Thứ Ba, 2024-12-10, 2:43 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2010 » Tháng Mười » 24 » Phóng Viên Không Biên Giới - Việt Nam: Kẻ thù của Internet
8:43 PM
Phóng Viên Không Biên Giới - Việt Nam: Kẻ thù của Internet

Nguồn: Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới

ViAn, X-Cafe chuyển ngữ

23.10.2010

Tên miền: .vn

Dân số: 88.578.758

Người sử dụng Internet: 21.963.117

Phí trung bình cho kết nối một giờ tại một quán cà phê mạng: khoảng 2,7 USD cho khách du lịch. Nhưng rẻ hơn đối với công dân.

Tiền lương trung bình hàng tháng: khoảng 68 USD

Con số cư dân mạng bị giam giữ: 17

Những tiến bộ mà Việt Nam thực hiện trong lĩnh vực nhân quyền đã cho phép quốc gia này trở thành một thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm 2007, chẳng còn là gì nữa ngoài những ký ức xa xưa. Vào khi Đại hội Đảng Cộng sản năm 2011 kéo đến cận kề hơn, chế độ này đang xử lý một cách vụng về đối với những quan điểm bất đồng chính kiến trên Internet, và mục tiêu đầu tiên của nó là những người chỉ trích chính sách của nước này đối với Trung Quốc.

Internet quá phổ biến bởi sự tuyệt vời của nó

Trong mười năm qua, sự phát triển của Internet đã tăng vọt, cũng như sự hội nhập kinh tế của đất nước này. Các trang Web đã đạt đến một thành công lớn với dân số trẻ của Việt Nam. VàO tháng 11 năm 2009, trang mạng xã hội Facebook tự hào có một triệu người sử dụng, so với chỉ có 50.000 người vào đầu năm đó.

Những tiệm cà phê không gian mạng vẫn là phương tiện chính đối với việc truy cập Internet. Những người quản lý (tiệm café) ít khi yêu cầu khách hàng của họ xuất trình thẻ căn cước - CMND, nhưng họ được yêu cầu phải ghi cụ thể những kết nối gì mà khách hàng của họ thực hiện. Một số vụ bắt giữ liên quan đến khách hàng, những ai tham khảo các trang web bị cấm đã được ghi nhận trong quá khứ.

Một mạng lưới dân báo - báo chí công dân - đã phát triển. Các trang web như Vietnam NetVietnam News thảo luận về các chủ đề như tham nhũng, vấn đề xã hội, và tình hình chính trị của đất nước. Blogger tiến hành những cuộc điều tra thực tế tại chỗ mà chúng không thể được đăng tải trên các phương tiện truyền thông truyền thống của nhà nước . Nhờ có Internet và các cuộc thảo luận và các diễn đàn chia sẻ thông tin mà nó cung cấp, một xã hội dân sự ảo đã nổi lên, trong đó những nhà hoạt động ủng hộ dân chủ có thể tìm thấy nơi trú ẩn - một thực tế mà nó đã gây tức tối cho nhà cầm quyền.

Sau khi dọn đường cho nó vào năm 2008, năm 2009 chế độ này bắt đầu một sự tiếp quản, khống chế đối với Internet. Trong tháng Mười năm 2008, nhà cầm quyền thiết lập một đơn vị hành chính mới, Cục quản lý Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông. Bộ này, trong tháng mười hai 2008, đã thông qua một quyết định tăng cường sự kiểm soát chính phủ đối với Internet. Những người sử dụng trang mạng để phổ biến thông tin "thù địch" đối với chính phủ có thể sẽ bị xử phạt.

Kể từ tháng Giêng năm 2009, các biện pháp mới đã được thực hiện để điều chỉnh các blog Việt Nam. Trong một văn bản có tên là "Thông tư số 7, "các nhà chức trách yêu cầu các trang blog chỉ được phép cung cấp những gì hoàn toàn có tính cách thông tin cá nhân mà thôi(Điều 1) Ví dụ, người dùng Internet không được phép phổ biến các bài báo, tác phẩm văn học, hoặc các ấn phẩm khác bị cấm theo Luật Báo chí (Điều 2). Hơn nữa, mỗi sáu tháng, hoặc tại thời điểm cơ quan có yêu cầu, các công ty đặt máy chủ phải tường trình một bản báo cáo về những hoạt động của khách hàng mà nó đề cập đến số lượng của các trang blog do họ quản lý và những số liệu thống kê của chúng, cũng như bất kỳ dữ liệu liên quan đến những trang blog mà đã vi phạm quy định của công ty đặt máy chủ (Điều 6). Bộ Công an cũng liên quan đến việc theo dõi trang Web.

