Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2012-12-20
Dư luận trong nước tiếp tục có những ý kiến xoay quanh bài nói
chuyện của ông Trần Đăng Thanh, đại tá phó giáo sư- tiến sĩ, nhà giáo ưu
tú, thuộc Học viện Chính trị Quốc gia, Bộ Quốc Phòng vào ngày 19 tháng
12 vừa qua ở Hà Nội.
Photo by Lê Quang Nhật
Nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên hoang vắng,
quạnh quẽ. Hình đăng trên bài báo của Huy Đức trên tờ Sài Gòn Tiếp Thị
(đã bị gỡ xuống).
Gia Minh ghi nhận một số nhận định về các vấn đề mà ông Trần Đăng Thanh nêu ra.
Chuyện ơn nghĩa
Bài nói chuyện dài 24 trang khổ giấy A4 được chú ý đến mấy ý chính.
Thứ nhất là Việt Nam không thể là người vô ơn bội nghĩa với Trung Quốc
về những giúp đỡ của họ trước đây trong những cuộc chiến chống Pháp,
chống Mỹ; dù rằng Trung Quốc từng xâm lược Việt Nam và nay có tham vọng
độc chiếm Biển Đông vì nguồn tài nguyên dầu khí dồi dào cũng như tầm
quan trọng của vùng biển này.
Đối với chuyện ân nghĩa đối với Trung Quốc, thì nhiều ý kiến lâu nay
đều cho rằng tất cả đã được giải quyết sòng phẳng chứ không phải dây dưa
mãi như yêu cầu của ông đại tá Trần Đăng Thanh đưa ra.
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh từ
năm 1974 đến năm 1987, nói rõ về chuyện Trung Quốc giúp đỡ Việt Nam
cũng như chuyện 'ân oán' sòng phẳng ra sao:
Việt Nam không thể là người vô ơn bội nghĩa với TQ về những giúp đỡ
của họ trước đây trong những cuộc chiến chống Pháp, chống Mỹ; dù rằng TQ
từng xâm lược Việt Nam và nay có tham vọng độc chiếm Biển Đông ?
Bài nói chuyện của Ô.Trần Đăng Thanh
...Việt Nam không thể là người vô ơn bội nghĩa với Trung Quốc về
những giúp đỡ của họ trước đây trong những cuộc chiến chống Pháp, chống
Mỹ; dù rằng Trung Quốc từng xâm lược Việt Nam và nay có tham vọng độc
chiếm Biển Đông ?
Cán binh CSVN bị bắt
làm tù binh trong cuộc chiến biên giới 1979. Để ý, có nhiều súng M79 và
súng tiểu liên của Mỹ, bị TQ thu. Source báo chí TQ
Đúng là Trung Quốc giúp Việt Nam trong chiến tranh
chống Pháp và chống Mỹ; nhưng bên cạnh sự giúp đỡ ấy cũng có lợi ích của
Trung Quốc chứ không phải chỉ đơn thuần 'vô tư' giúp Việt Nam đâu. Cho
nên cuối cuộc chiến tranh chống Mỹ của chúng tôi, khi lợi ích của Trung
Quốc không còn 'sợ' Mỹ nữa mà liên kết với Mỹ thì thái độ đối với Việt
Nam của Trung Quốc không còn 'hữu ái', không còn thân thiện nữa đâu bởi
vì họ làm ăn với Mỹ trên lưng của chúng tôi rồi. Từ khi Trung Quốc trở
mặt đánh chúng tôi rồi, tôi cho rằng không còn ơn nghĩa gì nữa. Ơn nghĩa
gì mà anh giúp tôi rồi bây giờ anh giết dân tôi, anh phá nát mấy tỉnh
biên giới của tôi thì còn ân nghĩa gì nữa! Bây giờ anh còn nợ máu với
chúng tôi.
Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc cũng đưa ra trình bày về việc Trung
Quốc và Liên xô thuộc khối xã hội chủ nghĩa giúp Việt Nam trong cuộc
chiến ý thức hệ trước đây và sự có lợi cho các bên thế nào:
Đúng là trong cuộc kháng chiến chống Pháp và cuộc kháng
chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam, thì Trung Quốc và Liên xô là hai
nước trong khối đồng minh xã hội chủ nghĩa đã viện trợ cho Việt Nam Dân
chủ Cộng Hòa rất nhiều trong cuộc chiến tranh này. Vấn đề có mang ơn hay
không, chúng ta phải phân tích trong toàn diện cuộc chiến tranh ý thức
hệ từ sau năm 1945.
Doanh trại CSVN bị lính Trung Cộng chiếm năm 1979. Nguồn báo chí TQ
Chúng ta thấy rằng Trung Quốc đã viện trợ sức người, sức
của cho Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa để tiến hành cuộc chiến tranh giải
phóng dân tộc cũng nhằm mục đích tạo Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa thành một
khu vực đệm để bảo vệ miền nam Trung Hoa, cho Trung Quốc tiến hành bốn
hiện đại hóa trong tham vọng của Mao Trạch Đông.
