HNSG

Tình trạng khủng hoảng về bất động sản ở Việt Nam, cũng như do nan đề
phân hóa giàu nghèo càng lớn, đã khiến xảy ra nhiều nghịch lý. Ở Việt
nam hiện nay giá nhà cao làm cho nhiều người dân không mua được, trong
khi đó có những biệt thự bỏ hoang của các đại gia làm
xốn xang những người đang đấu tranh vì công bằng xã hội trong nước. Và
đây cũng là một vấn nạn có thể thấy rõ là do tác động của ngụy quyền
Cộng sản Việt Nam gây ra. Khi đưa ra nhiều dự án mua bán đất động sản,
gợi ý có lợi trong tương lai, nhà cầm quyền đã khiến không ít các nhà
đầu tư đổ xô vào mua bán các căn chung cư cấp cao để tạo lợi nhuận lớn
và nhanh, nhưng sau đó thì mọi thứ chểnh mảng, không có hy vọng gì.
Người có tiền đầu tư thì sống dở chết dở, còn người không có tiền thì
nhìn đó với những ước mơ không bao giờ với tới được trong một xã hội
luôn huyênh hoang chuyện công bằng cho con người.
Ở đường Lê Trọng Tấn kéo dài chạy qua khu đô thị Văn Phú tại Hà Đông,
Hà Nội, người ta có thể thấy rõ những ví dụ như vậy. Nhiều ngôi biệt thự
bên ngoài đã sơn bả hoàn thiện nhìn từ xa đẹp như mơ, khi đến gần rêu
mốc bám đầy tường, khóa hoen rỉ, cổng đóng im lìm. Phía trong những tầng
hầm vẫn còn xây thô, chưa biết khi nào mới có người đến sửa sang để ở.
Trong khi tình hình thị trường đang ế ẩm như hiện nay, những nhà đầu
cơ biệt thự không nóng lòng hoàn thiện, vì nếu hoàn thiện cũng chẳng bán
được cho ai. Vào khu biệt thự, mỗi căn diện tích hàng trăm thước vuông
từ lâu không có dấu chân người, nên khách lạ cảm nhận sự lạnh lẽo trong
từng viên gạch, rêu mốc bám xanh lớp vữa khô cứng. Một người dân ở gần
khu đô thị Văn Phú cho biết khối nhà đó được xây dựng cách đây khoảng 3
năm, nhưng không có ai đến ở. Và quả thật nực cười, trong việc mất cân
đối thị trường bất động sản hiện nay là nhiều khu biệt thự bị bỏ hoang
cỏ mọc um tùm, trong khi đó, nhà ở dành cho người có thu nhập thấp lại
thiếu trầm trọng.
Nhưng đáng lo hơn, chạy theo lợi nhuận và quyền lợi riêng, nhiều
chính quyển địa phương đã không ngại cướp đất của nông dân để biến thành
tiền. Ông Lê Viết Cử, Phó vụ trưởng vụ quản lý các khu kinh tế thuộc Bộ
Kế hoạch đầu tư của Cộng sản Việt Nam cũng đặt vấn đề như vậy. Nói với
báo chí, ông Cử nêu lên vấn đề là phải chăng các chính quyền địa phương
đã cố ý lấy đất nông nghiệp hiện tại để phát triển khu công nghiệp, nên
dẫn đến hiện tượng kiện cáo của nông dân rất nhiều. Đây có thể gọi thẳng
là tước đoạt tư liệu sản xuất của bà con không? Và sự kiện người nông
dân Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, Hải Phòng, nổi dậy đang cho thấy một sự
thật đau đớn của người nông dân nghèo trong nước.SBTN
|