Quốc Phương
GS Phúc cho rằng đa đảng không có nghĩa là dân chủ
Nhân
dịp Quốc khánh 2-9, một nhà nghiên cứu chính thống ở trong nước nói với
BBC về quan điểm nhất quán theo chế độ ‘độc đảng’ của Đảng, trong khi
phản bác các phê phán, chỉ trích của các học giả nước ngoài về các sai
lầm của Đảng, cũng như các bình phẩm về đời tư Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Giáo
sư Nguyễn Trọng Phúc, thuộc Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ
Chí Minh, từ Hà Nội, khẳng định với BBC Việt ngữ hôm 01/9/2009 rằng
"Đảng Cộng sản Việt Nam dứt khoát, trước sau như một, không chấp nhận
có đa nguyên, đa đảng ở Việt Nam".
Trong
dịp Việt Nam kỷ niệm 64 năm quốc khánh 2-9, nhà nghiên cứu, nguyên Viện
trưởng Viện Lịch sử Đảng thuộc Học viện cao cấp này của Nhà nước, nói:
"Hiện
nay pháp luật Việt Nam, điều lệ và cương lĩnh của Đảng cộng sản Việt
Nam không chấp nhận chuyện này. Và một đảng không có nghĩa là mất dân
chủ và đa đảng không có nghĩa là dân chủ."
Ông
Phúc, người từng đào tạo nhiều quan chức thuộc bộ máy Đảng và Nhà nước
ở các cấp về lý luận cao cấp, cho rằng có nhiều cách thức để đảng cộng
sản biết được điều mà ông tin là ‘sự ủng hộ tuyệt đối của toàn dân’ đối
với chủ trương trên:
"Người ta có nhiều
con đường để đi đến khẳng định chế độ chính trị nào được toàn dân ủng
hộ, chứ không phải chỉ trưng cầu dân ý. Nước Anh, nước Mỹ có trưng cầu
dân ý không?"
"Cứ theo dõi đời sống, tình
cảm, thái độ của người dân đối với chế độ chính trị như thế nào là có
thể hiểu được, chứ không nên áp đặt cách làm của nước này cho nước
khác," vị quan chức Học viện của Đảng nói.
‘Đảng phái phản động’
Trước
câu hỏi liệu có đảng phái, nhóm chính trị, hay các vị nhân sỹ nào,
ngoài đảng cộng sản, có vai trò quan trọng và tích cực cho việc giành
độc lập ở Việt Nam cho tới năm 1945 nhưng công lao của họ đã bị bỏ qua,
hay không được đánh giá thích đáng hay không, Giáo sư Phúc cho biết:
Quan điểm chính thống trong nước đề cao vai trò cứu quốc của Đảng Cộng sản
"Phải nói thẳng thắn rằng không có đảng phái nào khác ngoài đảng cộng sản và hai tổ chức do đảng cộng sản lập ra."
"Đó
là đảng Dân chủ trước cách mạng và đảng Xã hội, thành lập sau cách mạng
nổ ra vào tháng 7/1946, tham gia vào mặt trận Việt Minh mà không có bất
cứ đảng phái nào khác tham gia Tổng khởi nghĩa."
Người
đứng đầu Chi hội nghiên cứu lịch sử Đảng tại Hội Khoa học Lịch sử Việt
Nam này cũng cho biết quan điểm tới nay của Đảng Cộng sản đối với các
đảng phái, nhóm chính trị khác như Việt Quốc, Việt Cách của ông Nguyễn
Hải Thần (thành lập năm 1942), Quốc Dân Đảng (bộ phận tách ra từ sau
1930 của ông Vũ Hồng Khanh), đảng Phục Quốc Dân lập, Đảng Đại Việt Quốc
xã của ông Ngô Đình Diệm:
"Đây là những đảng phái phản động và không thể được coi là những tổ chức yêu nước, cách mạng."
‘Cách mạng đầu lưỡi’
Về
câu hỏi liệu có những sự thực hay nghi án lịch sử nào chưa được phản
ánh đầy đủ, thích hợp bởi sử học chính thống ở trong nước, chẳng hạn về
cái chết của cố lãnh tụ cộng sản đệ tứ, theo khuynh hướng Trotskyism,
ông Tạ Thu Thâu, người được cho là bị Việt Minh thủ tiêu năm 1945, Giáo
sư Nguyễn Trọng Phúc lý giải :
"Đây là một
nhân vật thuộc lực lượng của Trotskyism, đi theo khuynh hướng tả phái
của ở Nga, do đó đối lập với đường lối của đảng cộng sản, đây được gọi
là lực lượng cánh tả, cách mạng đầu lưỡi."
