16/09/11 12:51 PM
Khu đất của Giáo xứ Thái Hà, một khu đất có tổng số hơn
71.000 mét vuông đã bị chiếm cướp chỉ còn lại 2.700 m2 cho tất cả các
công việc thờ tự và hoạt động tôn giáo tại đây.
Khu đất Hồ Ba Giang nằm trong số đất đai của Giáo xứ, chưa bao giờ
được cho, tặng, nhượng cho bất cứ tổ chức, cá nhân nào. Không chỉ Giáo
xứ có đầy đủ cơ sở pháp lý chứng minh khu đất của mình, mà ngay cả các
đoàn kiểm tra liên ngành cũng đã kết luận khu đất Hồ Ba Giang của Giáo
xứ Thái Hà.
Khu đất này nằm sát ngay sau Gò Đống Đa, thuộc địa giới hành chính phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội.
Khu
đất này rộng 18.230 m2, thuộc sở hữu của Dòng Chúa Cứu Thế từ năm 1928,
ban đầu là khu ruộng cấy, sau vì lý do lấy đất san lấp nền tu viện và
nhà thờ, các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế đã đào lấy đất đắp nền và biến
khu vực thành hồ cá.
Những
năm 1970- 1980 của thế kỷ trước, linh mục Vũ Ngọc Bích cho ông Ba Giang
thuê thả cá và trồng rau và từ đó, hồ được các cư dân quanh vùng đặt
tên là "Hồ Ba Giang”.
Sau
khi ông Ba Giang mất, giai đoạn từ 1980 – 1985, giáo xứ cho hợp tác xã
Nam Đồng thuê để thả cá. Sau đó, vì không quản lý nổi, hợp tác xã Nam
Đồng đã trao trả lại cho Dòng Chúa Cứu Thế quản lý.
Suốt
từ năm 1928 cho tới nay – năm nhà dòng mua khu đất này, thì khu đất này
vẫn do Dòng Chúa Cứu Thế quản lý. Dòng Chúa Cứu Thế – giáo xứ Thái Hà,
luôn đứng tên đăng ký trước bạ và trong các lần kê khai tài sản theo
chính sách, chủ trương của chính phủ, thì giáo xứ và tu viện luôn kê
khai đầy đủ khu vực hồ Ba Giang vào trong địa bạ.
Bên
cạnh đó, các công văn của chính quyền các cấp, sở, ban, ngành từ thành
phố tới quận luôn khẳng định khu đất hồ Ba Giang hiện do giáo xứ Thái Hà
đang quản lý:
-
Báo cáo của Sở Địa chính Hà Nội, số 387/BC- SĐCNĐ, ngày 11/5/1999,
khẳng định: "Khu đất Hồ Ba Giang hiện do giáo xứ Thái Hà đang quản lý”.
-
Công văn số 64/CV-UB- ĐĐ, ngày 30/1/1996 của UBND quận Đống Đa, về việc
giải quyết hồ Ba giang, cũng khẳng định "Khu đất của giáo xứ Thái Hà
đang quản lý và cho mượn”.
Lúc
sinh thời, linh mục Vũ Ngọc Bích đã nhiều lần tuyên bố công khai trước
hàng ngàn giáo dân về quyền sở hữu của Nhà Dòng Chúa Cứu Thế – giáo xứ
Thái Hà trên khu vực này và khẳng định ngài không hề ký cho hay chuyển
nhượng bất cứ mét vuông đất nào của giáo xứ tại hồ Ba Giang.
Có
thể nói cho tới giờ này, Dòng Chúa Cứu Thế vẫn đang là đơn vị quản lý
và là chủ sử dụng hợp pháp toàn bộ khu đất hồ Ba giang này.
Tuy
nhiên, trong thực tế, những năm đầu của thập niên 90 thế kỷ trước,
chính sách mở cửa đã kéo dân cư các tỉnh thành về Hà Nội làm ăn sinh
sống. Quỹ đất trở nên eo hẹp, các quan chức chính quyền địa phương và
nhân dân thi nhau san lấp khu vực để lấy đất làm nhà và bán chác chia
nhau.
Năm
1994, khi nhận thấy tình hình lấn đất của giáo xứ trở nên nghiêm trọng,
linh mục Vũ Ngọc Bích đã làm đơn lên các cấp chính quyền yêu cầu can
thiệp và đề nghị các cấp chính quyền giải quyết ổn định trật tự tại khu
vực.
Khoảng
năm 1998, chính quyền Hà Nội lập dự án qui hoạch khu vực thành khu nhà ở
di dân, nhưng thực chất là để chia lô bán chác. Tình hình khu vực trở
nên hỗn loạn, một số người đã lợi dụng tình hình mua qua bán lại khu đất
này.
Cuối năm 2004, một vụ án hình sự đã được khởi tố và kết quả bị can Phạm đình Bổng đã bị chết bất ưng trong tù.
