Trong
lúc chính quyền Việt Nam tổ chức long trọng ngày Quốc Tế Phụ Nữ 8-3,
thì vẫn còn những người phụ nữ đang phải chịu nhiều thiệt thòi chỉ vì
thể hiện tinh thần yêu nước của mình.
Photo courtesy of caotraonhanban.org
Luật sư Lê Thị Công Nhân chụp năm 2006, trước khi bị bắt giam. Chị vừa ra tù ngày 6/3/2010.
Chỉ
vì yêu nước
Kỷ
niệm ngày phụ nữ quốc tế thứ 100, Việt Nam còn nhấn mạnh ở ý nghĩa năm kỷ niệm
lần thứ 1970 cuộc kháng chiến của Hai Bà Trưng chống quân Tàu xâm lược. Giữa những
âm thanh và tin tức về tinh thần dịp kỷ niệm đó, một thành phần phụ nữ Việt Nam
lại đang phải chịu nhiều thiệt thòi chính vì tinh thần chống ngoại xâm, giữ nền
độc lập và tư do cho nước nhà.
Quyền của phụ nữ ngày mùng 8 tháng Ba, tức là ai ai
cũng có cái quyền được chúc mừng, nào chồng con, anh em chúc mừng cho nhau những
cái ngày này. Trong khi đó thì con tôi lại ở trong tù.
Bà Nguyễn Thị Lợi
Nữ luật sư Lê Thị Công Nhân vừa được trả tự do,
nhưng cùng lúc đó vẫn còn không ít những phụ nữ khác mới vào tù chưa lâu, và những
người đang chịu những trói buộc o ép trong cụôc sống hằng ngày dù ở ngoài trại
giam,cũng chỉ vì thể hiện tinh thần yêu nước quá sớm, trước khi được Thủ tướng
chính phủ cho phép được yêu nước. Tâm trạng và suy tưởng của những phụ nữ ấy ra
sao?
Đại
hội phụ nữ quốc tế của các nước Xã Hội Chủ Nghĩa, họp tại Đan Mạch vào năm 1910
quyết định lấy ngày 8 tháng Ba làm ngày Phụ Nữ Quốc Tế đã biến ngày này thành một
ngày mà ý chí đấu tranh cho công lý và bình đẳng của phụ nữ trên toàn thế giới
được vinh danh.
Mùng
8 tháng 3 năm nay, Ngày Phụ Nữ Quốc Tế được tổ chức ở khắp nơi trên thế giới với
chủ đề: "Bình đẳng quyền sống, bình đẳng cơ hội: Tiến bộ cho mọi người".
Nhà văn Trần Khải Thanh Thủy. RFA file photo.
Người
ta có thể đoan chắc là dù với chủ đề này, ngày Ngày Phụ Nữ Quốc Tế năm nay đã
không hề mang lại chút bình đẳng nào cho những phụ nữ Việt Nam hiện đang bị
giam cầm vì dám đứng lên đòi dân chủ tự do cho đất nước.
Để
đòi cho được quyền tự do, họ đã mất hết cả tự do, kể cả những quyền làm người
căn bản. Có chăng thì tên tuổi của họ lại được một lần nữa được nhắc đến, được
vinh danh, trong những bài viết ca tụng lý tưởng, sự hy sinh, lòng can đảm và ý
chí bất khuất của họ.
Những
tên tuổi quen thuộc thường được nhắc đến là luật sư Lê Thị Công Nhân, người vừa
mãn hạn tù ở 3 năm, cô Phạm Thanh Nghiên, người đã bị kết án 4 năm tù, và nhà
văn Trần Khải Thanh Thủy, đã bị kết tội hành hung chính những công an đã đả thương
vợ chồng bà.
Nhưng
có một nhóm phụ nữ khác còn được ít hơn thế nữa trong Ngày Phụ Nữ Quốc Tế. Tên
tuổi họ cũng ít được ai nhắc đến.
Họ
là ai?
Họ
là những chiến sĩ thầm lặng hỗ trợ cho lý tưởng và sự hy sinh của chồng, của
con.
Ngày mùng 8 tháng Ba, chồng mình thì lại đang ở
trong tù. Anh Trội đến năm 2012, còn hai năm rưỡi nữa cơ ạ.
Cô Nguyễn Huyền Trang
Họ
là vợ hay mẹ của các nhà đấu tranh dân chủ tự do hiện đang còn bị giam cầm.
