành giữa chính quyền và nhân dân. Hôm nay cũng vì GPMB ở Tĩnh Gia, Thanh Hóa mà máu người dân phải đổ do súng đạn, một trẻ em thiệt mạng. Đó là chưa kể bao người vì uất ức mà thành đổ bệnh. Đã có bài học nào rút ra một cách công khai, thẳng thắn để rút kinh nghiệm GPMB giữa dân và chính quyền chưa. Hay cứ để một bên ỷ vào con bài '' thế lực thù đich'' để quy kết lấy cớ dùng bạo lực, một bên thì cứ đơn sơ theo cảm tính ông cha ngàn đời mà xông ra ngăn cản để hứng dùi cui, đạn nhận lấy nhà tù, thương vong, chết chóc.

Đất nước không còn bóng ngoại xâm mà máu người dân vẫn nhuộm đỏ đất quê hương để giành giữ. Đau đớn là chết do súng đạn, những thứ chỉ được dùng trong chiến tranh,cho kẻ thù.

Bỗng nhiên tôi cảm giác rằng các thế lực thù địch mà nhà nước ta hay nói không xa xôi bên tận phương trời nào, không mơ hồ như cái tên nhóm nào đó tận đâu. Mà nó rõ ràng, hiện hiển ngay quanh tôi, ngay trước mặt mọi người dân.

Khuôn mặt chúng mỡ màng mà ta hay thấy đâu đó hàng ngaỳ trên báo chí, trên truyền hình

Người buôn gió
Nguồn Blog Người buôn gió

Một số hình ảnh Video về giải phóng mặt bằng:

Chính quyền đập phá mồ mả để GPMB của nhân dân nghĩa trang Ao Đường - Hoàng Văn Thụ - Hà Nội


Tại Cồn Dầu, chính quyền, công an cướp xác nhân dân không cho chôn vào nghĩa địa để GPMB:


 
Với nhân dân thì súng đạn sẵn sàng bắn, nhưng với đội quân Tàu tại Nghi Sơn thì sao? Hãy xem đây:
 
 
Nữ Vương Công Lý
Category: Việt Nam ngày nay | Views: 724 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 13
Khách: 13
Thành Viên: 0