Thứ Tư, 2024-12-04, 2:00 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2011 » Tháng Năm » 6 » TỘI ÁC ĐƯỢC BAO CHE CÓ HỆ THỐNG?
1:30 PM
TỘI ÁC ĐƯỢC BAO CHE CÓ HỆ THỐNG?

Bài đã đăng báo Người Việt

Ðám tang anh Nguyễn Công Nhựt. (Hình: Người Lao Ðộng)

Chỉ có ở xã hội XHCN Việt Nam mới có kiểu "mời” bằng quyền lực (hoặc bạo lực), người bị (không phải được) mời không đi theo lời "mời” lập tức bị lôi cổ đi ngay.

"Mời” nhưng khống chế, cô lập, không cho nạn nhân thông báo cho người nhà hay bạn bè biết, "mời” nhưng câu lưu thân thể suốt nhiều giờ (nhiều ngày) liên tục mà nạn nhân không thể đi về theo ý mình.

Ðiều đó chỉ có thể hiểu rằng: Người ta không vi phạm pháp luật nên không thể bắt giữ, nhưng vẫn bị công an dùng quyền lực nhà nước bắt giữ, nên khi đổ bể và muốn trốn tránh trách nhiệm phải dùng "cái thúng” "mời” để úp "con voi” bắt giữ người trái pháp luật nhằm che đậy tội ác. Một mình cơ quan công an phường, quận, thậm chí tỉnh, thành phố cũng không đủ quyền để ra lệnh cho các tờ báo lớn như Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Lao Ðộng… viết sai sự thật.

"Chiều 25 tháng 4, 2011, công an huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương xác nhận: anh Nguyễn Công Nhật (33 tuổi, quê Tiền Giang) đã thắt cổ tự tử trong phòng họp của trụ sở công an huyện”. "Anh Nhật bị công an huyện Bến Cát mời về trụ sở để làm việc”.

Trong quá trình làm việc với cơ quan điều tra, anh Nhật ở lại trụ sở công an huyện. Sáng 25 tháng 4, công an huyện Bến Cát phát hiện anh Nhật treo cổ bằng dây diện thoại trong phòng họp.”

Theo chị Nguyễn Thị Thanh Tuyền (vợ anh Nhật): "Vào trưa 21 tháng 4, 2011 anh Nhật đến công ty làm việc thì công an huyện Bến Cát đến đưa anh về trụ sở để làm rõ việc công ty báo mất hàng ngàn vỏ xe.”

Trong khi ông Thượng Tá Phạm Xuân Trường, quyền chánh văn phòng công an tỉnh Bình Dương cố biện minh rằng: "Công an Bến Cát mời anh Nhựt để phối hợp điều tra, nhưng còn tạm giữ hành chính hay tạm giữ hình sự thì tôi chưa nắm rõ,” thì bà Ngô Thị Ngọc Thanh, viện trưởng Viện KSND huyện Bến Cát lại trả lời báo chí về việc anh Nhựt bị bắt rằng: "Viện không hề biết. Nếu gia đình nạn nhân có đơn yêu cầu sẽ xem xét làm rõ.”

Việc công an huyện Bến Cát có tống đạt lệnh tạm giữ cho nạn nhân Nguyễn Công Nhựt hay không được thể hiện bằng biên bản tống đạt, hồ sơ không có biên bản này hoặc biên bản không có chữ ký xác nhận của Nguyễn Công Nhựt tức là các thứ "lệnh” được "vẽ ra” sau khi anh Nhựt chết.

Luật quy định rõ ràng, rành rành như vậy, nạn nhân bị nhốt ở công an huyện Bến Cát đến ngày thứ 5 mới chết, các thủ tục này chỉ cần 5 phút xem hồ sơ là biết, vậy mà 3 ngày sau ông thượng tá chánh văn phòng công an tỉnh Bình Dương cũng chưa xác định được nạn nhân bị "giữ” bằng kiểu nào thì quả là "chuyện lạ có thiệt.”

Không thể nói rằng một thượng tá chánh văn phòng công an tỉnh (thường kiêm luôn vai trò "người phát ngôn” của công an tỉnh) mà lại "dốt luật cơ bản” đến như thế, nên chỉ có thể hiểu rằng ông thượng tá có ý bao che cho sai phạm mà thôi. Và nạn nhân Nguyễn Công Nhựt đã bị công an huyện Bến Cát bắt, giữ người trái pháp luật.

Báo chí không công bố dấu vết khám nghiệm tử thi, còn theo vợ nạn nhân thì "cổ tay, lưng bàn tay có nhiều vết bầm, lòng bàn tay và ngón tay bầm đen. Trên thân thể có nhiều vết bầm kéo dài từ bụng dưới đến háng, đùi, tinh hoàn và nhiều chấm đen ở chân.”

