VRNs (27.05.2011) – Đăk Nông – Kỳ 2: Đất của tám làng đâu? "Trong
các ngày 20 – 21.4, đoàn liên ngành tỉnh Đắc Nông tiến hành giải toả
đất rừng tại vùng giáp ranh Đắc Nông – Bình Phước (thuộc huyện Tuy Đức)
khá suôn sẻ. Tuy nhiên, từ sáng 22.4, hơn 400 lâm tặc phản công rầm rộ,
gây tổn thất nặng nề cho lực lượng chức năng”. Đây là câu dẫn đăng trên báo Lao Động Thứ Bảy, 23.4.2011. Hơn "400 lâm tặc phản công rầm rộ”, họ là ai? Xin
trả lời ngay, đó là hơn 400 nhân khẩu thuộc các làng Bon Bu Thun, Bon
Phê Lang, Bon Pê Rơte, Bon Dien Wit, Bon Tâu Đat, Bon Phê Đăng, Bon
Diêng Đu, Bon Đang Drang. Chỉ theo những ghi chép về lịch sử đấu tranh
của đồng bào Đăklăk (trước đây khi chưa tách tỉnh) thì ai cũng rõ các
làng này đã có mặt và dân cư sinh sống từ trước 1975. Ông
Điểu Bẫy cho biết đất chúng tôi đang ở, được gọi là các tiểu khu 1521,
1525, 1537, 1538 là quê cha đất tổ. Mẹ tôi lấy bố tôi ngay trên đất này.
Trước đây mỗi làng chúng tôi có một nghĩa địa, sau đó Ủy ban nhân dân
(UBND) xã Đăk Ngo đã xin và UBND huyện Tuy Đức đã quy hoạch cho một
nghĩa trang chung rộng 9,8 hecta. Anh Điển Bẫy, một người Mơnông nói bố mẹ anh cưới nhau ngay trên đất này Như vậy những người mà báo chí gọi là "lâm tặc” lại là chính những người dân đã cư ngụ lâu đời trên mảnh đất của tổ tiên họ. Ông
Điểu Bẫy còn chỉ cho chúng tôi xem từng biôch (nghĩa trang) của từng
làng, và nghĩa trang chung của tám làng sau khi chính quyền đã quy tập
lại. Tại các nghĩa trang này vẫn còn nguyên các ghè rượu (phần của người
chết) xếp quanh. Ông cũng chỉ cho tôi đất trước đây là cánh rừng dung
để buộc các nhau thai, sau khi bà mẹ sinh ra em bé. Theo phong tục của
người Mơnong, đứa trẻ nào sinh ra, mà nhau thai không được buộc lên cây
trong cánh rừng đó thì cuộc sống sẽ không được an toàn. Đây là phong tục
đặc biệt, chúng tôi chưa có đủ kiến thức để nhìn nhận giá trị thật tiềm
ẩn, nhưng đó là giá trị thiêng liêng của một dân tộc, những ai đến đất
của họ cần phải tôn trọng và tuân giữ. Bước vào vùng đất ấy, không ai có thể nói đó là vùng dân cư mới đến vài nằm. Tuy
trước đại hội đảng CSVN lần thứ 11, công cụ và tư liệu sản xuất là công
hữu, nên đất đai là sở hữu toàn dân, thì chính quyền vẫn ý thức người
dân có quyền sử dụng đất đai. Một thực tế, chúng tôi đã trình bày ở bài
thứ nhất: Du canh lạc hậu, định canh tiên tiến. Sự thật hay lừa cướp đất? cho
thấy bản chất của chính sách định canh định cư thay vì du canh di cư là
chiếm đoạt tài sản của các cộng đồng sắc tộc thiểu số ở Tây Nguyên, ở
đây là đất và rừng, nói theo nhà văn Nguyên Ngọc, người có thời gian dài
gắng bó với đất Tây Nguyên, thì rừng là môi trường sống của người dân
tộc thiểu số. Tức là chiếm đoạt môi trường sống của gần 500 nhân khẩu
