Tương lai Việt Nam – Liệu
không có hy vọng gì?
|
Muốn hình dung ra tương lai Việt Nam? Hãy hỏi cụ
Ðặng Huyền, 98 tuổi, đang phải cong lưng đạp
xích lô ở thành phố Huế để nuôi thân già và một
người vợ bệnh hoạn 86 tuổi. |
Song Chi -
Ðại hội đảng lần thứ XI chưa diễn ra nhưng cho đến hôm
nay thì người dân Việt Nam và cả thế giới đều biết ai sẽ
ngồi vào chỗ nào trong bốn vị trí cao nhất mà dân gian
thường hay gọi bằng cụm từ "Tứ trụ triều đình”.
Mấy hôm nay một số tờ báo như BBC, RFI, Người Việt… và
một số diễn đàn độc lập thi nhau đưa tin theo tờ báo
Nhật Bản Asahi Shimbun cho biết ông Nguyễn Phú Trọng,
hiện đang là chủ tịch Quốc Hội, sẽ là tổng bí thư đảng
Cộng Sản Việt Nam thay thế ông Nông Ðức Mạnh-một chức vụ
có quyền lực lớn nhất; ông Nguyễn Tấn Dũng tiếp tục là
thủ tướng thêm một nhiệm kỳ nữa; ông Trương Tấn Sang sẽ
thay ông Nguyễn Minh Triết làm chủ tịch nước và ông Phạm
Quang Nghị sẽ giữ chức chủ tịch Quốc Hội.
Có
nghĩa là vẫn quanh đi quẩn lại mấy gương mặc cũ mèm.
Có
nghĩa là đường lối chính trị của đảng Cộng Sản Việt Nam
sẽ không có gì thay đổi ít nhất là trong nhiệm kỳ tới.
Về
chính trị, sẽ tiếp tục kiên định với con đường tiến lên
chủ nghĩa xã hội và học thuyết Mác-Lênin lỗi thời, lạc
hậu, đã bị thế giới và ngay đất nước của Lênin vứt vào
sọt rác từ lâu, sẽ tiếp tục ngả sâu hơn vào vòng tay của
Trung Quốc, trượt dài hơn trên con đường bán nước. Bởi
nhân vật nắm giữ nhiệm vụ chính trị cao nhất là Nguyễn
Phú Trọng thì dư luận từ lâu đều biết lả một kẻ bảo thủ,
tư duy xơ cứng, người chấp bút cho cái bản dự thảo văn
kiện đại hội đảng đã bị giới trí thức đảng viên cao cấp
chê không tiếc lời tại hội thảo "Góp ý cho các văn kiện
đại hội đảng lần thứ XI” vì sự lạc hậu, cũ kỹ, sai lầm,
mơ hồ và ngụy biện. Nguy hiểm hơn, đây là một nhân vật
"thân Trung Quốc” mà ngay cả báo Asahi Shimbun cũng đã
nói thẳng điều này. Nguyễn Phú Trọng chắc chắn sẽ nối
bước Nông Ðức Mạnh có thêm một loạt những quyết định ngu
xuẩn, sai lầm với Trung Quốc như quyết định cho Trung
Quốc khai thác bauxite ở Tây Nguyên mà Mạnh với cương vị
tổng bí thư đã tự tiện ký mà chưa thông qua Quốc Hội
trước kia chẳng hạn.
Về
kinh tế, sau một nhiệm kỳ vừa qua, Nguyễn Tấn Dũng đã
kịp thời chứng minh cho cả nước và cả thế giới biết cái
sự ít chữ và dốt nát trong điều hành quản lý kinh tế ở
cấp vĩ mô của ông ta như thế nào, đưa đến bức tranh kinh
tế Việt Nam vô cùng ảm đạm như ngày hôm nay với hàng
loạt tập đoàn kinh tế quốc doanh làm ăn thua lỗ hoặc vỡ
nợ để lại gánh nặng khổng lồ cho quốc gia. Lạm phát tăng
cao hai chữ số, đồng tiền Việt Nam liên tục mất giá, nợ
công lên đến trên 50% GDP, dự trữ ngoại tệ cạn kiệt.
