Quanlambao -
Có lẽ đến nay không một người dân nào không thấu hiểu: Chính các Tập
đoàn của Chính Phủ Nguyễn Tấn Dũng không những đang làm nghèo đất nước
mà còn trở thành gánh nặng khiến nền kinh tế Việt Nam trẻ trung đang
tăng trưởng trở thành một bà già lão phải è lưng ra để gánh!
Bằng đó năm, kể từ khi thống nhất đất nước, vai trò của phần lớn các
Doanh nghiệp nhà nước lẽ ra phải được kết thúc để chuyển thật sự sang cơ
chế thị trường, song vì những tham vọng Chaebol như Hà Quốc mà ông Phó
Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng sau khi nghe giới thiệu đã mang về 'hiến kế'
xin Ngài Tổng Bí Thư Đỗ Mười cho thực hiện. Chẳng khác nào như kẻ mù
đoán Voi, xờ thấy cái đầu con voi những tưởng là 'hay! Nhưng có lẽ không
hẳn bởi chỉ có lý do như vậy mà nguyên do chính bởi tham vọng chính trị
của Ngài Phó Thủ Tướng khi đó muốn dùng mô hình 'Tập đoàn' - Chaebol
này làm bàn đạp leo lên nấc thang danh vọng Thủ Tướng nên đã vội vã sáp
nhập, thành lập các tập đoàn trực thuộc chính Nguyễn Tấn Dũng quản lý!
Sau 15 năm của
nhiệm kỳ Phó Thủ Tướng và Thủ Tướng đến nay đã cho ra một kết cục thảm
hoạ khiến cả đất nước phải gánh chịu hậu quả, có thể nói chính những Tập
đoàn Nhà nước của Nguyễn Tấn Dũng đã góp phần kéo lùi nền kinh tế của
đất nước lại vài chục năm.
Có thể đúc kết mấy cái 'Nhất' của các Tập đoàn kinh tế nhà nước đồng hành cùng cái 'NHẤT' của Nguyễn Tấn Dũng:
Thứ nhất, tham nhũng NHẤT mọi thời đại!
Thì có đến 05 Vụ án liên quan đến Nguyễn Tấn Dũng! Xuyên suốt bề
dày lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo đất nước làm kinh tế, có
khi nào mà những vụ án tham nhũng lớn như Vinashin, như Vinaline làm
rung chuyển cả đời sống kinh tế chính trị của nhân dân cả nước?
Dư luận nhân dân phẫn uất: "...một cá nhân dù tài đến mấy, dù "độc ác" đến mấy cũng không có khả năng phá hoại đến 80.000 tỷ trong vòng vài ba năm...và đất nước của chúng ta không có nhiều 80.000 tỷ mà chỉ có độ vài ba chục lần 80.000 tỷ thôi... "
Tổ chức minh bạch quốc tế (TI) đã
công bố chỉ số cảm nhận tham nhũng 2010 (CPI), Việt Nam xếp hạng
116/178 quốc gia và vùng lãnh thổ và năm 2011 tương ứng xếp hạng
112/180, gần như đứng trong đội ngũ những Quốc gia tồi tệ nhất! 'Công
đầu thuộc về Nguyễn Tân Dũng' và các Tập đoàn nhà nươc đã 'làm lên kỳ
tích' này chỉ trong một thời gian rất ngắn!
Thứ 2, Lãng phí NHẤT mọi đời Thủ Tướng! Có
khi nào, có đời Thủ Tướng nào phát hiện ra hàng chục con tàu già, ụ
hỏng hàng vài chục ngàn tỷ nằm phơi thây tại Hải Phòng, Đà Nẵng, Cam
Ranh như phóng viên báo chí vừa phanh phui?
Thứ 3, Tổng nợ và Nợ xấu cao NHẤT mọi đời Thủ Tướng, chưa
có một đời Thủ Tướng nào mà các Tập đoàn nhà Nước nợ tới 1.292.400 tỷ
đồng! Chiếm 50% Tổng dư nợ của toàn xã hội! Nhưng nghịch lý là:
Thứ 4, 'Ốm, Yếu' NHẤT thời đại, chưa bao giờ các Tập đoàn nhà
nước làm ăn thua lỗ kéo dài, kiệt quệ, dở sống dở chết như hiện nay.
Ngay đến Tập đoàn Dầu khí - Là Tập đoàn chỉ bán pháp lý cho nhà đầu tư
nước ngoài 'khui' dầu lên bán, vậy mà cũng nợ xấu, nợ thuế, những Tập
đoàn độc quyền như Điện lực, hàng không về nguyên tắc phải lợi nhuận tốt
thì cũng trong tình trạng dặt dẹo... Ngay cả Tổng công ty Thuốc lá cũng
nợ thuế thì quả là điều nực cười nhất thế gian! Có lẽ chỉ còn lĩnh vực
Viễn thông, rượu bia đầy triển vọng thì đang bị cô con gái rượu và bố
già Masan 'dòm ngó' cướp luôn!