Kiểm duyệt quá mức

Mặc dù quốc gia này tuyên bố chỉ lọc bỏ nội dung mà nó mang tính khiêu dâm hoặc đe dọa an ninh quốc gia, chế độ kiểm duyệt cũng ảnh hưởng đến các trang web đối lập hoặc những người mà nằm trong bất kỳ cách thức chỉ trích nào đối với chế độ. Một chủ đề mà nó đang tăng ngày càng nhiều hơn sự cấm kỵ là vấn đề tranh chấp lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc ở vùng Biển Đông. Chế độ kiểm duyệt chủ yếu liên quan đến việc ngăn chặn các địa chỉ trang web, và đặc biệt quan tâm đến các trang web bằng tiếng Việt. Các nhà cung cấp dịch vụ Internet khác nhau thực thi các quy định này một cách không đồng bộ.

Số lượng các vụ tấn công trên mạng đang gia tăng. Những tin tặc - đặc biệt là vào tháng Giêng năm 2010 - đã tập trung nhắm tấn công trên các trang web bị xem là "vượt quá giới hạn khuôn khổ" của tự do ngôn luận trên Internet: www.bauxitevietnam.infowww.blogosin.org . Mặc dù chúng có một tiếng nói vừa phải, các trang web này đã vạch trần nhằm chỉ trích tới những chính sách của nhà cầm quyền đối với vấn đề Bắc Kinh. "Bauxite Việt Nam" trang web được sáng lập bởi ba nhà trí thức trong năm 2008 để chuyển tiếp một chiến dịch phản đối các kế hoạch tiến hành dự án khai thác bauxite của các công ty Trung Quốc tại khu vực miền Trung Tây Nguyên Việt Nam, được chấp thuận bởi chính phủ Việt Nam bất chấp những ý kiến bất đồng thuận của các nhà khoa học và các nhà hoạt động môi trường. Trang web này đã trở nên thành một kiểu diễn đàn để trao đổi một cách tự do tư tưởng về các chủ đề gây tranh cãi như tham nhũng, dân chủ, và quan hệ đặc biệt giữa Trung Quốc và Việt Nam. Biên tập trang mạng này, ông Nguyễn Huệ Chi, đã bị triệu tập nhiều lần bởi công an.

Áp lực đang được đè nặng trên các biên tập viên của tờ báo mạng trực tuyến không được cấp phép như Tổ Quốc trong một nỗ lực nhằm buộc họ phải đóng cửa. Nhà giáo Nguyễn Thượng Long, biên tập viên của báo Tổ Quốc đã bị triệu tập bởi công an vào tháng Hai năm 2010. Đối với ông Nguyễn Thanh Giang, một trong những đồng sáng lập viên của tờ báo này, thì bị cảnh sát bao vây rình rập tại nhà riêng của mình.

Hiện đã có được sự truy cập hạn chế vào trang Facebook kể từ tháng 11 năm 2009. Việc ngăn chặn đã xảy ra từng lúc từng khi, nhưng không phải là thường xuyên. Theo hãng tin AP, một kỹ thuật viên từ Việt Nam Data Corp đã xác nhận trong tháng Mười Một năm 2009 rằng chính phủ đã ra lệnh cho các nhà cung cấp dịch vụ Internet ngăn chặn các mạng xã hội. Một số họ đã thi hành lệnh này, trong khi những người khác thì ít hăng hái cho lắm. Biện pháp này được thực thi khi Facebook được sử dụng bởi các nhóm ủng hộ dân chủ nhằm tố cáo các vụ bắt giữ các nhà hoạt động như Nguyễn Tiến Trung. Thế nhưng những người lướt web vẫn còn sử dụng được Facebook - một cách đơn giản là họ quyết định sử dụng máy chủ proxy - thay thế - thường xuyên hơn.

Trong năm 2008, chế độ này đã thông báo yêu cầu của nó, bắt buộc các công ty nước ngoài phải hợp tác, chủ yếu trên các nền tảng blog. Một số người dùng Web, những người đã lo lắng về dữ liệu cá nhân của mình, họ đã di chuyển từ Yahoo 360plus đến các diễn đàn khác như WordPress, BlogspotMultiply, sau khi công ty Mỹ này (Yahoo) đã quyết định chuyển giao các máy chủ từ Singapore đến Việt Nam.

Bắt giữ và kết án hàng loạt

Việt Nam là nhà tù lớn nhất đứng hàng thứ hai trên thế giới đối với cư dân mạng: hiện tại nó đã có đến mười bảy người của họ đứng phía sau song sắt nhà tù. Chính phủ này cho thấy sự không khoan nhượng đối với các trang web và công dân mạng được cho là gây nguy hại cho sự ổn định của chính phủ. Hầu hết trong số họ đã bị truy tố - và bị kết án - cho "tội danh lật đổ" hay "âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân." Họ viện dẫn điều 79 và 88 của Bộ luật hình sự.

