Thứ Sáu, 2024-04-19, 11:44 AM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2011 » Tháng Năm » 18 » Tàn nhẫn
4:51 PM
Tàn nhẫn
BS Ngọc

Tôi không có dịp đi nước ngoài nhiều, nên không biết ở ngoài người ta có hệ thống chăm sóc sức khỏe cho lãnh đạo hay không. Nhưng nhìn từ góc độ y đức tôi thấy chuyện dành ra một tài khoản và ban bệ chỉ để lo chuyện sức khỏe cho lãnh đạo thật là vô minh.

Thời còn làm trong bệnh viện nhà nước tôi chứng kiến nhiều cảnh đau lòng. Thường dân không có thuốc phải nằm chờ chết. Cán bộ cao cấp thì được lệnh mua thuốc ngoại, giá bao nhiêu cũng được duyệt. Thường dân nằm la liệt hành lang bệnh viện. Cán bộ nằm phòng có máy lạnh. Đó là thời 79-85. Nhưng thời nay cũng chẳng có gì khác. Cũng như giữa giàu và nghèo, khoảng cách giữa dân và quan càng ngày càng lớn. Quan thì giàu, dân thì nghèo.

Người ta nói một chuyện làm một chuyện khác. Nói xóa bỏ giai cấp, nhưng lại tạo nên một giai cấp ăn trên ngồi trước. Nói là đầy tờ nhân dân, nhưng trong thực tế là cha mẹ nhân dân. Ngôn ngữ dưới thời XHCNVN không còn ý nghĩa thật của nó nữa.

Sài Gòn có bệnh viện Thống Nhất dành cho lãnh đạo. Nhưng ít ai biết rằng bất cứ tỉnh nào cũng có một khu trong bệnh viện chỉ dành cho lãnh đạo. Phải bao nhiêu tuổi đảng mới được nằm ở các khu đặc trị đó. Tôi không có vinh dự điều trị cho các vị lãnh đạo vì tôi đoán lý lịch của mình không "sạch” mấy (do học y thời trước 75). Nhưng tôi được biết đồng nghiệp điều trị cho các lãnh đạo than trời lắm. Họ nói các vị lãnh đạo coi bác sĩ chẳng ra gì, đối xử với bác sĩ như là cấp trên và cấp dưới. Chán lắm. Bực tức lắm. Nhưng nhiệm vụ và y đức thì phải làm, chứ chẳng ai ham làm trong các khu đặc trị cho lãnh đạo cả.

Thật ra, mấy khu đặc trị là những khu nguy hiểm trong bệnh viện. Dù trang bị tốt hơn các khu khác, nhưng tử vong vẫn cao trong mấy khu đặc trị. Lý do đơn giản là bác sĩ chẳng dám quyết định gì cả. Cái gì cũng hỏi cấp trên. Có lẽ nhiều người không biết, nhưng có ca phải hỏi ý kiến … cấp ủy. Không có hệ thống y khoa nước nào quái đản như nước ta, bác sĩ xin ý kiến cấp ủy để điều trị! Có cụ bị để nằm cho đến chết vì chẳng ai dám quyết định, ai cũng sợ trách nhiệm. Có lần tôi tham dự hội chẩn về một trường hợp và bị ám ảnh lâu dài về hệ thống y tế dưới thời XHCN. Ông cụ không phải là cán bộ cao cấp, nhưng là bố của một ông thứ trưởng, nên cũng được nằm khu dành cho lãnh đạo. Ông cụ bị cao huyết áp và tiểu đường, bệnh rất hay gặp. Người ta hội chẩn mãi, xin ý kiến mãi, thậm chí ông thứ trưởng bay vào Sài Gòn thăm bố. Chẳng ai dám làm gì! Ba tuần sau, ông cụ qua đời. Chính cái hệ thống phân biệt đối xử và giai cấp làm cho ông cụ chết.

Chính cái hệ thống đó đang giết người dân nữa. Đọc blog thấy có tin Thanh Hóa "đầu tư xây dựng trụ sở Ban Bảo vệ – Chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh Thanh Hóa". Có cái gì ghê tởm ở đây. Chúng ta biết rằng người dân Thanh Hóa đang đói. Gần 250.000 người đói. Vậy mà người ta thản nhiên xây tập trung tiền bạc vào việc chăm sóc sức khỏe cán bộ!