Thứ 5, Làm bậy 'NHẤT' thời đại, chỉ một thời gian ngắn được ngài
Thủ Tướng cho kinh doanh đa ngành, thế là tất cả các Tập đoàn ồ ạt vay
tiền, xin ngân sách kinh doanh trái ngành,Tập đoàn nha nước. Điện lực,
dầu khí cũng đi kinh doanh Hotel, nhà hàng, bất động sản... dẫn đến sai
phạm và sự đổ bể của hàng loạt công ty, Tập đoàn Quốc doanh mà đến nay
cả nneefn kinh tế đất nước vẫn đang phải gánh chịu!
Thứ 6, Nợ lương nhiều NHẤT mọi thời đại! Có
khi nào mà của các đời Thủ Tướng, kể cả trong thời kỳ bị cấm vận, bế
quan, toả cảng mà CBCNV, công chức, công nhân bị nợ lương như Vinashin
đã nợ lương hàng ngàn công nhân, thủy thủ, CBCNV suốt nhiều năm qua.
Người lao động sống bàng đồng lương, vậy mà hàng ngàn gia đình đói khát
vì bị nợ lương đến 6 tháng. Một Tập đoàn anh cả đỏ tham vọng "Mỗi bến cảng, Mỗi cơ xưởng đóng tàu sẽ trở thành trận địa bảo vệ vùng biển Việt Nam"
như chính Phạm Thanh Bình khoác loác để được ưu tiên rút tiền ngân
sách, được bảo lãnh nợ! Nếu không có những Tập đoàn 'con cưng' Thủ Tướng
như Vinashin, thì Việt Nam đã có thêm tàu Silo hạng nặng để giúp bảo
vệ vùng biện đất nước, chư không phải để cho Trung Nam Hải làm mưa, làm
gió ngoài Biển đông như vậy!
Thứ 7, Hiệu quả kinh doanh tồi tệ NHẤT! suốt nhiều thập kỷ các
nàh thống kê đã tổng kết chỉ số ICOR của các thành phần kinh tế của Việt
Nam cho thấy càng ngày hiệu quả của các Tạp đoàn Nhà nước ngày càng tồi
tệ, trước đây 03 năm cứ 7 đồng vốn làm ra 1 đồng lợi nhuận thì nay đã
phải cần đến 9 đồng vốn! Trong khi khối doanh nghiệp ngoài Quốc doanh
tương ứng chỉ cần 3 đồng và khối FDI là 2 đồng! Một con số biết nói
không thể chối cãi được, nhưng Chính Phủ và chính các Tập đoàn Nhà nước
này vẫn cố tình nhập nhẹm giữa nhiệm vụ Chính trị và nhiệm vu kinh doanh
để bao biện, che đậy cho làm ăn kém hiệu quả, tham nhũng và thất thoát
chủ quan của chính họ! Một điều vô cùng đơn giản chỉ cần tách hoạt động
kinh doanh phục vụ nhiệm vụ chính trị, ổn định an sinh xã hội ra thì sẽ
thấy ngay:
CHÍNH CÁC TẬP ĐOÀN NHÀ NƯỚC HIỆN NAY LÀ NHỮNG CÁI Ổ THAM NHŨNG, TRỘM CẮP LỚN NHẤT VIỆT NAM!
Ở bất kỳ một Quốc gia nào, chỉ cần 1% của những 'thành quả' 'ấn
tượng', những cái 'Nhất' kể trên thì Thủ Tướng của nước họ đã lên trước
toàn dân xin lỗi mà xấu hổ xin rút lui. Còn ở Việt Nam thì ngài Thủ
Tướng lại trơ tráo, ngông ngênh rằng "51 năm theo Đảng và Đảng phân công thì sẽ tiếp tục..."
Và việc làm đầu tiên sau khi 'được Đảng tiếp tục phân công' ngài Thủ Tướng thay vì kiên quyết cắt bỏ những khối hoại tử, đẩy
mạnh cổ phần hoá, lành mạnh hoá nền kinh tế thì Ngài Thủ Tướng lại vội
vã cho phân loại những xác chết đẩy về cho các Bộ, chỉ 'ôm' những tập
đoàn mà dân giã nói với nhau 'còn có màu' để chuẩn bị đối phó cho những
đổ bể tiếp theo của Tập đoàn Nhà nước đã bị hoại tử giai đoạn cuối và
khi đó những 'bị bông' như Đinh La Thăng, như Trịnh Đình Dũng, như Vương
Đình Huệ, Vũ Huy Hoàng... sẽ đứng ra chịu trách nhiệm chính trị tiếp!
Hãy chờ xem những màn kịch gì sẽ diễn ra khi các Tập đoàn 'hoại thư' này sụp đổ.
