Tường Thụy - Vậy
là chúng tôi cứ đi đi lại lại, mỏi chân lại đứng xa cái khu vực gọi là
bảo vệ. Thỉnh thoảng lại gặp một nhóm biểu tình. Người biểu tình dù quen
hay chưa quen nhưng nhận ra nhau thì dễ. Nhận được chứ: gương mặt trung
thực, đi đứng đang hoàng, nụ cười dễ mến, mắt nhìn thẳng chứ không "đảo
như rang lạc” (Cụm từ "mắt đảo như rang lạc” là do một cậu dạy tôi cách
nhận ra mật vụ). Thực ra, với chúng tôi, có họ hay không có họ cũng thế
thôi...
1. BIỂU TÌNH KHÔNG THÀNH
Chừng 500 tàu cá Trung Quốc đang ngang nhiên hoạt động lâu dài ở khu vực Trường Sa của Việt Nam.
Tiếp theo, con tàu đa chức năng Quỳnh Phú Hoa Ngư – 01 trọng tải 1200
tấn được điều đến Trường Sa từ ngày 10/9/2011. Nhiều ý kiến nghi ngờ con
tàu này được trang bị vũ khí và có thể có cả tên lửa.
Trung Quốc ngang ngược phản đối và đe dọa Ấn Độ hợp tác với Việt Nam
thăm dò dầu khí thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Ngày
16/9/2011, người phát ngôn bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị nêu rõ, các ý
kiến phản đối này là hoàn toàn không có cơ sở pháp lý và vô giá trị.
Những sự kiện trên diễn ra trong khi Chính phủ ta và Trung quốc đang có
những hoạt động ngoại giao con thoi để tìm kiếm sự đồng thuận. Đáng chú ý
nhất là nó xảy ra ngay sau chuyến đi của Đới Bỉnh Quốc sang Việt nam.
Tình hình đó đã thôi thúc những người yêu nước Việt Nam đổ về Hồ Gươm để biểu tình phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc.
Tôi đã nghĩ, không nên cứ chủ nhật nào cũng đi biểu tình nếu TQ không có
động thái gây hấn mới. Thế mà hôm nay, 8h00, tôi vẫn phải có mặt ở khu
vực tượng đài Lý Thái Tổ với tâm trạng đầy căm giận.
Trời Hà Nội râm mát, Hồ Gươm đẹp lạ lùng:
Lòng yêu nước không phải chờ ai cho phép. Tuy nhiên, cuộc biểu tình
không thể diễn ra bởi lực lượng công an, mật vụ dày đặc. Không có bóng
dáng người biểu tình nào ở khu vực tượng đài, chỉ có công an sắc phục và
không sắc phục (bên phía bờ hồ thì đông hơn)
Tôi cắt đường Đinh Tiên Hoàng, sang phía bờ hồ.
Người biểu tình đầu tiên tôi gặp đang đứng một mình, vừa nói chuyện điện thoại với ai đó:
Gặp một bác ở Bắc Giang. Hầu như lần nào nghe tin có biểu tình, bác đều
đạp xe 50 km về Hà Nội. Tôi đứng nói chuyện với bác một lúc thì một đám
người mặc thường phục đến giải tán những người đang ngồi chơi trên những
chiếc ghế đá, khu vực đối diện vườn hoa Chí Linh. Những người này đứng
dậy đi thì họ giải tán đến chúng tôi:
- Mời các bác đi chỗ khác, đây là khu vực bảo vệ.
Tôi cự lại:
- Khu vực bảo vệ, tại sao các anh không chăng dây, chắn ba-ri-e và đặt
biển cấm. Tôi biết các anh là ai. Đây là công viên mà ai cũng đuổi được
dân đi là sao.
Dĩ nhiên là họ không thể trả lời. Tôi hỏi:
- Thế các anh bảo chúng tôi đi đâu?
- Thì các bác cứ đi xa xa ra chỗ kia kìa.
- Chỗ kia là chỗ nào? Bắt đầu từ đâu? Các anh đánh dấu cho chúng tôi rõ kẻo lát nữa các anh lại đến đuổi.
Một câu quần bò, áo phông đen dịu giọng:
- Thôi, đây là nơi bảo vệ, các bác đi hộ.