Những lời cảnh báo về nguy cơ khủng hoảng nặng nề kinh
tế Việt Nam đã bắt đầu được đưa ra từ một số ngân hàng
quốc tế hoặc các tổ chức minh bạch tài chính thế giới,
v.v. Còn chức vụ chủ tịch nước vốn không có nhiều thực
quyền thì có nằm trong tay ai cũng vậy, tuy nhiên,
Trương Tấn Sang cũng chả có hy vọng gì sẽ làm tốt vai
trò "nghi thức, ngoại giao” này bởi như dư luận đánh giá,
là một người có ít kinh nghiệm quốc tế.
Thật là đáng buồn cho tương lai Việt Nam, dù ngay trước
khi biết ai sẽ giữ cương vị nào, hầu hết mọi người dân
Việt Nam khi được hỏi đều có chung câu trả lời "ông nào/thằng
nào ngồi vào chỗ nào thì cũng thế cả thôi”. Thật lạ lùng
cho sự thờ ơ của người Việt Nam trước những vấn đề mà ở
những quốc gia dân chủ, sẽ là mối quan tâm rất lớn của
mỗi người dân. Nhưng suy cho cùng thì cũng dễ hiểu, bởi
người dân Việt Nam hiểu rất rõ "tài năng, trí tuệ” của
những con người sẽ lãnh đạo đất nước này như thế nào, và
việc thay đổi về nhân sự không quan trọng bằng chuyển
đổi đường lối chính trị, đổi mới về tư duy hay cải tổ
thực sự bên trong đảng nhưng điều đó thì lại không có hy
vọng gì sẽ sớm xảy ra, khi nhìn vào 15 khuôn mặt trong
Bộ Chính Trị hiện nay.
Một lần nữa, những người lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam
tiếp tục chứng tỏ mục tiêu tối thượng của họ là nắm vững
quyền lực bằng mọi giá.
Một lần nữa, Việt Nam sẽ lại bỏ lỡ cơ hội đổi mới và cải
cách triệt để hòng thoát ra khỏi cảnh đói nghèo, tụt hậu
và nguy cơ lệ thuộc ngày càng nặng nề vào Trung Quốc.
Một lần nữa, số phận chưa mỉm cười với dân tộc Việt Nam.
Nhưng chính dân tộc Việt Nam, họ có quan tâm điều đó
không hay họ đang phải bận rộn vật lộn với miếng cơm
manh áo hàng ngày và bao nỗi lo toan, phiền muộn, sợ
hãi, còn "chuyện chính trị thì đã có nhà nước lo”?
Việt Nam còn thua cả Campuchia
Trong lúc Việt Nam bị Trung Quốc xử ép suốt quá trình
đàm phán cho tới khi thực hiện việc cắm mốc biên giới
trên bộ thì ngược lại, Việt Nam lại bị người Campuchia
tố cáo đã cắm mốc lên lãnh thổ của họ. Nhưng khác với
Việt Nam, người Campuchia chí ít đã có thể lên tiếng tố
cáo công khai về điều này. Và sau khi hàng trăm người
dân làm đơn kiện một vài cột mốc đã cắm vào lãnh thổ
Campuchia thì một hội đồng giám sát của Campuchia, một
tổ chức tư nhân đã đến tận nơi xem xét vào ngày 5 tháng
12, xác nhận đúng là cột mốc tạm số 108 cắm vào 60 mét
bên trong lãnh thổ Cambodia và cột mốc 109 được cắm vào
sâu hơn, tới 200 mét (theo RFA số ra ngày 6 tháng 12,
2010). Mặc dù chính phủ Campuchia vẫn đứng về phía Việt
Nam, tuyên bố không có việc mất đất, còn phía Việt Nam
thì hành xử không khá hơn Trung Quốc bao nhiêu khi công
an biên phòng ngăn cấm không cho các dân biểu đảng đối
lập Sam Rainsy đến xem xét các cột mốc biên giới, nhưng
đảng đối lập này cũng đã lên tiếng tố cáo việc này cũng
như trước đó đã yêu cầu phía Việt Nam ngừng cắm mốc biên
giới.