Trần Hưng Quốc - Quan làm báo
Tổng nợ của tập đoàn, tổng công ty nhà nước là bao nhiêu?
►Bộ trưởng Bộ Tài chính trả lời chất vấn về nợ của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước... 
Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ cho biết, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang nợ quá hạn 10.149 tỷ đồng.
Nhiều con số đáng chú ý về tình trạng nợ nần của các tập đoàn, tổng công
ty nhà nước đã được Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ "tiết lộ”.
Tại văn bản chất vấn gửi đến Bộ trưởng, bên cạnh tình hình nợ trong,
ngoài nước của các tập đoàn và tổng công ty nhà nước, đại biểu Quốc hội
còn muốn biết Nhà nước có phải dùng ngân sách hàng năm để trả nợ thay
cho các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hay không, nếu có là bao nhiêu?
Tính đến thời điểm 31/12/2011, văn bản trả lời chất vấn cho hay tổng
số nợ phải trả của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước là 1.292.400
tỷ đồng, tăng 18,9% so với 2010. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu bình
quân năm 2011 là 1,77 lần.
Đặc biệt, có đến 30 tập đoàn, tổng công ty tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở
hữu lớn hơn 3 lần. Trong đó có 8 đơn vị có tỷ lệ trên 10 lần, 10 doanh
nghiệp từ 5 – 10 lần, 12 tập đoàn, tổng công ty từ 3 - 5 lần.
Vốn chủ sở hữu/tổng tài sản theo báo cáo hợp nhất là 0,34 lần, tổng nợ
phải trả/tổng nguồn vốn bình quân tính theo số liệu báo cáo hợp nhất là
0,62 lần.
Với tổng tài sản/tổng nợ phải trả, theo báo cáo hợp nhất bình quân năm
2011 là 1,62 lần, theo Bộ trưởng, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước
đang hoạt động phụ thuộc phần lớn vào nguồn vốn vay, dẫn đến chi phí tài
chính lớn và khả năng thanh toán nợ đến hạn thấp.
Cụ thể hơn, ông Huệ cho biết, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang nợ
quá hạn 10.149 tỷ đồng. Văn bản trả lời mở ngoặc đơn giải thích rằng,
Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo thực hiện khoanh nợ khoản tiền mua điện
của Petro Vietnam.
Trong khi đó, Tập đoàn Dầu khí vẫn đang nợ quá hạn 1.731 tỷ đồng (nợ của
Công ty TNHH Một thành viên Công nghiệp tàu thủy Dung Quất – nhận bàn
giao từ Vinashin). Rồi nợ quá hạn của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam 467
tỷ đồng, Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 6 là 128 tỷ đồng,
Tổng công ty Rau quả nông sản 30 tỷ đồng.
Theo báo cáo của công ty mẹ, tổng số nợ phải trả là 606.606 tỷ đồng,
tăng 22% so với 2010, nợ nước ngoài là 142.853 tỷ đồng, bằng 23,5% tổng
nợ phải trả, tăng 14% so với năm 2010.
Đáng chú ý, Công ty mẹ - EVN nợ nước ngoài lên tới 99.260 tỷ đồng (do
vay đầu tư nhà máy điện). Công ty mẹ - Tổng công ty Hàng không Việt Nam
là 24.027 tỷ đồng (do vay đầu tư mua máy bay mới). Có đến 18 công ty mẹ,
tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu lớn hơn 3 lần, trong đó 5 công ty mẹ
trên 10 lần.
Với nợ nước ngoài, Bộ trưởng Huệ cho hay, theo quy định của Luật Quản lý
nợ công thì trong trường hợp doanh nghiệp khó khăn Bộ Tài chính sẽ ứng
tiền từ quỹ tích lũy trả nợ để trả nợ thay, không lấy từ ngân sách hàng
năm. Các doanh nghiệp phải nhận nợ bắt buộc và có trách nhiệm hoàn trả
dần số tiền được ứng cho quỹ.
Cho tới thời điểm hiện tại, quỹ tích lũy trả nợ đang ứng trả thay cho
Tổng công ty giấy Việt Nam, Tổng công ty xây dựng công nghiệp Việt Nam,
Tập đoàn Sông Đà, Tổng công ty công nghiệp Xi măng, đều là các doanh
nghiệp nhà nước được Chính phủ bảo lãnh vay và đang gặp khó khăn trong
việc trả nợ với tổng số tiền là 109,7 triệu USD.
Các dự án trên hiện nay đang thực hiện tái cơ cấu và cam kết sẽ hoàn trả
hết số tiền nhận tạm ứng trong 5 năm tới đây, Bộ trưởng cho biết.
Dòng cuối cùng văn bản, Bộ trưởng Huệ viết, "Bộ Tài chính xin trả lời đại biểu để thông báo cho cử tri được biết".
VNEconomy
|