Thứ Ba, 2024-11-05, 8:34 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2013 » Tháng Hai » 11 » Tết ba miền
7:25 AM
Tết ba miền
2013-02-09

Tết Quý Tỵ đang hiện diện khắp nơi trong mọi gia đình Việt Nam. Từ thành phố tới miền quê, từ đồng bằng hay cao nguyên tít tắp, người người rộn ràng đón Tết; tuy tâm trạng khác nhau nhưng cái chung của cộng đồng xã hội bao trùm đã khiến khuôn mặt mọi người ấm hồng lên mối thiết tha của một nền văn hóa chung đã hàng ngàn năm hiện hữu.

RFA

Thảm hoa mừng Xuân mới bên hồ Hoàn Kiếm.

Miền Bắc

Cái Tết của ba miền tuy có cùng một khuôn mặt nhưng trong mỗi gia đình, bản sắc vùng miền hiện lên rất rõ trong từng cung cách ăn mặc hay vui chơi. Từ Hà Nội nhà văn Võ Thị Hảo cho biết:

"Trong những năm gần đây thì Tết Âm Lịch đối với người Hà Nội cũng có những xê dịch về mặt ứng xử và phong tục.

Chẳng hạn như trước đây Tết Âm Lịch thì người ta hay ở nhà hay chúc Tết họ hàng nhưng bây giờ người Hà Nội người ta đi nhiều hơn. Trong những ngày Tết Âm Lịch thì người ta có thể đi chơi bằng xe máy hay ô tô. Những người có tiền thì du lịch nước ngoài. Tết Tây và Tết Ta cũng có sự giao thoa hơn trước vì Noel cũng gần gũi với người Việt Nam, và ngày càng quan trọng hơn bởi vậy Tết Ta cũng không quan trọng như trước kia nữa.

Trong những năm gần đây thì Tết Âm Lịch đối với người Hà Nội cũng có những xê dịch về mặt ứng xử và phong tục.

Nhà văn Võ Thị Hảo

Năm nay cái Tết của nhiều người nghèo và không khí mua sắm không tấp nập tưng bùng như những năm trước.”

Nét đẹp của tranh trong ba ngày Tết không thể thiếu trong nhà của người Hà Nội đã không còn như xưa. Thay vì Đông Hồ, Hàng Trống, nhiều gia đình đã thay tranh truyền thống bằng tranh chụp từ máy ảnh hay tranh chép, tranh nhái của thị trường:

"Các loại tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống bây giờ cũng khác nhiều vì bây giờ có nhiều thứ để chọn lựa hơn. Ngày nay nhờ công nghệ chụp ảnh, với một máy ảnh tự động và chỗ rửa ảnh chuyên nghiệp thì người ta có một tấm ảnh để trưng bày trong nhà rất nhanh. Bởi vậy người ta không có những khát khao về tranh Đông Hồ hay Hàng Trống, hơn nữa ở Hà Nội có rất nhiều tranh chép giá rất rẻ người ta có thể mua với rất ít tiền.”

Hang-hoa-Tet_banh-keo_2-250.jpg
Quà biếu Tết được bán tại siêu thị Big C Hà Nội hôm 20 tháng 01 năm 2013. RFA photo.
Còn cái ăn thì sao? Những món ngon ngày Tết rõ ràng là không thể thiếu hoàn toàn nhưng rất nhiều món không còn trong thực đơn ngày Tết của người Hà Nội mà thay vào đó bằng các món gọn nhẹ, ăn nhanh, dọn nhanh và không cần chuẩn bị:

"Người Hà Nội bây giờ cũng ăn nhiều món Tây hơn. Việc phát triển các siêu thị cũng làm thay đổi tập quán chuẩn bị đồ ăn và dùng các món như bánh chưng, thịt, rồi dưa hành, nhưng bây giờ người ta ăn nhiều món Tây hơn. Cách ăn cũng khác hơn trước rất nhiều và bữa ăn không còn quan trọng nữa. Không cần thiết phải chuẩn bị một cách cầu kỳ rắc rối nữa. Người ta chủ yếu là đi chơi, thăm họ hàng, bạn bè.

Tôi nghĩ năm nay với sự suy thoái kinh tế thì rất nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân bị vỡ. Nhìn trên đường phố thì biết ,cứ mười cửa hàng thì có đến ba cửa hàng họ đóng cửa không cho thuê được và nhiều doanh nghiệp đã bị vỡ. Nhiều người không có việc làm, thậm chí nhiều doanh nghiệp không có tiền trả lương, và không khí Tết năm nay không tưng bừng gì cả."

Miền Trung

Trước trẻ em chỉ thèm thuồng phong pháo ngày Tết, nay chú trọng vào các quán chơi game...File photos
Trước trẻ em chỉ thèm thuồng phong pháo ngày Tết, nay chú trọng vào các quán chơi game...File photos
Từ Hà Nội lần vào đến Huế việc ăn Tết đã khác đi một chút. Cái se lạnh của mùa Đông vẫn còn trên từng cánh hoa của Huế. Cầu Trường Tiền bắt dài nỗi nhớ đối với những đứa con Huế xa quê. TS Thái Thị Kim Lan, một Việt kiều Đức về ăn Tết tại quê hương đưa ra những nhận xét:

"Dĩ nhiên thì mọi người cũng đều rộn ràng chuẩn bị năm mới nhưng tôi thấy cái rộn ràng vẻ bề mặt hơn là bề sâu. Những truyền thống trong mỗi gia đình đều giữ được một chút. Người nào cũng nghĩ mình phải làm một cái Tết trong gia đình cho nó được ấm cúng, nhưng mà người ta phải chạy theo thời thế quá thành thử nhiều khi có những chi tiết thân thuộc của tình gia đình nó không còn đậm đà như ngày xưa. Đó chỉ là cảm giác riêng của tôi mà thôi. Bởi vì tôi về ăn Tết nhưng chỉ ăn Tết trong nhà tôi mà thôi. Về để tìm lại hương vị Tết của Huế qua hoa cỏ cây lá, sông núi bạn bè cũ. Cái hình ảnh xưa nó không còn nữa. Tôi thấy người ta cố gắng làm cái Tết nhưng không biết hắn có giống với truyền thống không thì đó là vấn đề khác.

