Kami
(Tặng Điếu Cày các anh chị blogger là nạn nhân của sự mất tự do báo chí)
Sau một hồi im tịt tương đối lâu vì bị báo chí và bạn
đọc lề bên trái bằng nhiều bài viết, các ý kiến đã bóc trần thủ đoạn
lừa bịp, đánh tráo khái niệm vô đạo đức của một số nhà báo chuyên viết
các bài bình luận đánh giá của mục Chính luận trên tờ Báo Quân đội Nhân
dân(QĐND) như Đỗ Phú Thọ, Lê Văn Bảo, Mạch Quang Thắng ... . Nhưng hôm
thứ Ba ngày 29/06/2010 không hiểu vì lý do gì, trong mục Chính luận của
Báo Quân đội nhân dân lại có đăng bài Mục đích
chân chính đâu rồi? [1]của gương mặt mới, nhưng dốt và gian
xảo thì vẫn như cũ, tác giả Kim Ngọc, bài viết này cũng nằm trong loạt
bài với chủ đề "Phòng, chống "Diễn biến hoà bình”.
 |
Nhà báo tự do, blogger Điếu Cày hiện
đang bị chính quyền Việt Nam giam giữ. |
Nội dung bài viết trên, tác giả Kim Ngọc đề cập tới đó
là bày tỏ sự phản đối và đồng thời cáo buộc tổ chức Phóng viên không
biên giới (RFS - Reporters sans frontières)[2] đã hoạt động không đúng
tôn chỉ mục đích, can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của các nước.
Riêng đối với Việt Nam, bài báo này cho rằng nhiều lần tổ chức này đưa
ra những thông tin không khách quan, mang tính xuyên tạc, bôi nhọ về
tình hình Việt Nam. Việc làm của RSF mang dụng ý xấu của tổ chức này, đã
ít nhiều khiến cho cộng đồng quốc tế có cách nhìn và hiểu chưa đúng
thực chất về dân chủ, nhân quyền và tự do báo chí ở Việt Nam.
Con người hay bất kỳ tổ chức nào cũng vậy, mỗi khi bị
người khác chỉ trích hay phê bình thường hay có phản ứng là lẽ thường
tình chỉ khác ở chỗ cách thức và mức độ, bởi vì chúng ta là con người,
trong mỗi cá nhân ai cũng đều có cái nhân tính và thú tính. Là người tốt
thì cái tính người (nhân tính)của họ lấn át và chế ngự được thú tính
của mình và ngược lại là kẻ xấu thì cái thú tính lấn áp cái tính người.
Nhà báo cũng không loại trừ, người viết báo có lương tâm nghề nghiệp là
những người có đạo đức, họ không bán rẻ lương tâm của mình để bẻ cong
ngòi bút nói xấu thành tốt, nói phải thành trái hay nhiều khi bịa đặt
nói không thành có như tác giả Kim Ngọc.
Ở đoạn
kết của bài viết của mình tác giả Kim Ngọc đã lên giọng đạo đức (giả)
khi viết (trích) " Sẽ chẳng có gì đáng nói nếu không có chuyện năm
1985, khi tổ chức "Nhà báo không biên giới” ra đời, họ công bố tôn chỉ
mục đích ban đầu hết sức tốt đẹp: Là cầu nối các nhà báo trên thế giới
vì nền hòa bình, hợp tác, hữu nghị, phát triển – với những thông tin
khách quan, đúng đắn... Nhìn lại 25 năm tồn tại của tổ chức này, người
ta tự hỏi: Mục đích chân chính đâu rồi?".
Đây
là cách viết báo xuyên tạc và bịa đặt hết sức nguy hiểm của các nhà báo
tồi như tác giả Kim Ngọc thường làm trong một môi trường thông tin bị
bưng bít như ở Việt nam. Đó là đưa những thông tin theo suy nghĩ của cá
nhân mình nhưng lại lấp lửng để đánh lừa bạn đọc ít có điều kiện kiểm
chứng thông tin như tầng lớp quân nhân, nhân dân lao động sẽ tưởng rằng
đó là mục đích tôn chỉ của tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF).

Bảng xếp hạng về quyền tự do báo chí năm
2009, Việt Nam gần đội sổ hơn China 2 bậc.