"Vì
sao thì tôi không nắm được, nhưng lúc đó những xu hướng trái với đường
lối thì không thể tồn tại được," quan chức ngành sử đảng nói về ông Tạ
Thu Thâu, "Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, chúng tôi thấy, ông
chẳng có đóng góp gì cả."
"Ví dụ thời kỳ
1936-1939, bầu cử Hội đồng Quản hạt ở Nam Kỳ, họ nêu những khẩu hiệu mà
trong chừng mực nào đó có thể lừa dối, để tập hợp quần chúng xung quanh
lực lượng đó. Đóng góp vào thực chất cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc,
họ chẳng có đóng góp gì cả."
"Sai lầm của đảng"
Về
một số vụ việc được cho là sai lầm của đảng trong xử lý nội bộ giai
đoạn sau cách mạng, như cải cách ruộng đất, đặc biệt sau đó là ‘vụ án
xét lại chống Đảng’ nổi tiếng, giáo sư Phúc cho biết :
"Cải
cách ruộng đất, chúng tôi đã viết trong lịch sử, coi đó là một trong
những sai lầm. Và Đảng đã có kiểm điểm, công khai tự phê bình trước dân
chúng ngay từ năm 1956. Sau đó đã tiến hành sửa sai và trong lịch sử
đảng chúng tôi đã ghi rõ, không có gì dấu diếm, úp mở."
Trước sau, vẫn kết luận hành vi của những người trong nhóm đó là chống lại Đảng, đường lối của Đảng.
Nói về vụ án 'chống Đảng'
"Còn
năm 1993 và 1994, Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vẫn kết luận sai
phạm của những người trong nhóm đó là hoàn toàn đúng sự thật và phải xử
lý như vậy thôi," ông Phúc bình luận về vụ án xét lại chống đảng, vốn
được cho là đợt thanh trừng ở Hà Nội thập niên 1960, gây ra việc bắt
bớ, giam cầm khá nhiều nhân vật trong nội bộ Đảng và bộ máy chính quyền.
Nhận
xét về các cứ liệu và nhận định của nhà văn Vũ Thư Hiên đưa ra trong
cuốn sách "Đêm giữa ban ngày" bị cấm ở trong nước về ‘vụ án chính trị’
này, chuyên gia sử Đảng nói :
"Cá nhân ông
ấy nói về người này người khác chỉ là nhận thức cá nhân, còn Đảng cộng
sản chưa bao giờ kết luận lại những việc đó cả. Trước sau, vẫn kết luận
hành vi của những người trong nhóm đó là chống lại Đảng, đường lối của
Đảng trong những thời điểm lịch sử đó mà đã bị xử lý theo pháp luật."
‘Sự thật Hồ Chí Minh’
Bình
luận về cuốn phim mới được công bố tại Hải Ngoại có tựa đề ‘Sự thật Hồ
Chí Minh’ công bố thời gian gần đây tại Hoa Kỳ, trong đó trích thuật
quan điểm nhiều chiều về cố chủ tịch Hồ Chí Minh của nhiều nhân chứng
và các học giả Việt Nam và quốc tế, nhất là trong bối cảnh Việt Nam kỷ
niệm 40 năm thực hiện di chúc của vị cố chủ tịch, giáo sư Phúc phản bác
:
"Tôi cho rằng Chủ tịch Hồ Chí Minh là
con người tuyệt vời và hoàn thiện. Cho nên tất cả những điều đó là luận
điệu và thủ đoạn bôi nhọ, nói xấu lãnh tụ, những người lãnh đạo lớp
trước."
"Chúng tôi hoàn toàn bác bỏ những
điều đó. Đương nhiên trong quá trình lãnh đạo, như đảng xác định, những
vấp váp, khuyết điểm là điều khó tránh. Nhưng những điều mà các thế lực
thù địch hiện nay đưa ra là hoàn toàn phản động và có dụng ý xấu," Giáo
sư Phúc nói với BBC.
|