Cũng hoa, cũng trái, cũng bánh mứt, nhưng hình như nó bị kỹ nghệ hóa rồi thành thử nó không còn cái cách của ngày xưa như tôi đã trải qua những ngày Tết.

TS Thái Thị Kim Lan

Dĩ nhiên trong thời đại mới thì sự xô bồ, phô trương nó khác với ngày xưa. Cũng hoa, cũng trái, cũng bánh mứt, nhưng hình như nó bị kỹ nghệ hóa rồi thành thử nó không còn cái cách của ngày xưa như tôi đã trải qua những ngày Tết.

Bây giờ mọi thứ đều bị kỹ nghệ hóa rồi, chỉ cần ra ngoài chợ là có đủ thứ hết, Nhưng mứt gừng thì không phải mứt gừng như lúc trước. Bánh chưng cũng không phải bánh chưng như khi xưa. Người ta chạy theo số lượng chứ không phải phẩm chất.”

TS Kim Lan chia sẻ nhận xét của bà về những nét giản dị chân thành còn sót lại trong một lớp dân quê, mà bà cho rằng đây là nét văn hóa còn xót lại của Huế trước những đổi thay to lớn tại nơi từng là kinh thành, từng là đế đô…

"Tôi mới xuống các làng nhỏ để mua hoa thì tôi thấy người dân họ mộc mạc, dĩ nhiên là họ cũng kinh doanh về hoa trái nhưng đời sống của họ vẫn còn giản dị, đơn sơ và dễ thương. Đó là cái mặt khác của Huế. Tôi nghĩ Huế còn đang bị mất rất nhiều nếu tiếp tục hiện đại hóa, chạy theo một số thị hiếu, trào lưu mà không thích hợp với Huế, làm cho Huế mất mát nhiều lắm.”

bai-choi-250.jpg
Hội đánh bài chòi trong lễ hội đền Lương Văn Chánh - Ảnh: KIM SA/Báo Phú Yên điện tử.
Từ Huế qua đèo Hải Vân là Đà Nẵng, là Hội An là quê hương của Bài Chòi, của đua ghe ngày Tết. Nhà văn hóa, nhà văn Nguyên Ngọc nói về nét đặc sắc của quê hương ông, đặc biệt là những chiếc bánh giản dị mộc mạc và rất miền Trung:

"Miền Trung vốn có đặc điểm luôn trong tư thế đi, đi vào Nam, cho nên ở đây từ phong tục cho tới tập quán rồi con người, nó thể hiện qua cái ăn với đặc tính của người đang đi. Thí dụ như ngoài Bắc là bánh chưng nhé! Bánh chưng khi mở ra là phải ăn hết ngay mà miền Trung nó có bánh tét, tức là loại bánh nó gói như bánh chưng nhưng hình dáng là một cái đòn dài, chung quanh có nếp và có nhân ở giữa. Người ta làm một đòn bánh dài như thế để cầm đi, và gọi bánh này là bánh tét tức là xắt từng lát ra. Anh dùng sợi lạt anh cắt từng lát, ăn đến đâu thì cắt đến đó xong rồi phủ lá lại và cầm đi. Cái bánh chưng không thể làm như thế được, mở ra là phải ăn liền.

Còn bánh tráng, hay bánh đa cũng là một loại lương khô trong bữa ăn, bữa giỗ hay ngày Tết của miền Trung thì bao giờ cũng phải có bánh tráng. Khi bẻ cái bánh đa kêu "rốp rốp” là dấu hiện của bữa liên hoan, bữa giỗ. Bây giờ những truyền thống này vẫn còn ở miền Trung, cái người đang đi, dấu vết đó vẫn còn. Hội An vẫn giữ được nhiều cái cũ cho nên nó vẫn còn những cái đó khá rõ. Ở đây có những phong vị đó cũng hay hay.”

Nhà văn hóa học Nguyên Ngọc cũng cho biết về loại hình dân gian đặc sắc xuất hiện trong ba ngày Tết đã mất và đang được phục hồi là trò chơi Bài Chòi, ông nói:

"Trong một số năm gần đây người ta đã phục hồi Bài Chòi, người ta có ý thức khôi phục trở lại loại hình này. Đặc biệt ở Hội An nó được khôi phục lại rất tốt. Thường ở những nơi khác người ta làm có tính cách sân khấu hóa, biến nó thành một thứ sân khấu. Ở Hội An có một điều đặc biệt tuy họ cũng khôi phục Bài Chòi nhưng mà họ chơi thật. Cái thú vị ở Hội An là như thế. họ chơi cho khách du lịch xem nhưng họ chơi rất thật nên người xem rất thú vị. Riêng Hội An thì Bài chòi khôi phục khá tốt, tôi rất thích không khí của Hội An vì nó rất dễ thương."

Category: Việt Nam ngày nay | Views: 478 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Calendar
«  Tháng Hai 2013  »
SuMoTuWeThFrSa
     12
3456789
10111213141516
17181920212223
2425262728
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 107
Khách: 107
Thành Viên: 0