Được biết Phóng viên không biên giới (hay Ký giả không
biên giới - tiếng Pháp: Reporters sans frontières) là một tổ chức phi
chính phủ hoạt động toàn cầu, với mục đích bảo vệ tự do báo chí trên thế
giới, chống kiểm duyệt và tạo áp lực giúp đỡ những nhà báo đang bị giam
giữ. [3] Tổ chức này hoạt động dựa trên điều 19 của Tuyên ngôn Quốc tế
Nhân quyền nhằm bảo vệ quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm của cá
nhân cho bất kể ai dù là nhà báo, phóng viên, các blogger hay các cá
nhân bình thường khác. Thiết tưởng cũng cần phải trích điều 19 của Tuyên
ngôn Quốc tế Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc, vì bản tuyên ngôn này là
tuyên ngôn đưa ra một quan điểm về các quyền con người cơ bản như quyền
sống, quyền tự do và an ninh thân thể, quyền tự do lập hội, quyền tự do
tôn giáo, quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm,... (trích) "Mọi
người có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp
nhận và phổ biến mọi loại tin tức và ý kiến, không phân biệt ranh giới,
bằng truyền miệng, bản viết hoặc bản in, bằng hình thức nghệ thuật, hoặc
thông qua bất cứ phương tiện truyền thông đại chúng nào khác theo sự
lựa chọn của mình".
Theo bản Tuyên ngôn này
đây là là một khuôn mẫu chung cần đạt tới của mọi dân tộc và quốc gia,
nhằm giúp cho mọi cá nhân và thành phần của xã hội luôn luôn theo sát
tinh thần của Bản tuyên ngôn, dùng sự truyền đạt và giáo dục, để nỗ lực
phát huy sự tôn trọng các quyền tự do này. Điều đặc biệt là Tuyên ngôn
này đã được Liên Hiệp Quốc biểu quyết năm 1966 và Việt Nam tham gia năm
1982 với tư cách thành viên. Cũng cần phải lưu ý rằng điều khoản cuối
cùng của bản Tuyên ngôn này có viết rất rõ (trích) "Không được phép
diễn giải bất kỳ điều khoản nào trong Bản tuyên ngôn này theo hướng ngầm
ý cho phép bất kỳ quốc gia, nhóm người hay cá nhân nào được quyền tham
gia vào bất kỳ hoạt động nào hay thực hiện bất kỳ hành vi nào nhằm phá
hoại bất kỳ quyền và tự do nào nêu trong Bản tuyên ngôn này".
Như vậy đã rõ, tổ chức Phóng viên không biên giới có
mục đích chính là bảo vệ tự do báo chí trên thế giới, chống kiểm duyệt
và tạo áp lực giúp đỡ những nhà báo đang bị giam giữ chứ đâu có phải là
như tác giả Kim Ngọc viết (trích) "... năm 1985, khi tổ chức "Nhà
báo không biên giới” ra đời, họ công bố tôn chỉ mục đích ban đầu hết sức
tốt đẹp: Là cầu nối các nhà báo trên thế giới vì nền hòa bình, hợp tác,
hữu nghị, phát triển – với những thông tin khách quan, đúng đắn..."
. Đáng tiếc hơn nữa tác giả Kim Ngọc đã nhầm tổ chức Phóng viên không
biên giới (RSF - Reporters sans frontières) với Tổ chức Quốc tế các nhà
báo (International Organization Jurnalits – OIJ) thì phải?[4], thể hiện
qua việc lấy mục đích tôn chỉ của OIJ gắn cho RSF theo kiểu "Râu ông nọ
cắm cằm bà kia". Hỡi ôi, một nhà báo viết cho chuyên mục Chính luận lại
không phân biệt nổi hai tổ chức báo chí quốc tế nổi tiếng trên. Họ không
biết hay cố tình nhầm lẫn như vậy(!?)
Xin hãy nghe nhà báo Trương Duy Nhất nói
về báo chí cách mạng "Sao chơi kỳ dzậy ? Càng cộng sản bao
nhiêu thì càng mất tự do bấy nhiêu vậy ta ? (Blogger TruongDuyNhat)
Những thủ đoạn mà nhà báo của đảng hay sử dụng đó là
trích dẫn không đầy đủ, cắt xén hay lấy của người khác gắn cho đối
tượng họ định lên án như trên của tác giả Kim Ngọc, đã cho thấy đây là
một hành động dối trá, bịa chuyện như thật mà không hề xấu hổ, cái đó
người ta gọi là hành động "xưng xưng nhét chữ vào mồm của người khác",
một ngón nghề thường thấy của báo chí truyền thông một chiều của nhà
nước Việt nam hòng lường gạt bạn đọc vốn rất ít thông tin.