Thử nhìn qua hai hình dưới đây để thấy bản chất của chế độ:

2_1.jpg
img_8906.jpg

Đâu chỉ Thanh Hóa mới lo chăm sóc sức khỏe cán bộ. Trung ương cũng thế. Chẳng những huy động, mà còn huy động toàn hệ thống. Thử đọc bản tin Huy động sức mạnh của toàn hệ thống trong công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ thì biết người ta muốn gì. Đọc bản tin đó gần chục lần tôi vẫn không giải thích được tại sao người ta lại vô cảm, ngạo mạn, ngang nhiên, trắng trợn như thế.

Trong khi bệnh viện các cấp quá tải, trong khi hai ba bệnh nhân phải nằm chung giường, trong khi bệnh nhân nằm ghế bố la liệt ngoài hành lang, mà có một giai cấp ngang nhiên huy động toàn hệ thống để chăm sóc cho một nhúm cán bộ đảng viên. Họ xem bệnh viện, bác sĩ, y tá, chuyên gia như là tài sản của riêng họ, muốn làm gì thì làm. Không hiểu trong lịch sử nước nhà, đã có một giai cấp thống trị nào chẳng những bất tài mà còn tàn nhẫn với người dân như hiện nay. Tìm hoài trong cổ sử mà chưa thấy. Tạm thời có thể nói đảng viên là giai cấp tàn nhẫn nhất với người dân trong lịch sử Việt Nam?

________________________

Chuyện khám bệnh cho lãnh đạo cao cấp Việt Nam

(24h) - Trong ngành Y tế Việt Nam có một đội ngũ các y, bác sỹ, dược sỹ rất đặc biệt vì họ đảm nhận một nhiệm vụ đặc biệt là bảo vệ, chăm sóc, theo dõi sức khỏe, điều trị bệnh cho các lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước.

Đây đều là các chuyên gia y học đầu ngành trong cả nước. Công việc quan trọng, đặc biệt này đã để lại trong họ nhiều kỷ niệm, nhiều câu chuyện đáng nhớ mà ngay cả người trong ngành cũng ít khi được biết.

Áp lực "nói chung là lớn”

Là GS đầu ngành tim mạch trong cả nước, chính thức nhận nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng chuyên môn phía Bắc Ban Bảo vệ và Chăm sóc Sức khoẻ Cán bộ Trung ương (Ban BVVCSSKCBTƯ) và nhận nhiệm vụ phó Chủ tịch Hội đồng chuyên môn toàn quốc Ban BVCSSKCBTƯ từ năm 2003, GS, Anh hùng lao động Phạm Gia Khải đã khám bệnh, điều trị, theo dõi và chăm sóc sức khỏe cho rất nhiều người là lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

Khám chữa bệnh, theo dõi và chăm sóc sức khỏe cho những nhân vật đặc biệt nhưng GS Khải cho biết những bệnh nhân mà ông được tham gia theo dõi, hoặc hội chẩn, nói chung rất hợp tác về chuyên môn.

"Cũng có một số trường hợp, chúng tôi phải giải thích cặn kẽ lý do phải áp dụng một số biện pháp chữa bệnh mà sự hợp tác, phản hồi về kết quả là rất cần thiết, vì sự hiểu biết về bệnh tật không phải là giống nhau, có người biết nhiều, nhưng cũng có người biết ít”, GS Khải nói.

Khi được hỏi liệu có gặp "áp lực” gì khi thực hiện một nhiệm vụ đặc biệt như thế này không, GS Khải cũng thú thực: "Tinh thần trách nhiệm bắt người thầy thuốc phải làm tốt nhiệm vụ của mình với tất cả mọi trường hợp bệnh nhân mà mình phụ trách. Đó là danh dự, là lương tâm và cũng là vị thế của mình nữa.

Nhưng cũng phải nói thật là khi khám chữa bệnh cho những người như thế thì áp lực tinh thần, áp lực về thời gian đối với chúng tôi nói chung là lớn. Còn những "áp lực” khác, tôi chưa thấy, hay ít nhất là đối với cá nhân tôi, cho tới thời điểm này”.

GS Khải cho biết, theo quy định của Ban BVVCSSKCBTƯ, các cán bộ lãnh đạo cao cấp có bác sĩ đặc trách theo dõi sức khỏe đều đặn. Quy trình làm việc của Ban cũng khá ngắn gọn. Hàng tuần Ban đều có giao ban về tình hình sức khỏe của các vị lãnh đạo. Khi có vấn đề gì cần đặc biệt chú ý về sức khỏe các vị lãnh đạo này thì những biện pháp điều trị sẽ được đưa ra ngay lập tức.

Trong trường hợp có những vấn đề đột xuất thì bất cứ lúc nào, tình hình đó phải được xử lý ngay, phải được hội chẩn nếu cần thiết, với sự tham gia của các chuyên gia (trong nước là chủ yếu).