Ơn nghĩa gì mà anh giúp tôi rồi bây giờ anh giết dân tôi, anh phá nát
mấy tỉnh biên giới của tôi thì còn ân nghĩa gì nữa! Bây giờ anh còn nợ
máu với chúng tôi
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh
Vấn đề này trong thời đại cuộc chiến tranh lạnh, hay nói cách khác
là cuộc chiến tranh ý thức hệ, chúng ta thấy rằng cuộc chiến tranh ở
Việt Nam đã được nhiều nhà khoa học giải mã xem cuộc chiến tranh này là
cuộc chiến tranh gì. Tôi thấy rằng cuộc chiến tranh này là cuộc nội
chiến được quốc tế hóa; do đó việc Trung Quốc hay Liên xô viện trợ để
chống Mỹ, chẳng qua để tiến hành cuộc chiến tranh bảo vệ cho ý thức hệ.
Nhìn lại cuộc chiến tranh xâm lược của tập đoàn phản động Bắc Kinh
tháng hai năm 1979, chúng ta thấy có nên mang ơn hay không? Việc ơn
nghĩa, chúng ta rất sòng phẳng, nhưng đối với tập đoàn phản động Bắc
Kinh và cuộc chiến tranh xâm lược 6 tỉnh phía bắc ( tháng 2 năm 1979),
và dùng bọn phản động Pon pot- Ieng Sary tạo ra một gọng kềm ở biên giới
phía Tây- Nam tiến hành cuộc chiến tranh
Công an Hà Nội ngăn cản người dân biểu tình chống Trung Quốc. AFP
diệt chủng không những đối với nhân dân Kampuchia và còn
đối với nhân dân Việt Nam, thì thử hỏi có cần phải mang ơn Bắc Kinh hay
không?!
Trung Quốc đã viện trợ...nhằm mục đích tạo Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa
thành một khu vực đệm để bảo vệ miền nam Trung Hoa, cho Trung Quốc tiến
hành bốn hiện đại hóa trong tham vọng của Mao Trạch Đông
Ô. Đinh Kim Phúc
Phân định rõ bạn thù
Trong thời kỳ chiến tranh trước đây, cũng như sau này nhiều người
Việt Nam được cử sang học tập tại Trung Quốc theo diện chính sách như
kiến trúc sư Trần Thanh Vân. Tuy nhiên đến nay bà này cho biết cần phải
thấy rõ bản chất của sự việc nhằm rạch ròi nghĩa ơn và việc lợi dụng sự
giúp đỡ để hòng đạt được những mưu đồ khác:
Có người nói rằng; tình bằng hữu truyền thống giữa Việt Nam và
Trung Quốc. Thực sự chuyện đó đã gieo vào lòng nhiều người. Có lúc chúng
tôi cũng đã nghĩ như vậy, tin như vậy. Việc chúng tôi hiểu ra được
'không phải vậy đã là khó. Những người mà quyền lợi gắn liền với chuyện
đó thì họ thấy nghe ra vô lý. Cho nên những người có điều kiện tiếp xúc,
tìm hiểu, nghe ngóng thì 'giác ngộ' nhiều hơn; nhưng có những người cứ
chịu 'mũ ni che tai', và nghe theo câu mà đến bây giờ, ngày hôm nay vẫn
có người phân tích 'người Mỹ là kẻ thù hay người Trung Quốc là kẻ thù'.
Chuyện đó thật tế nhị!
Giờ phút này những người lên tiếng chống đối TQ kiên định nhất như
TT. Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên ĐS-Việt Nam tại TQ, hay nhà nghiên cứu
Dương Danh Dy, nguyên TLS-VN tại TQ. Điều đó không phải không có lý do
đâu, vì họ quá hiểu, quá nắm chắc bản chất của người TQ.
kiến trúc sư Trần Thanh Vân
Tại sao tôi là người từng học ở Trung Quốc- nếu phải mang ơn, tôi
phải mang ơn rất nhiều; nhưng mà tôi hiểu ra: họ đã nuôi chúng tôi, đã
cho chúng tôi ăn học và đã cố tình ve vãn, lôi kéo chúng tôi ra sao;
chúng tôi là người hiểu hơn ai hết. Tại sao trên đất nước Việt Nam vào
giờ phút này những người lên tiếng chống đối Trung Quốc kiên định nhất
như thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên đại sứ Việt Nam tại Trung
Quốc, hay nhà nghiên cứu Dương Danh Dy, nguyên tổng lãnh sự Việt Nam tại
Trung Quốc. Điều đó không phải không có lý do đâu, vì họ quá hiểu, quá
nắm chắc bản chất của người Trung Quốc.
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh cũng cho biết phải căn cứ vào thực tế
để định rõ kẻ ai là thù và ai là bạn, chứ không thể nói như ông đại tá
Trần Đăng Thanh rằng Mỹ vẫn là kẻ thù của dân tộc Việt Nam:
Hiện nay không có biểu hiện Mỹ lại xâm chiếm hay nô dịch chúng
tôi; nhưng hiện nay biểu hiện xâm lấn và nô dịch chúng tôi là từ Trung
Quốc. Thì người ta phải xem xét sự việc thực tế để định ai là thù ai là
bạn chứ.
Lòng Dân hay ý Đảng?
Một điểm kết của bài nói chuyện của đại tá Trần Đăng Thanh là người
dân phải tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và điều hành của chính phủ
Hà Nội. Các trường đại học không được để sinh viên tham gia những cuộc
biểu tình chống Trung Quốc mà ông này cho là bất hợp pháp.
|