Trong bài viết trên của tác giả Kim Ngọc còn một vài chi
tiết xét thấy cũng phải cần có một sự góp ý cần thiết đối với tác giả
Kim Ngọc nói riêng và các nhà báo của đảng nói chung. Không hiểu vì cố
tình không biết (!?)mà tác giả Kim Ngọc viết về tự do báo chí ở Việt nam
như sau (trích) "Thông tin mới nhất từ Bộ Thông tin và Truyền thông
cho hay, tính đến tháng 6-2010, Việt Nam có 706 cơ quan báo chí, 67 đài
phát thanh truyền hình, 116 báo điện tử và trang tin của các cơ quan
báo chí và hàng nghìn trang tin điện tử của các cơ quan Đảng, Nhà nước,
Chính phủ các đoàn thể, hội, hiệp hội, đoàn thể và các doanh nghiệp; hơn
17.000 người được cấp thẻ nhà báo, tăng gấp 3 lần so với năm 1986 –
thời điểm Việt Nam bắt đầu tiến hành công cuộc đổi mới… Sự phát triển ấy
là một trong những bằng chứng khẳng định xã hội Việt Nam ngày càng dân
chủ, thông tin trên báo chí ngày càng đa dạng, nhiều chiều"
Không cần nhiều, chỉ cần đặt một câu hỏi là phải chăng
tác giả Kim Ngọc không biết người ta nói hàng ngàn trang tin điện tử,
mấy trăm tờ báo, mấy chục đài phát thanh và truyền hình đang tồn tại ở
Việt nam chỉ có duy nhất một tổng biên tập, đó là Ban Tuyên giáo trung
ương. Bằng chứng là theo chỉ thị của ông Bộ trưởng Bộ Thông tin và
Truyền thông Lê Doãn Hợp phát biểu ngày 3-8-2007, khi trao đổi với báo
chí là (trích) " Tổng biên tập là người của Bộ Thông tin và Truyền
thông sau này cắm ở từng tờ báo. Ngoài ra, còn có quy chế quản lý phóng
viên thường trú; quy chế cộng tác viên; quy chế quản lý tài chính; quy
chế bổ nhiệm, miễn nhiệm các tổng biên tập" [5]. Đừng quên rằng,
lời tuyên bố hùng hồn và đanh thép trên của ông Bộ trưởng Bộ 4T họ Lê
đã được tất cả các phương tiện truyền thông của nhà nước đăng tải, vậy
thử hỏi một xã hội chỉ có duy nhất truyền thông một chiều của nhà nước
dưới sự lãnh đạo của đảng CSVN, hoàn toàn không có báo chí phi chính phủ
hay tư nhân nay lại bố trí vị trí Tổng Biên Tập là người của đảng CSVN
thì tự do ở chỗ nào?

Mức độ xếp hạng của Việt nam
thường xuyên nằm ở nhóm cuối cùng
Báo chí
Việt nam có tự do hay không có tự do thì ai ai người ta cũng biết, chỉ
cần căn cứ vào Bảng xếp hạng tự do báo chí hàng năm của các nước trên
toàn thế giới của RSF. Mức độ xếp hạng của Việt nam thường xuyên nằm ở
nhóm cuối cùng, khoảng 166/175 quốc gia (2009), chỉ hơn có 9 nước khác
như Bắc Triều Tiên, Cu ba, Myanmar, Lào ... là những nhà nước độc tài
chuyên chế, những cái tên mà ai nghe thấy cũng phải rùng mình vì sự vi
phạm quyền con người. Không có lẽ tổ chức RSF (phóng viên không biên
giới) vu oan mang dụng ý xấu khiến cho cộng đồng quốc tế có cách nhìn
và hiểu chưa đúng thực chất về dân chủ, nhân quyền và tự do của nền báo
chí cách mạng dưới sự lãnh đạo của đảng chỉ được phép nói duy nhất một
chiều?
Chắc thấy sự điêu ngoa của mình chưa đủ
đô, tác giả Kim Ngọc còn cho rằng RSF còn lên tiếng bảo vệ và yêu cầu
trả tự do cho một số kẻ mà họ gọi là "nhà dân chủ” đã và đang bị Việt
Nam bắt giữ, đó là can thiệp trắng trợn vào công việc nội bộ của Việt
Nam. Đồng thời còn biện bạch rằng (trích) ".. ai cũng biết những kẻ
mà tổ chức này gọi là "nhà dân chủ” như nói ở trên là những luật sư,
doanh nghiệp, hành nghề tự do… không phải là phóng viên hay nhà báo".