Khám cho dân thường và lãnh đạo "có khác nhau”

Theo GS Khải, giữa việc khám chữa bệnh cho người dân bình thường và khám chữa bệnh cho cán bộ lãnh đạo cao cấp có khác nhau.

Đối với cán bộ cao cấp, việc khám và ghi chỉ định chữa bệnh phải có quy trình hết sức chặt chẽ do một số thày thuốc chuyên khoa chịu trách nhiệm, với kết quả được ghi chép kỹ lưỡng, xét nghiệm phải đầy đủ (trong phạm vi khả năng các labô của chúng ta cho phép, và theo tôi tới nay các labô này đã khá đầy đủ).

Dân thường, đối với bệnh nhân của GS Khải, GS cho rằng họ cũng không thiệt thòi gì lắm về mặt này (về chuyên môn) nhưng họ phải tự đi mua thuốc, và nếu có được vào bệnh viện để theo dõi, trong những trường hợp không thể để chữa ngoại trú, thì họ phải chấp nhận nằm đôi, điều kiện sinh hoạt không thể nào sánh với các bệnh viện đặc biệt, các khu vực đặc biệt được.

"Có người dân vào bệnh viện tư nhân, bệnh viện nước ngoài như Việt - Pháp, nhưng không phải ai cũng có điều kiện như vậy vì chi phí quá lớn so với điều kiện kinh tế của họ. Tôi thấy chúng ta quá thiếu bệnh viện để người bệnh được nằm điều trị theo một cách mà họ đáng được như vậy”, GS Khải băn khoăn.

Trên thực tế có nhiều người dân sau khi khám chữa bệnh đã không qua khỏi và có thể sau đó bệnh viện, bác sỹ sẽ gặp chuyện kiện tụng vì nhiều lý do khác nhau (về chuyên môn, thái độ chăm sóc, …) song GS Khải cho biết với công việc của mình thì không có chuyện đó vì nếu vị lãnh đạo đó không qua khỏi thì có nhiều nguyên nhân như tuổi cao sức yếu, tất cả mọi người (kể cả người thân) đều biết toàn bộ các bác sỹ giỏi nhất đã được huy động và làm hết sức mình vì những người bệnh "đặc biệt” này.

Chỉ có 1 chân lý

Trong ngành y tế phổ biến chuyện cùng một bệnh trên cùng một con người nhưng cách điều trị của mỗi bác sỹ khác nhau là không giống nhau. Và cũng đã xuất hiện rất nhiều trường hợp các bác sỹ tranh luận rất gay gắt để bảo vệ phương án điều trị của mình.

Theo GS Khải, việc khác nhau về quan điểm điều trị là đương nhiên (vì mỗi người có kinh nghiệm, sự hiểu biết khác nhau về bệnh, đó là chưa kể đến những yếu tố xã hội học tác động vào). Nhưng với hội đồng chăm sóc sức khỏe cho các lãnh đạo cao cấp, GS Khải "tiết lộ” các thành viên trong hội đồng khá ăn ý với nhau.

"Chúng tôi coi đó là trách nhiệm của mình. Quy định về theo dõi bệnh lý, về hội chẩn phải nói là chặt chẽ và đảm bảo bí mật nghề nghiệp. Đó là một nguyên tắc không bao giờ được vi phạm”, GS Khải nói.

Sở dĩ các thành viên trong hội đồng khá ăn ý với nhau trong điều trị, theo GS Khải, là vì người phụ trách chung về chuyên môn trong hội chẩn đã làm tốt vai trò của mình.

"Đối với việc khám và chữa bệnh nói chung, chỉ có một sự thật, và chỉ có một chân lý, đó là làm cách nào tốt nhất để người bệnh khỏi bệnh. Những người ba hoa, khoác lác, sớm muộn không có chỗ đứng. Tôi nói như vậy có nghĩa là có thể có nơi, có lúc, hiện tượng này có xẩy ra, nhưng không kéo dài, và được chấn chỉnh một cách nghiêm túc, có tình có lý.

Ngày nay, khi đã có giao lưu rộng rãi quốc tế và trong nước, các quy định về chuyên môn trong chẩn đoán và điều trị, phòng bệnh, đều rõ ràng, cho nên, vai trò của người phụ trách chung về chuyên môn trong hội chẩn là quan trọng, nói có sách, mách có chứng, không có chỗ cho những người nói theo cảm tính, nói lấy được, làm khổ bệnh nhân và làm thất vọng những người cả tin”, GS Khải nói.

Nguồn: 24h

Category: Việt Nam ngày nay | Views: 616 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Calendar
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 1
Khách: 1
Thành Viên: 0