Dấu vết đặc trưng của treo cổ gồm: vết hoen tử thi, tư thế đầu, màu da mặt xác chết, rãnh treo, các dấu hiệu tổn thương bên trong (khi mổ mở rãnh treo) sẽ giúp giám định viên Pháp Y xác định chính xác nạn nhân có phải chết do treo cổ hay không thì không thấy mà thấy dấu vết bạo lực khác trên tử thi nạn nhân lại nhiều hơn.

Trong phạm vi bài viết này tôi không nhấn mạnh vào tình tiết một cán bộ công an tỉnh Bình Dương tên Nguyễn Thành Phú đã 11 lần gọi điện thoại đe dọa, gạ tình và kêu chị Tuyền bán đất đưa tiền cho anh ta để "lo” cho chồng.

Hay một tình tiết rất bất hợp lý khác là anh Nguyễn Công Nhựt viết thư tuyệt mệnh với nét chữ khác bình thường trong cơn "hoảng loạn,” "sợ hãi” (lời ông Thượng Tá Phạm Xuân Trường) mà dài đến 4 trang giấy A4 và còn có tinh thần "mô tả chi tiết sai phạm của mình,” "khen lấy khen để” điều tra viên và còn khen tư tưởng Hồ Chí Minh nữa thì cái "người sắp chết” này còn hơn cả bậc vĩ nhân cỡ Napoleon đệ nhất. Thật hay giả chỉ cần đem bản chính ra so sánh là biết liền. Bản thân tôi cũng có chút hiểu biết và kinh nghiệm về giám định chữ viết, có điều tôi không phải là giám định viên tư pháp, nên kết luận của cá nhân tôi không được coi là chứng cứ tố tụng.

Thiết nghĩ cần nhắc đến một trường hợp khác là ông Nguyễn Văn Hải (tức nhà báo tự do Hoàng Hải, blogger Ðiếu Cày) bị bắt giam đến nay đã hơn 3 năm. Trong 3 năm đó, ông Hải không có một tờ giấy trắng để chùi…, không hiểu sao anh Nguyễn Công Nhựt cũng bị bắt mà có nhiều giấy, bút để viết thoải mái như thế?

Ðiểm qua các vụ án công dân chết oan ức trong cơ quan công an từ vài năm gần đây đều có chung một đặc điểm: Khi nạn nhân chết, báo chí Việt Nam (viết theo lời công an) đều đưa tin là công an "mời” nạn nhân đến cơ quan làm việc rồi nạn nhân "sức phẻ không bình thường” tự lăn đùng ra chết, hoặc nạn nhân tự tử chết, mà không viết đúng sự thật là nạn nhân bị công ăn dùng vũ lực bắt đi (trong tình trạng sức khỏe bình thường) rồi sau đó nạn nhân mới "chết chưa rõ nguyên nhân.”

Từ điển tiếng Việt khái niệm chữ "mời” là: Tỏ ý mong muốn, yêu cầu người khác làm việc gì một cách lịch sự, trân trọng. Ví dụ: Mời anh đến chơi, Ðưa tay mời ngồi, Kính mời, Giấy mời họp, Mời cơm thân mật… Chữ "mời” trong tiếng Hoa còn tỏ ý trân trọng hơn, có nghĩa là "thỉnh” (ở). Than ôi! Chữ "mời” ở Việt Nam ngày nay lại giống như bóng đen của thần chết phủ trùm lên sinh mệnh dân lành!

Chỉ có ở xã hội XHCN Việt Nam mới có kiểu "mời” bằng quyền lực (hoặc bạo lực), người bị (không phải được) mời không đi theo lời "mời” lập tức bị lôi cổ đi ngay.

"Mời” nhưng khống chế, cô lập, không cho nạn nhân thông báo cho người nhà hay bạn bè biết, "mời” nhưng câu lưu thân thể suốt nhiều giờ (nhiều ngày) liên tục mà nạn nhân không thể đi về theo ý mình.

Ðiều đó chỉ có thể hiểu rằng: Người ta không vi phạm pháp luật nên không thể bắt giữ, nhưng vẫn bị công an dùng quyền lực nhà nước bắt giữ, nên khi đổ bể và muốn trốn tránh trách nhiệm phải dùng "cái thúng” "mời” để úp "con voi” bắt giữ người trái pháp luật nhằm che đậy tội ác. Một mình cơ quan công an phường, quận, thậm chí tỉnh, thành phố cũng không đủ quyền để ra lệnh cho các tờ báo lớn như Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Lao Ðộng… viết sai sự thật.

Vậy ai là kẻ có quyền chỉ đạo báo chí khi viết phải bắt buộc dùng từ "mời” mà không được dùng từ "bắt giữ người trái pháp luật”? Phải chăng tội ác đang được quyền lực nhà nước bao che một cách có hệ thống từ trên xuống dưới?

Tạ Phong Tần

Category: Việt Nam ngày nay | Views: 580 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Calendar
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 21
Khách: 21
Thành Viên: 0