Thứ Sáu, 2024-11-22, 4:56 AM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2010 » Tháng Chín » 4 » Một người Khmer Krom bị giết ở Đồng Nai
8:59 AM
Một người Khmer Krom bị giết ở Đồng Nai
Quốc Việt, thông tín viên RFA, Campuchia
2010-09-03

Có rất nhiều người Khmer đã phải bỏ học, rời cha mẹ, anh em để tập trung vào TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và một số tỉnh thành khác tìm việc làm.

AFP PHOTO / TANG CHHIN SOTHY

Một phụ nữ Campuchia đi trong khu chợ họp dọc đường phố ở Phnom Penh ngày 02 tháng 9 năm 2010.

Gặp nhiều bất lợi

Tuy nhiên, những người này thường phàn nàn các Công ty mà họ đang làm trả lương thấp, gây khó khăn, phân biệt đối xử, đặc biệt hôm ngày 2 tháng 9 vừa qua ít nhất có 1 người Khmer bị giết, và 11 người khác bị thương đang nhập viện Sài Gòn sau khi bị đánh bởi nhóm người Việt ở tỉnh Đồng Nai.

Người biết sự việc sống gần nhà nạn nhân cho biết, công nhân bị đánh chết vào chiều ngày 2 tháng 9 vừa qua có tên Chau Nath, 22 tuổi, và 11 người bị thương khác cư ngụ tại xóm Ro-Liêng, xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Ông nói rằng Chau Nath đang làm cho một Công ty Cao Su Việt Nam ở tỉnh Đồng Nai hơn 3 năm nay, tuy nhiên anh ấy thường về quê thăm nhà và từng nói với gia đình rằng, hoàn cảnh sống ở Đồng Nai gặp nhiều khó khăn.

Người nông dân này nói với Đài Á Châu tự do rằng hiện nay có hơn 80% số thanh niên người Khmer đang sinh sống tại các tỉnh lân cận của miền Nam Việt Nam tập trung lên TP. Hồ Chí Minh, đặc biệt là một số tỉnh như Đồng Nai, Bình Dương để xin việc làm, nhưng họ gặp bất lợi vì phân biệt chủng tộc. Ông cho biết, "người dân ở Tri Tôn đi làm mướn ở Sài Gòn, bây giờ có người Việt Nam hơn 100 người đánh 12 người Khmer. Trong đó 1 người bị chết, còn 11 người khác bị thương.”

Người Khmer đi tìm việc trong địa bàn họ (Việt Nam) thì khó khăn lắm. Họ xem thường đủ thứ, họ chỉ nghĩ về lợi ích của họ, trong trường hợp mình có lỗi gì thì thường bị dọa đánh.

Một công nhân ở SG


Người sống gần nhà nạn nhân cho biết, nguyên nhân dẫn đến có hành động giết người trái pháp luật là do nhóm người Khmer này vào xóm Việt Nam chiều ngày 2 tháng 9 năm 2010 vừa qua. Ông khẳng định, "đi làm mướn, đi vô xóm người ta. Bị kéo nhau đánh người  Khmer mười mấy người. Còn xác người chết đang ở Sài Gòn, hiện nay cha mẹ lên Sài Gòn đem xác về nhà làm lễ.”

Một công nhân đang làm mướn tại TP. Hồ Chí Minh cho Đài Á Châu tự do biết rằng, hoàn cảnh của người Khmer sống và làm việc tại Thành Phố và các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương đang gặp nhiều khó khăn. Họ bị phân biệt đối xử, khi họ làm gì sai thì họ thường bị hăm dọa đánh đập. Người công nhân này khẳng định rằng,"người Khmer đi tìm việc trong địa bàn họ (Việt Nam) thì khó khăn lắm. Họ xem thường đủ thứ, họ chỉ nghĩ về lợi ích của họ, trong trường hợp mình có lỗi gì thì thường bị dọa đánh.”

Người công nhân này còn cho biết, mức lương mà họ đang hưởng thì rất thấp tuy nhiên Công ty không cho phép công nhân được nghỉ, hơn nữa phải làm thêm giờ, "tiền lương cấp theo ý họ, còn công việc thì họ buộc cho làm thêm giờ, không có giờ nghỉ.”

Bất cứ nước nào là thành viên của Liên Hiệp Quốc mà vẫn phân biệt đối xử thì đã vi phạm nhân quyền một cách nặng nề. Và là hành động không tôn trọng quyền người dân tộc thiểu số bản địa

Ô. Chanh Saveth, Giám đốc ADHOC


Còn cha của nạn nhân thì cho biết thêm, ông đang lên TP. Hồ Chí Minh để chở xác về quê làm lễ. Tuy nhiên ông khẳng định rằng con của ông bị giết vào lúc 5 giờ chiều ngày 2 tháng 9 vừa qua. Ông còn cho biết thêm, người Khmer đi làm thuê, làm mướn cho các Công ty Việt Nam thường bị phân biệt đối xử. Ông nói,"bị giết chết hôm qua lúc 5 giờ. Họ thấy chúng ta đi làm, họ xem thường chúng ta, họ nói chúng ta nghèo….đi làm công nhân bốc vác cao su lên xe cho một Công ty Đồng Nai."

Còn ông Chanh Saveth, Giám đốc tổ chức nhân quyền ADHOC cho rằng, Việt Nam không nên phân biệt chủng tộc, ngược lại họ phải tôn trọng quyền dân tộc thiểu số bản địa:

"Việt Nam công nhận các Hiệp ước Liên Hiệp Quốc như quyền Công dân chính trị, quyền tránh khỏi sự phân biệt đối xử. Bất cứ nước nào là thành viên của Liên Hiệp Quốc mà vẫn phân biệt đối xử thì đã vi phạm nhân quyền một cách nặng nề. Và là hành động không tôn trọng quyền người dân tộc thiểu số bản địa.”

Giám đốc Hiệp Hội bảo vệ nhân quyền Khmer Kampuchia Krom tại Campuchia Thạch Chhun Yath khẳng định rằng đây là hành động giết người trái pháp luật, ông đề nghị Chính phủ Việt Nam theo dõi và điều tra vụ án này
Category: Việt Nam ngày nay | Views: 697 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Calendar
«  Tháng Chín 2010  »
SuMoTuWeThFrSa
   1234
567891011
12131415161718
19202122232425
2627282930
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 20
Khách: 20
Thành Viên: 0