của người Mơnông. Ở thời điểm này đại
hội đảng đã kết thúc được nữa năm rồi, mà những thay đổi căn bản trong
cương lĩnh về công hữu và tư hữu của đại hội vẫn chưa được các đảng viên
là lãnh đạo tỉnh, huyện ở Đăk Nông cập nhật để làm theo ! Hành động tàn phá của chính quyền, thuê quần chúng tự phát đánh người Mơnông Báo
Lao Động viết tiếp: "Để thực hiện kế hoạch truy quét tại các tiểu khu
1521, 1525, 1537, 1538, liên ngành kiểm lâm, công an, quân đội… đã triển
khai lực lượng đến văn phòng 2 của Cty TNHH một thành viên lâm nghiệp
Quảng Tín (đóng tại xã Đắc Ngo, huyện Tuy Đức). Theo phương án được
duyệt, đoàn sẽ giải toả 36 căn nhà, 91 lều lán, chặt bỏ 507ha cây trồng trái phép, thu hồi 711ha đất rừng giao trả cho Cty lâm nghiệp Quảng Tín quản lý, trồng lại rừng v.v…” (báo Lao Động). Nhà của dân Mơnông bị phá sập hoàn toàn Theo
đơn tố cáo của 56 hộ thì 507 hecta cây, mà phóng viên báo Lao Động gọi
là "cây trồng trái phép” lại là cây công nghiệp đang thu hoạch là cao
su, là điều. Một cây công nghiệp trồng để có thể thu hoạch phải mất tối
thiểu là 3 năm. Cao su là 7 năm. Nếu là bất hợp pháp sao không cấm,
không giải tỏa ngay khi họ mới xuống giống, mới cấy cây con, mà đợi đến
sau 7 năm sau mới ra tay? Cũng trong
đơn tố cáo khẩn cấp được gần 200 người ký tên ngày 21/04/2011 gởi đến
ông Tổng bí thư và nhiều vị chức trách nhà nước, gần 500 người dân cho
biết ngoài việc chặc phá các cây công nghiệp, là cả cơ nghiệp của họ và
con cháu họ, thì công an, lực lượng liên ngành của tỉnh Đăk Nông và
huyện Tuy Đức đã đốt hết nhà cửa của họ, khiến họp không có chổ ở, phải
ra ngoài đường sống, một số nhỏ đã lên UBND xã Đăk Ngo lăn vào tìm chổ
ngủ. Các bình xịt hơi cay đã sử dụng để tấn công dân
Báo
Lao Động mô tả sự hào hùng của các lực lượng chuyên chính tấn công
người dân tộc Mơnông như sau : « «Trưa 22.4, Công an tỉnh đã tăng cường
100 cảnh sát cơ động vào xã Đắc Ngo để hỗ trợ lực lượng liên ngành, UBND
huyện Tuy Đức cũng huy động nhiều xe "reo” (GMC) kéo gỗ, giải phóng
tuyến đường vào hiện trường v.v… Khoảng 14 giờ cùng ngày, hơn 400 lâm
tặc đã rút vào rừng”. (báo Lao Động). Một
điều phụ nhưng đáng nói ở đây là báo Lao Động là cơ quan ngôn luận của
Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, nhưng lại không bảo vệ giới thợ
thuyền, nông dân, mà hùa theo giới chủ và chính quyền tuyên truyền sai
sự thật. Báo Dân Việt cũng hùa theo
đưa tin : « Ngày 27.4, Công an huyện Tuy Đức, tỉnh Đăk Nông đã bắt Lò
Văn Phải (SN 1969) và Bảy Điếc (SN 1973), đều trú tại huyện Bù Đăng,
Bình Phước để điều tra về hành vi "tụ tập, lôi kéo đông người chống lại
người thi hành công vụ”. Liên quan vụ việc này, có 5 đối tượng khác cũng
đã bị bắt” (Dân Việt).