Báo chí Việt Nam tất nhiên không đưa những tin tức kiểu
này nhưng đã đưa tin tại cuộc họp của ủy ban liên hợp
phân giới cắm mốc biên giới diễn ra từ ngày 15-17 tháng
12, 2010 tại Phnompenh, sau một quá trình mở thầu và lựa
chọn nhà thầu theo hình thức đấu thầu quốc tế, tiến hành
công khai, khách quan, phù hợp với các quy định của luật
quốc tế. Việt Nam và Campuchia đã chọn nhà thầu Ðan Mạch
để xây dựng bản đồ địa hình biên giới hai nước. Khi cả
hai bên chọn một nhà thầu từ một quốc gia dân chủ hoàn
toàn trung lập trong quan hệ với Việt Nam hay Campuchia
như Ðan Mạch để thực hiện một công việc như vậy, nếu có
bất cứ sự sai sót đáng kể nào so với bản đồ biên giới cũ
giữa hai nước, chắc rằng Ðan Mạch sẽ phát hiện được ngay.
Từ
chuyện này lại nghĩ đến chuyện cắm mốc biên giới
Việt-Trung để thấy rằng tự do dân chủ ở Việt Nam còn
thua cả tự do dân chủ ở Campuchia và người Việt Nam còn…
thua cả người Campuchia khi không lên tiếng bảo vệ được
lãnh thổ của mình. Nếu so với một vài trăm mét cắm sâu
vào bên trong lãnh thổ Campuchia thì Việt Nam mất đất
cho Trung Quốc hơn nhiều. Một số nguồn tin nói rằng Việt
Nam mất khoảng 720 kilomet vuông lãnh thổ nhưng cho đến
nay cũng chưa người dân nào được biết chính xác đất đai
đã mất là bao nhiêu, chỉ trừ những gì thấy rõ ràng bằng
mắt như Ải Nam Quan, thác Bản Dốc… thì biết là mất.
Không một tờ báo nào được phép bàn về chủ đề nhạy cảm
này. Không một người dân hay một tổ chức tư nhân, phi
chính phủ nào được phép đi đến tận nơi để xem xét, kiểm
tra trong suốt quá trình cắm mốc. Không ai được biết các
bản hiệp ước biên giới trên đất liền được ký kết vào năm
1999 và hiệp định phân định vịnh Bắc bộ được ký kết vào
năm 2000 giữa hai chính phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ
Nghĩa Việt Nam và Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa có những
nội dung, chi tiết gì. Nhưng dư luận đều biết rằng so
với Công ước Pháp-Thanh năm 1887, Việt Nam đã nhượng bộ
cho Trung Quốc rất nhiều và hàng trăm kilomet vuông lãnh
thổ, hàng ngàn kilomet vuông lãnh hải đã bị mất. Gần đây
trên BBC có đăng những bức ảnh cho thấy Trung Quốc hạ
lệnh cho đào các cột mốc biên giới theo Hiệp ước
Pháp-Thanh đem về bảo tàng, như một hình thức phi tang
các bằng chứng của lịch sử. Và chắc chắn Việt Nam sẽ
không có chuyện cho đấu thầu công khai để xây dựng bản
đồ địa hình biên giới Việt-Trung như với biên giới Việt
Nam-Campuchia. Người dân cứ việc đoán mò về việc mất đất
mất biển.
Ðất nước này là của chung 86 triệu người Việt Nam hay
chỉ là của một thiểu số những người cầm quyền trong Bộ
Chính Trị để họ muốn làm gì thì làm? Câu hỏi này xin
dành cho mọi người trả lời.
Nguồn: Người- Việt