Làn sóng mới nhất của những vụ đàn áp bắt đầu vào tháng Chín năm 2009, với việc bắt giữ chín nhà bất đồng chính kiến tại Hà Nội và Hải Phòng. Họ đang phải trả giá cho cái việc "dọn dẹp nội bộ" hiện đang triển khai trong sự dự phòng, chặn trước cho Đại hội Đảng Cộng sản sắp đến. Một số phán quyết tù rất khắc nghiệt đã được chia cho các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ kêu gọi đa nguyên, đa đảng trên Internet. Nhà cầm quyền cũng đang dùng thủ đoạn bằng lý thuyết về một âm mưu ở nước ngoài và chỉ ra những hiệu ứng gây bất ổn của việc phổ biến các giá trị phương Tây.

Người luật sư nổi tiếng Lê Công Định đã bị kết án vào ngày 20 tháng Một năm 2010 với một hạn tù năm năm mà không có tạm tha, và các nhà hoạt động dân chủ Nguyễn Tiến Trung, Lê Thăng LongTrần Huỳnh Duy Thức đã nhận bản án tù bảy năm, năm năm, và mười sáu năm, lần lượt tương ứng, theo Điều 79 của Luật Hình sự Việt Nam. Các bản án này còn bị cộng thêm ba năm quản thúc tại gia (phải được thi hành sau khi họ được thả ra khỏi nhà tù) dành cho tất cả, ngoại trừ Trần Huỳnh Duy Thức, người đã bị kết án năm năm quản thúc tại gia. Bốn nhà hoạt động này đã bị kết tội "gây nguy hại cho an ninh quốc gia," bằng các hoạt động "tổ chức các chiến dịch thông đồng với các tổ chức phản động có căn cứ ở nước ngoài ," được phác thảo để "lật đổ chính quyền nhân dân (...) với sự trợ giúp của Internet." Tám blogger cũng đã bị tuyên án tù vào tháng Mười năm 2009.

Tại phần kết thúc của một phiên tòa hoàn toàn bịa đặt để lừa bịp, nhà văn và nhà hoạt động nhân quyền Trần Khải Thanh Thủy đã bị kết án ba năm rưỡi tù giam về tội "tấn công" mặc dù cô là người bị tấn công. Những bài viết của cô trên mạng Internet đã rất phổ biến ở cả Việt Nam và nước ngoài.

Nhà báo và cũng là blogger Nguyễn Văn Hải, nổi tiếng với bút hiệu Điếu Cày, vẫn còn phía sau cánh cửa nhà tù. Bị bắt vào năm 2008 một vài ngày trước khi ngọn đuốc Olympic được rước đi qua Thành phố Hồ Chí Minh, ông đã bị kết án trong tháng Mười Hai năm 2008 chịu án hai năm rưỡi tù về tội "gian lận thuế" - một phán quyết buộc tội hoàn toàn bịa đặt. Theo lời tường thuật của con trai của ông, Điếu Cày đã bị theo dõi chặt chẽ kể từ khi tham gia, vào đầu năm 2008, trong cuộc biểu tình tại thành phố Hồ Chí Minh phản đối chính sách của Trung Quốc về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Những vụ bắt giữ và kết án này là lập luận đầy thuyết phục cho chế độ tự kiểm duyệt. Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, aka Mẹ Nấm, được thả ra vào tháng Chín năm 2009, nhưng cuối cùng nhượng bộ áp lực của công an, cô đã quyết định đóng blog của mình.

Áp lực quốc tế?

Trong tháng 12 năm 2009, các nước tài trợ phương Tây đã cảnh báo Hà Nội dựa vào việc áp đặt những hạn chế trên Internet, một bước mà nó có khả năng làm chậm lại sự phát triển kinh tế của đất nước. Viên Đại sứ của Hoa Kỳ - quốc gia hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam - khẳng định vào tháng Hai năm 2010 rằng việc kết án những nhà bất đồng chính kiến này "đã ảnh hưởng đến quan hệ song phương."

Tổ chức Phóng viên Không Biên giới kêu gọi Liên minh châu Âu đình chỉ bất kỳ cuộc đối thoại nào với Việt Nam về vấn đề quyền con người khi mà cư dân mạng và các nhà báo bị tù của quốc gia này vẫn còn bị giam giữ.

Liên kết

http://clbnbtd.com/: trang web tin tức của "câu lạc bộ các nhà báo tự do'" được thành lập bởi nhà bất đồng chính kiến trên mạng Điếu Cày (tiếng Việt).
http://english.vietnamnet.vn/: tin chính thức hàng ngày (tiếng Anh)
http://www.bkav.com.vn/: Trang web của Trung tâm Bach Khoa (Việt Nam)
http://www.rfa.org/english/vietnamese: Radio Free Asia, tiếng Việt
http://www.intellasia.com: trang web tin tức tài chính về kinh tế Việt Nam (tiếng Anh).

Category: Việt Nam ngày nay | Views: 672 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 1
Khách: 1
Thành Viên: 0