Xin hỏi tác giả Kim Ngọc tại sao những nhà bất đồng
chính kiến như Lê Công Định, Lê Trần Luật, blogger Anhbasg, Mẹ Nấm, Tạ
Phong Tần... họ không phải là phóng viên hay nhà báo thì họ không có
quyền lên tiếng bày tỏ quan điểm của mình hay sao, xin tác giả Kim Ngọc
đọc lại điều 19 Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền xem quy định đó được áp
dụng cho đối tượng nào? Hơn nữa xin cung cấp cho tác giả Kim Ngọc một
chi tiết nhỏ của RSF, đó là vào năm 2005, RFS đã xuất bản một số cuốn
sách để nâng cao nhận thức của các mối đe dọa đến tự do báo chí trên thế
giới, đó là cuốn "Handbook for Bloggers and Cyber-Dissidents"
(Cẩm nang cho người viết Blog và Cyber- bất đồng chính kiến). Cẩm nang
này cung cấp lời khuyên về cách kỹ thuật blog nặc danh và tránh sự kiểm
duyệt của các chế độ độc tài. Việc làm đó của RSF không nằm ngoài mục
tiêu của tổ chức này đó là bảo vệ tự do báo chí trên thế giới, chống
kiểm duyệt và tạo áp lực giúp đỡ những nhà báo đang bị giam giữ.
Được biết Báo Quân đội nhân dân là tờ báo có tầm quan
trọng xếp hạng thứ 2, chỉ sau tờ Nhân dân - Cơ quan TU của đảng CSVN (mà
TBT có chức vụ tương đương hàm Bộ trưởng), mà tại sao lại để cho một số
các nhà báo có kiến thức quá kém cỏi và ý thức đạo đức của người cầm
bút quá tồi tệ lọt vào. Việc sơ xuất này nếu không được Ban lãnh đạo tòa
báo kịp thời chỉnh đốn sửa đổi sẽ có tác dụng ngược lại, làm xấu đi
hình ảnh của báo chí của đảng và nhà nước, đã vậy những kẻ đó còn nhắc
nhở người khác về cái gọi là sự chân chính phải có, trong khi tự bản
thân mình là những kẻ cầm bút bất nghĩa.
Việc gì
có lợi cho dân tộc cho đất nước thì phải làm cho bằng mọi giá, ngược lại
những nhà báo như Kim Ngọc, Đỗ Phú Thọ, Lê Văn Bảo, Mạch Quang Thắng
... thì lãnh đạo Báo QĐND hãy bố trí cho đi chăn bò, trồng rau, nuôi cá
... thì có lẽ sẽ có ích cho đời hơn, xứng đáng với đồng tiền thuế của
người lao động một nắng hai sương góp nhặt chắt chiu đóng cho đảng và
nhà nước trả lương cho lũ ăn không rồi viết bậy bạ và xuyên tạc.
Nhiều khi chỉ đơn giản như thế những người lãnh đạo Báo
Quân đội nhân dân cũng đã tỏ rõ và thể hiện rằng mình có lòng yêu tổ
quốc. Nếu không thì xót tiền thuế của dân nuôi lũ chúng lắm và không
biết tới bao giờ báo QĐND mới chịu từ bỏ mục tiêu "Lấy ngu dân làm
trọng" như trang VnDailyNews [6] họ đã gán cho Báo Quân đội nhân dân của
đảng lấy làm slogan của mình.
02/7/2009
© Kami 2010
Ghi
chú:
[1] http://www.qdnd.vn/QDNDSite/vi-VN/61/43/5/5/5/116706/Default.aspx
[2]
Phóng viên không biên giới (tiếng Anh Reporters Without Borders - RWB
(Pháp: Reporters sans frontières, Tây Ban Nha: Reporteros Sin Fronteras,
Trung Quốc: 无 国界 记者, Ba Tư: گزارشگران بدون مرز, Tiếng Ả Rập: مراسلون
بلا حدود Murāsilūn bi -la Ḥudūd), Nhưng tất cả các nước đều gọi theo
tên tiếng Pháp viết tắt là RSF
[3] http://vi.wikipedia.org/wiki/Tuy%C3%AAn_ng%C3%B4n_Qu%E1%BB%91c_t%E1%BA%BF_Nh%C3%A2n_quy%E1%BB%81n
[4] Xem
thêm http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30690&cn_id=249856#uU6dHKNhcdZ1
[5] http://www.sggp.org.vn/chinhtri/2007/8/113880/
[6] http://dailyvnews.wordpress.com/
|