Nền kinh tế đất nước đang suy sụp nhanh chóng. Chỉ vài ba năm trước báo
chí nước ngoài còn hết lời ca ngợi các chính sách "sáng suốt” của chính
phủ thì giờ đây chúng được thay thế bằng những phân tích ảm đạm và những
chỉ trích "thiếu sáng suốt”. Nhưng ngành truyền thông trong
nước đã không phản ảnh những lời phê bình này.
Trước đây mỗi khi có một lời khen tặng một thì báo chí trong nước tiếp
tục khuếch đại lên hai ba. Còn những tiếng nói có trách nhiệm cảnh báo
nguy cơ mà đến bây giờ đã là thảm trạng hiện nay của đất nước, thì không
những không được hỗ trợ để phổ biến mà còn bị trù dập tù tội.
Nhớ
đến câu chuyện về Tào Chân và Tư Mã ý trong Tam quốc diễn nghĩa. Tư Mã Ý
vì là người duy nhất dám khẳng định Gia Cát Lượng sẽ tấn công Kỳ Sơn
trong khi vua Ngụy và nhiều quan lại khác không tin như vậy mà phải bị
giam giữ và mất chức. Trong đám quan lại trên có một kẻ cơ hội
bất tài là Tào Chân đã nhờ vậy mà nắm được chức Đại đô đốc.
Gia Cát Lượng nghe tin Tào Chân nắm trọn binh quyền nước Nguỵ bèn lập
kế bỏ Trần Thương, một điểm xung yếu chiến lược cho Tào Chân chiếm giữ.
Thế là Tào Chân ngay lập tức lập được công to và tha hồ mà báo cáo ca
ngợi thành tích của mình về triều đình, được vua ban thưởng hâụ
hỷ. Nhưng có biết đâu là trúng kế.
Gia Cát Lượng để họ Tào chôn chân ở Trần Thương say sưa với tài năng và
công trạng của mình cho đến mùa mưa bão. Tên sẽ mục, gạo sẽ mốc, đường
sá lầy lội. Trước đó chính Tào Sảng con trai Tào Chân đã cảnh bảo nguy
cơ này và đề nghị rút quân lương rời bỏ Trần Thương để bảo
toàn lực
lượng. Nhưng Tào Chân trả lời: "Không được, nơi đây là thành tích của ta
đã được Đại vương ban thưởng, làm sao có thể bỏ đi được”.
Ngay
sau đó Tào Chân lại nhận được chiếu chỉ ban thưởng tiếp theo của Ngụy
vương vì đã giữ vững được Trần Thương. Thế là Tào Chân ra lệnh chép ra
hàng trăm bản để đưa cho ba quan tướng sĩ đọc khích lệ tinh thần.
Chẳng lâu sau Gia Cát Lượng đưa quân đến đánh. Giương cung gãy cung,
chém giáo gãy giáo... Quân Tào chưa đánh đã rối loạn. Gia Cát lượng dễ
dàng chiếm lại Trần thương và tiêu diệt hầu hết binh lực của quân Tào.
Tào Chân thua chạy rồi bị Tư Mã Ý nói đểu mà chết vì nhục nhã.
Chuyện xưa mà cứ như nay. Cái vụ chép chiếu chỉ để phát tán thành tích
thì cũng chẳng khác gì chính phủ khuếch đại thành tựu kinh tế trong lúc
nó đang bị bệnh nặng lắm rồi. Nếu mà Tào Chân thời nay biết nghe và
không chạy theo thành tícj và lợi ích thì kinh tế đất nước đâu đến
nỗi bi đát như bây giờ.
Nhưng dường như những người cầm lái vẫn chưa tỉnh ngộ. Những tiếng nói
chỉ trích, cảnh báo hiện nay về một sự sụp đổ kinh tế lại tiếp tục bị
chụp cho cái mũ thế lực thù địch, phản động. Lúc tối ông Thống đốc
Nguyễn Văn Bình xuât hiện trên truyền hình để trấn an dân chúng về những
bất ổn tài chính tiền tệ đang dâng cao. Thay vì chứng minh, công bố
những con số, cách thức để người dân yên tâm thì ông ta cũng lại đổ cho
các thế lực thù địch phá hoại gây hoang man trong dân chúng.
Toàn là những Tào Chân đang nắm trong tay vận mệnh kinh tế của đất nước
thì tránh làm sao được sự sụp đổ đang đến rất gần. Những tài năng hiếm
hoi có thể đưa kinh tế đất nước thoát được khủng hoảng như Trần Đông
Chấn thì lại đang bị nhốt trong tù.
Một tương lai ảm đạm, đói khổ đang chờ đợi dân chúng phía trước.
Thanh Hương - Quan lam bao