 Báo Công an Nhân dân viết về vụ án bán đất Hồ Ba Giang: Giả chữ ký cha xứ đã chết bán đất
 Báo chì nhà nước viết về vụ án khẳng định: Đất của Dòng Chúa Cứu thế Thái Hà
 Vụ
án bán đất Nhà thờ: Bị can Bổng đã chết bí ẩn trong tù, nếu không thì
các quan chức chính quyền và Công an Hà Nội còn nhiều dính líu
Thời
điểm này, giáo xứ Thái Hà tiếp tục kiên trì gửi đơn lên các cấp chính
quyền yêu cầu chính quyền giải quyết trao lại cho giáo xứ và Nhà Dòng
khu đất để phục vụ cho mục đích tôn giáo và từ thiện.
Nhiều
đơn từ, gặp gỡ, điều tra, đối thoại… đang diễn ra và nhà cầm quyền Hà
Nội chưa bao giờ chứng tỏ được mình là chủ sở hữu, sử dụng khu đất đúng
pháp luật.
Thế
nhưng, để phục vụ âm mưu cướp đất tôn giáo, nhà cầm quyền Hà Nội đã âm
thầm cho thực hiện hàng loạt dự án trên khu đất này. Đó là các dự án:
1-
Dự án đầu tư Xây dựng nhà ở phục vụ công tác GPMB tại ô đất DD2 khu vực
hồ Ba Giang, quận Đống Đa do Sở Xây dựng làm chủ đầu tư theo Quyết định
phê duyệt đầu tư số 2452/QĐ-UBND ngày 26/5/2006 và phê duyệt điều chỉnh
số 1939/QĐ-UBND ngày 07/11/2008 của UBND Thành phố.
2-
Dự án đầu tư xây dựng nhà ở tại ô đất DD1B hồ Ba Giang do Công ty Cổ
phần Xây dựng Công nghiệp làm chủ đầu tư theo các văn bản giao nhiệm vụ
của UBND Thành phố: Văn bản số 3367/UBND-NNDC ngày 02/8/2006, Văn bản số
1250/VP-NNDC ngày 25/8/2006 và Văn bản số 3537/UBND-KH&ĐT ngày
05/6/2008.
3-
Dự án đầu tư xây dựng nhà tái định cư ô đất DD1A khu vực hồ Ba Giang,
quận Đống Đa trước đây do UBND quận Đống Đa làm chủ đầu tư theo Quyết
định số: 2227/QĐ-UB ngày 23/4/2003 của UBND Thành phố về việc phê duyệt
nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư dự án.
Việc
thực hiện các dự án này đã gặp phải sự quyết liệt phản đối của giáo dân
Thái Hà và khối giáo dân Công giáo Hà Nội và khắp nơi, vì thế nhà cầm
quyền đã phải dừng lại từ đó đến nay.
Sau khi giở đầy những chiêu bài như Đối thoại, giải quyết ở các cấp Quận Đống Đa,
Thành phố Hà Nội nhưng không hề đưa ra được bất cứ chứng cứ luật pháp
nào cho việc chiếm cướp đất của Nhà thờ ở Hồ Ba Giang. Trái lại tại các
buổi làm việc đó, nhà cầm đã muối mặt khi bị giáo dân chỉ rõ sự vô luật
pháp của nhà cầm quyền khi cố tình cưỡng chiếm đất Hồ Ba Giang của Giáo
xứ.
 Báo chí bắt đầu loan tin việc chiếm cướp Hồ Ba Giang của Gx Thái Hà
Việc
dừng lại các Dự án từ đó đến nay kiên quyết không thực thi luật pháp
hiện hành đối với chủ sở hữu tài sản và có quyền Sử dụng đất là giáo xứ
Thái Hà đã gây nhức nhối và bức xúc trong Giáo dân không chỉ ở Thái Hà,
TGP Hà Nội mà cả trong ngoài nước.
Đến
nay, với chiêu bài làm công trình Công cộng xem ra có vẻ chắc ăn, nhà
cầm quyền Hà Nội quyết định đi một nước cờ liều trong vụ việc này bằng
cách thông báo cho báo chí: "Dừng các dự án tại khu vực hồ Ba Giang, Đống Đa”. Tuy nhiên, việc dừng các Dự án nói trên để nhằm mục đích: "Thành
phố chỉ đạo điều chỉnh quy hoạch chi tiết khu vực này theo hướng khôi
phục hồ Ba Giang trên cơ sở hiện trạng và xây dựng điểm sinh hoạt công
cộng, dự kiến hoàn thành vào quý 3/2011″.
Cuộc chiến mới bảo vệ Công lý – Sự thật của Giáo dân Thái Hà lại được UBND Thành phố Hà Nội phát động?
Video về cuộc họp tại UBND Quận Đống Đa để ‘Đối thoại” về đất Hồ Ba Giang:
Nữ Vương Công Lý
|