Thứ Sáu, 2024-04-26, 6:27 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Chín » 6 » RSF yêu cầu Hà Nội trả tự do cho các nhà báo và bloggers
7:16 AM
RSF yêu cầu Hà Nội trả tự do cho các nhà báo và bloggers
Đỗ Hiếu, phóng viên đài RFA
2009-09-05

Ba nhà báo có những bài viết bị nhà nước xem là bén nhạy, khi đụng chạm đến quan hệ giữa Hà Nội với Bắc Kinh, đã bị nhà chức trách Việt Nam bắt giữ. Hành động bắt bớ những người cầm bút này bị công luận và giới truyền thông lên án mạnh mẽ, đồng thời yêu cầu Hà Nội tức khắc trả tự do cho ba nhà báo đó.

RFA PHOTO

Entry cuối cùng trên blog Mẹ Nấm, thông báo về việc chủ nhân Quỳnh Như bị công an triệu tập.

Các cây viết bị giam cầm gồm có cô Phạm Đoan Trang, cộng tác viên của VietnamNet, ông Bùi Thanh Hiếu, chủ trương trang blog “Người Buôn Gió” và cô Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, có tên blog “Mẹ Nấm”. Ba nhà báo vừa kể thường phổ biến bài vở liên quan đến việc Bắc Kinh xâm chiếm các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, cũng như chuyện Trung Quốc được vào khai thác độc quyền bauxite ở Tây Nguyên.

Ban Việt Ngữ liên lạc với ông Vincent Brossel, giám đốc điều hành RSF tức tổ chức phóng viên không biên giới, đặc trách Châu Á và ghi nhận góp ý của ông về việc Hà Nội gia tăng bắt bớ giới cầm bút, thời gian gần đây.

Uy hiếp giới cầm bút

Đỗ Hiếu: Ông có ý kiến gì trước việc Hà Nội cầm tù cùng lúc nhiều nhà báo và blogger?

Vincent Brossel: Đây là một vấn đề bén nhạy đối với nhà nước Việt Nam, vì thế họ không muốn ai đụng chạm đến chuyện đó, có nghĩa là khơi lại chuyện Hà Nội cắt đất, nhượng biển cho Bắc kinh, song song với việc người dân trong và ngoài nước mạnh mẽ lên án Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, trong khi Việt Nam thì muốn ém nhẹm hay giữ yên lặng trước hành động bá quyền này, họ cũng không muốn ai nói tới việc cho Bắc Kinh gần như độc quyền khai thác mỏ bauxite tại khu vực Tây Nguyên, có thể dẫn đến những hậu quả tai hại, về nhiều phương diện.

… vì thế họ không muốn ai đụng chạm đến chuyện đó, có nghĩa là khơi lại chuyện Hà Nội cắt đất, nhượng biển cho Bắc kinh, … họ cũng không muốn ai nói tới việc cho Bắc Kinh gần như độc quyền khai thác mỏ bauxite tại khu vực Tây Nguyên …

Vincent Brossel

Vì muốn phơi bày sự lấn áp của Trung Quốc về chủ quyền lãnh thổ và quyền khai thác bauxite, đang bị dư luận trong và ngoài nước phản đối kịch liệt, nên những nhà báo và blogger bị Hà Nội bắt giam, bất chấp sự lên tiếng của quốc tế.

Điều đáng nói là cả 3 nhà báo bị giam giữ đều là những người đấu tranh ôn hòa, bất bạo động, tôn trọng sự thật và đòi hỏi công lý, lẽ phải, bằng phương cách hợp pháp và hữu lý, đúng với vai trò, chức năng của người làm báo.”

Đỗ Hiếu: Bắt bớ, giam cầm, đối xử mạnh tay với những người cầm bút, chỉ biết nói lên sự thật, phải chăng Hà Nội muốn bịt miệng những nhà báo chân chính, và biện pháp này, theo ông, có làm cho họ sờn lòng không, thưa ông?

Vincent Brossel: Không ai muốn tin rằng sức mạnh của bạo quyền có thể khuất phục được những người cầm bút chân chính yêu nghề, tuy nhiên thực tế cho thấy, Hà Nội muốn sử dụng võ lực để uy hiếp nhà báo, blogger, nhân vật bất đồng chính kiến. Bằng chứng hiển nhiên của những năm 2006, 2007, 2008 cho thấy, rất nhiều vị lãnh đạo tinh thần, nhà đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo đã bị giam cầm và lãnh án tù nặng nề. Thật là đau lòng khi phải nhắc lại điều đó, có nghĩa là con người phải đối mặt với hơi cay, dùi cui, roi điện, lực lượng công an hùng hậu, nhưng quả thật là Việt Nam muốn sử dụng nhà tù, bạo lực để kềm kẹp, khóa miệng những ai dám công khai phanh phui sự thật bất lợi cho họ. Có lẽ Hà Nội tin rằng võ lực, tù đày là phương cách hay nhất để gây sợ hãi, gieo rắc kinh hoàng, khiến nhà báo hay nhà đấu tranh cho dân chủ phải cuối đầu, ngậm miệng. Tuy nhiên, cho dù có sách nhiễu, áp bức bằng đủ mọi cách, dường như phong trào đấu tranh trong nước vẫn âm ỉ, ngấm ngầm, chứ chưa bao giờ bị tàn lụi, hay phải bỏ cuộc, chịu thua, trái lại cứ tiếp tục được nuôi dưỡng và lan rộng.