Nhưng sự thật, hầu hết 56 hộ đang sử dụng ổn định hơn 10 năm trên 507
hecta đất bị cưỡng chế giải tỏa là người địa phương của tỉnh Đăk Nông,
chỉ một vài hộ mới từ Bình Phước chuyển qua, nhưng không phải là di cư
tự do, mà là trở về đất mẹ đã sinh ra mình. Bản chất sự việc này thế nào ? Theo
em Điểu Lý, một thánh niên mới lớn đã học xong lớp 12, cho biết ông bà
của em kể lại là dòng tộc người Mơnông mình sống ở đây rất lâu đời. Mồ
mả ông cố của em vẫn còn đó. Sở dĩ có chuyện liên quan đến tỉnh Bình
Phước là do những năm đầu thập niên 1970 chiến tranh ác liệt, nhiều gia
tộc tránh nạn đã xuống Bình Phước, nhưng sau khi hòa bình lập lại, họ đã
trở về với rừng của họ. Vì đối với người các sắc tộc thiểu số Tây
Nguyên, rừng là nhà. Điểu Lý nói gia đình em bị cướp 10 hecta Việc
thu hồi đất này dẫn đến tranh chấp không đơn giản như các báo Lao Động
và Dân Việt đưa tin là thu hồi để giao cho công ty lâm nghiệm một thành
viên Quảng Tín trồng rừng, mà thực tế tỉnh và huyện đã ký giao cho bốn
công ty tư nhân là Hoàng Khang Thịnh, Hoàng Thiên, Lâm Phát Đạt và Bảo
Châu với diện tích lên tới 2.000 hecta. Việc
cưỡng chế ngày 20, 21 và 22 tháng 04, công an đã dùng nhiều bình lựu
đạn cay để tấn công dân. Từ « lâm tặc » các báo đưa tin ám chỉ người dân
mất đất không biết do ai đã mớm cho, nhưng dù là ai, chắc chắn đó là
cách biên mình cho việc làm sai trái của mình tấn công nhân dân bằng vũ
lực. Ngoài lực lượng chính quy này,
trong suốt những ngày qua, dưới sự bảo kê của công an, các công ty tư
nhân Hoàng Thiên và Bảo Châu đã thuê khoảng 70 thanh niên choai choai từ
16 đến 25, mà cầm đầu là hai thanh niên có tên là Bằng và Hùng, người
xã Minh Hưng, huyện Bù Đăng. Cách báo
Lao Động viết : «Khoảng 14 giờ cùng ngày, hơn 400 lâm tặc đã rút vào
rừng” cho người đọc nhận ra sự thật hơn 400 người này không phải là lâm
tặc, vì lâm tặc không ở trong rừng bao giờ cả, mà chỉ vào rừng ăn cắp gỗ
rồi mang bán mà thôi. Còn nếu đó là đất lâm trường thì may ra có cán
bộ, công nhân lâm trường ở trong các láng trại giữa rừng để canh chừng
lâm tặc. Hoặc nếu không phải vậy thì đích thực đó là những người Mơnông,
từ ngàn xưa chọn rừng làm nhà, và đích thực rừng là nhà của họ nên họ
về. Ai đến chặc phá, thiêu đốt rừng, cây hoa màu, nhà cửa của họ là quân
cướp đúng nghĩa. Trong những ngày
này, nhiều người gia, trẻ sơ sinh phải sống trên vĩa hè của các nhà gần
UBND xã Đăk Ngo, vì nhà họ đã bị đốt, do lệnh cưỡng chế, mà chẳng ai có
trách nhiệm sắp xếp một chở ở tạm thời cho gần 500 con người này. Để
tạm kết, chúng tôi ghi lại đây nguyên văn đoạn kết từ Đơn tố cáo khẩn
cấp của 56 hộ Mơnông có đất đang bị cượp đoạt cách bất công bằng chính
bạo lực của chính quyền, một lực lượng có trách nhiệm bảo vệ họ như
sau : « Trên 500 nhân khẩn chúng tôi
đồng thống nhất tố cáo ông Đỗ Thế Như (Phó chủ tịch UBND tỉnh Đăk Nông),
ông Trần Đình Mạnh (Chủ tịch UBND huyện Tuy Đức), ông Lê Văn Quang
(Trưởng đoàn giải tỏa), dân chúng tôi vô cùng oán hận và tố cáo ba ông
to này khắp nẻo đường trên đất nước cùng công luận quốc tế, để nhìn thấy
cảnh đói nghèo của người dân tộc Mơnông đã bị chính quyền tỉnh + huyện
đàn áp chúng tôi không hề thương tiếc. Dân
chúng tôi kêu gọi quý cấp có thẩm quyền xem xét để trả lại quyền sinh,
quyền sống và quyền làm người của chúng tôi, vì chúng tôi đang sống
trong đất nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, độc lập-tự do-hạnh
phúc » Sau đó là gần 200 chữ ký của những người lớn trong số 56 hộ đang phải sống trong tình trạng không nhà không cửa, không đất sống. Thụy Minh, VRNs
|