Tôi cáu:
- Chúng mày làm ăn đến là vớ vẩn.
Biết là không thể lý lẽ với đám người này, chúng tôi thong thả đi bộ dọc
bờ hồ. Lạ thay, chúng tôi đi đến đâu cũng có một đám lẵng nhẵng theo
sau. Chúng tôi quay lại, họ cũng quay lại. Chúng tôi đứng, họ cũng
đứng.
Vậy là chúng tôi cứ đi đi lại lại, mỏi chân lại đứng xa cái khu vực gọi
là bảo vệ. Thỉnh thoảng lại gặp một nhóm biểu tình. Người biểu tình dù
quen hay chưa quen nhưng nhận ra nhau thì dễ. Nhận được chứ: gương mặt
trung thực, đi đứng đang hoàng, nụ cười dễ mến, mắt nhìn thẳng chứ không
"đảo như rang lạc” (Cụm từ "mắt đảo như rang lạc” là do một cậu dạy tôi
cách nhận ra mật vụ). Thực ra, với chúng tôi, có họ hay không có họ
cũng thế thôi.
Biết là cuộc biểu tình không thể khởi động, tôi tranh thủ chụp mấy kiểu ảnh:
Hai ảnh dưới đây, riêng người mặc quần lửng, áo phông tím than không
phải người trong nhóm nhưng vẫn theo sát khi chúng tôi khi ra lấy xe:
2. THĂM PHAN TRỌNG KHANG
9 giờ, chúng tôi quay về một quán cà phê ở Trấn Vũ. Có cuộc gặp mặt này
là do anh Phan Trọng Khang ngỏ ý muốn mời mọi người đến để cảm ơn về
việc đã đến viếng tang thân phụ anh. Mọi người chỉ nhắn tin cho nhau, ai
biết thì đến. Anh Khang bị công an Từ Liêm khởi tố về tội chống người
thi hành công vụ. Anh bị giam 5 ngày khi mang cơm và nước uống cho những
người biểu tình ngày 21/8 bị bắt. Một số người viết thư cho Ba Sàm nói
họ sẵn sàng làm chứng cho anh, theo đó thì tội danh ấy chỉ chỉ là ngụy
tạo:
Ở Bờ Hồ, tôi ước lượng chừng 30 người, có mặt ở đây là 26 người nhưng
chủ yếu lại là những người không có mặt ở Bờ Hồ. Có lẽ biết trước tình
hình nên mọi người đến thẳng đây. Cuộc họp mặt diễn ra trong không khí
thân tình như anh em ruột thịt và chỉ giải tán khi bị công an dẹp:
3. TIN HAI CHÁU HỌC SINH PHỔ THÔNG BỊ BẮT
Trong các nhóm tụ tập ở Bờ Hồ hôm nay, tôi gặp hai cháu học sinh lớp 12.
Nói chuyện với các cháu, các cháu tỏ ra rất ngoan ngoãn và lễ độ. Tôi
không thể không bày tỏ lòng mến mộ các cháu và cảm thấy các cháu như con
gái mình vậy. Tôi bảo các con đứng chụp với bác một kiểu:
Buổi chiều, bác Nguyễn Đăng Quang, đại tá công an (đã nghỉ hưu) gọi điện
báo cho tôi tin hai cháu này bị bắt vào đồn công an Tràng Tiền. Tôi đã
trực tiếp liên lạc với từng cháu được các cháu cho biết như sau: Khi các
cháu từ Bờ Hồ đến Đinh Lễ thì gặp một đám chừng chục người xông vào bắt
các cháu. Các cháu có nói chúng cháu có làm gì đâu mà bắt thì họ không
nói gì. Cứ 3,4 người bắt một cháu, kẻ kéo, người đẩy đưa các cháu lên
xe. Họ mang các cháu về đồn công an Tràng Tiền, hỏi tên, trường lớp, địa
chỉ rồi thả ra.
Chắc chắn các cháu không có tội gì ngoài "tội” đứng trong đám người biểu tình ven bờ hồ.
Rõ ràng, đây là việc bắt người phi lý và trái pháp luật.
Tường Thụy
http://nguyentuongthuy.wordpress.com/2011/09/18/1722/
|