Phản đối của RSF

Đỗ Hiếu: Là một tổ chức quốc tế luôn lên tiếng tranh đấu và bảo vệ nhà báo, RSF đang làm điều gì cụ thể bên cạnh những cơ quan ngôn luận và nhân quyền khác, hầu can thiệp với nhà nước Việt Nam, yêu cầu họ trả tự do vô điều kiện cho các nhà báo bị ngồi tù, thưa ông?

Vincent Brossel: Chúng tôi cậy nhờ vào giới ngoại giao Âu, Á, Mỹ, Úc, các tổ chức quốc tế bảo vệ nhân quyền, bênh vực giới cầm bút, nối kết qua phương tiện Internet, các diễn đàn dân chủ, bên cạnh đó còn có liên hiệp quốc, các định chế, hiệp hội, các chánh phủ chống độc tài, chuyên chế. Việc cần làm trước mắt là phải thống nhất hành động từ phía Hoa Kỳ, EU, ASEAN là những tiếng nói có trọng lượng với Hà Nội để thuyết phục, can thiệp và nếu cần thì làm áp lực ngoại giao, chính trị, kinh tế với chánh phủ Việt Nam, yêu cầu họ sớm cải tiến dân chủ, thả tù chính trị và tôn giáo, vô điều kiện.”

.. ông cũng hiểu rõ là rất khó nói chuyện thẳn thắng với Hà Nội, họ tìm mọi cách để biện minh cho hành động của mình, giải thích quanh co đủ điều, nào là các đương sự vi phạm an ninh quốc gia, mưu toan lật đổ chế độ, tiết lộ bí mật nhà nước …

Vincent Brossel

Đỗ Hiếu: Riêng RSF, đã có đặt vấn đề thẳng với Hà Nội trước hành động gia tăng bắt bớ, đàn áp nhà báo không, thưa ông?

Vincent Brossel: Mỗi lần xảy ra những vụ bắt bớ lãnh đạo tinh thần, nhân vật bất đồng chính kiến, các phóng viên, nhà báo, blogger thì chúng tôi lập tức lên tiếng với Hà Nội, thông qua các nhiệm sở ngoại giao của Pháp, cũng như của EU. Tuy nhiên, ông cũng hiểu rõ là rất khó nói chuyện thẳn thắng với Hà Nội, họ tìm mọi cách để biện minh cho hành động của mình, giải thích quanh co đủ điều, nào là các đương sự vi phạm an ninh quốc gia, mưu toan lật đổ chế độ, tiết lộ bí mật nhà nước. Trước thái độ bị xem là thiếu thiện chí từ phía Hà Nội, theo tôi thì EU cần phải có lập trường cứng rắn, đồng bộ và kiên quyết hơn, mới có thể xoay chuyển tình thế và buộc nhà nước Việt Nam sớm chấm dứt những hành động bắt bớ, đàn áp đang gia tăng đáng ngại vào thời điểm này.”

Đỗ Hiếu: Qua đánh giá của RSF thì, ngoài Việt Nam những quốc gia khác đối xử khắc nghiệt với phóng viên báo chí là các nước nào, Hà Nội có phải là một trong những nước đứng đầu bản danh sách đen không thưa ông?

Vincent Brossel: Phải xin nói rõ là những hình thức áp bức, bức hại nhà báo ở mỗi nước một khác, đánh đập, sát hại, trù dập, tra khảo giới cầm bút, phải kể đến các nước như Somalie, Pakistan, Sri Lanka, Iran, kế đến là các nước đối xử khắc nghiệt, hạn chế tự do ngôn luận, giam cầm nhà báo, thì Việt Nam là điển hình, cụ thể là trong bản xếp hạng năm rồi của RSF, Việt Nam xếp hạng 168 trên 173 nước được đánh giá.

Việt Nam vẫn là quốc gia có tiếng là khắt khe với làng báo, những bằng chứng xác thực cho thấy chế độ cầm quyền Hà Nội tiếp tục kiểm soát gắt gao, quản lý chặt chẽ giới truyền thông, và nếu cần thì giam cầm, kết án nặng nề các nhà báo, chỉ vì họ muốn nói lên tất cả sự thật.”

Đỗ Hiếu: Xin cám ơn ông Vincent Brossel, RSF, Paris đã dành cho đài chúng tôi cuộc trao đổi vừa rồi.

Category: Tiếng nói dân chủ | Views: 657 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Calendar
«  Tháng Chín 2009  »
SuMoTuWeThFrSa
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
27282930
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 1
Khách: 1
Thành Viên: 0