Như
những phụ nữ khác, những người này cũng muốn được chồng, được con gửi quà chúc
tụng, và trao cho những cử chỉ thương yêu trong ngày mà mọi phụ nữ đều được săn
sóc một cách đặc biệt. Những ao ước rất bình thường này, với họ là những ước muốn
quá xa tầm tay với.
Tâm
trạng của họ ra sao?
Cô
Nguyễn Huyền Trang, vợ kỹ sư Phạm Văn Trội vừa bị toà án Hà Nội xử 4 năm tù
giam và 4 năm quản chế vào tháng Mười vừa qua tâm sự:
"Ngày mùng 8 tháng Ba, chồng mình
thì lại đang ở trong tù. Anh Trội đến năm 2012, còn hai năm rưỡi nữa cơ ạ,
thành thử ra em rất là suy nghĩ, cũng không biết nói gì hơn, cảm giác rất là
khó tả. Với em thì em rất khâm phục tinh thần của chị Nhân, và em nhân ngày
mùng 8 tháng Ba thì em cũng xin chúc chị ra ngoài được trở về với gia đình thật
là vui vẻ và hạnh phúc. Mong rằng chị sẽ tinh thần sẽ vững mãi như ngày đầu.”
Bà Nguyễn Thị Lợi, Mẹ của cô Phạm Thanh Nghiên. Photo courtesy thongtinberlin.de
Bà
Nguyễn Thị Lợi, mẹ cô Phạm Thanh Nghiên, cô gái bị kết án 4 năm tù và 3 năm quản
thúc, lúc nào cũng bênh vực là con mình không có lỗi và chỉ nói sự thật cũng như
hành xửđúng khi bảo vệ chủ quyền của đất
nước, không khỏi ngậm ngùi lo lắng cho con, và đau xót cho sự bất lực của mình.
Bà nói:
"Nghiên hiện nay nó đang ở trong
tù, vẫn ở Hải Phòng chứ chưa cho đi trại khác, cũng đi đâu thì chưa biết. Tôi
thì tôi cảm tưởng rằng thì là, cái quyền của phụ nữ ngày mùng 8 tháng Ba, tức
là ai ai cũng có cái quyền được chúc mừng, nào chồng con, anh em chúc mừng cho
nhau những cái ngày này. Trong khi đó thì con tôi lại ở trong tù, không được hưởng
cái quyền này. Thì cũng rất là buồn thương, thì em nó ở trong tù, nó không được
hưởng những quyền tự do của nó như những người ở ngoài. Thế thì cũng chỉ biết
thương nó thế thôi, chứ cũng chẳng biết làm thế nào được.”
Lý
Thị Tuyết Mai, vợ của nhà giáo Vũ Hùng đã bị tù vì kẻ những khẩu hiệu treo ở cầu
Thăng Long hô hào việc khẳng định chủ quyền của VN trên hai quần đảo Hoàng Sa
và Trường Sa, chia xẻ tâm sự:
Tất nhiên là mình cũng thấy buồn, bởi
vì mình cũng là phụ nữ như những người khác, người ta có chồng ở nhà thì người
ta sẽ động viên, hoặc là người ta sẽ tặng quà cho mình, mà hiện giờ chồng của
mình thì lại vẫn còn ở trong nhà tù, thì mình rất là bùi ngùi tủi thân.
Cô Phạm Thanh Nghiên.
Những
người phụ nữ này có điểm gì chung?
Họ
hiểu và hỗ trợ việc làm của chồng, và cố gắng lo cho việc nhà để chồng có thể
an tâm theo đuổi con đường của mình đi.
"Mình rất là buồn, nhưng không vì
thế mà quá chán nản, mình nghĩ rằng mình sẽ cố gắng vượt lên, và sẽ can đảm hơn
và lo các công việc của gia đình, để cho chồng mình yên tâm.”
Phụ
nữ Việt Nam buồn phiền trong ngày Phụ Nữ Quốc Tế là bởi vì đâu? Và có ai giúp
gì được cho họ không?
Chúng
tôi xin mượn lời viết của tác giả Trùng Dương trong bài viết Ngày Phụ Nữ Quốc Tế
2010 thay cho lời kết:
"Mong rằng năm tới, khi chúng ta mừng
100 năm Ngày Phụ Nữ Quốc Tế, tình thế đất nước sẽ đổi khác, để mọi người trong
và ngoài nước có thể tiếp tay xây dựng một Việt Nam sẽ không còn phải hổ thẹn
cúi đầu trước cộng đồng thế giới.”