Thứ Năm, 2024-04-25, 10:29 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2010 » Tháng Ba » 21 » Thực chất của việc tuyên dương khen thưởng ở Việt Nam
7:32 AM
Thực chất của việc tuyên dương khen thưởng ở Việt Nam
Việt Hà, phóng viên đài RFA
2010-03-20

Hôm 16 tháng 3 vừa qua, tại thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra buổi tọa đàm mang tên ‘để phong trào thi đua – khen thưởng ngày càng thiết thực hơn’ do Ban thi đua khen thưởng thành phố và báo Sài gòn Giải phóng tổ chức.

Ảnh đăng trên Blog 360-jcs

Sản phẩm bột ngọt Vedan được giải thưởng "Vì Sức Khỏe Cộng Đồng"

Lãnh đạo thành phố cho biết chính quyền sẽ chủ động ‘săn’ những tập thể, cá nhân để tuyên dương, khen thưởng làm động lực phấn đấu. Liệu phong trào này có thực sự thúc đẩy người dân, và tập thể phấn đấu lao động và thực chất của việc tuyên dương khen thưởng ở Việt Nam đến đâu?

Trong nhiều năm qua Việt Nam đã thực hiện việc khen thưởng, biểu dương nhiều cá nhân, tập thể với đủ các loại danh hiệu như anh hùng, chiến sĩ thi đua, hay gương người tốt việc tốt, vân vân. Tuy nhiên trên thực tế lại có ý kiến cho rằng việc khen thưởng và biểu dương nhiều khi còn mang tính đại trà, không có thực chất.

Dựa trên các quy định chặt chẽ?

Trên nguyên tắc, việc xét khen thưởng của Việt Nam được dựa trên các quy định rất chặt chẽ. Ông Đặng Nguyên Anh, Viện trưởng Viện Khoa học Xã hội cho biết:

"Ở đây có những quy định rất chặt chẽ, nếu muốn thi đua khen thưởng, mà muốn có danh hiệu thì đầu năm phải đăng ký, đầu năm đăng ký thì cuối năm bình xét, cơ quan nào cũng vậy, dựa vào những chuẩn đã đăng ký cũng như những thành tích đạt được và năng lực, thì năm đó sẽ đạt danh hiệu.”

Ở đây có những quy định rất chặt chẽ, nếu muốn thi đua khen thưởng, mà muốn có danh hiệu thì đầu năm phải đăng ký, đầu năm đăng ký thì cuối năm bình xét, cơ quan nào cũng vậy, dựa vào những chuẩn đã đăng ký cũng như những thành tích đạt được và năng lực, thì năm đó sẽ đạt danh hiệu.

Ông Đặng Nguyên Anh

Tuy nhiên ông Đặng Nguyên Anh cũng cho rằng việc xét duyệt khen thưởng nhiều khi cũng phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của người lãnh đạo. Ông nói:

"Tôi nghĩ điều đó nó cũng phản ánh người lãnh đạo thường phải có năng lực bao quát, phải có khả năng chắc là cao hơn rất nhiều so với nhân viên của mình. Tôi nghĩ đầu năm sau buổi phát động thi đua hàng năm thì hội nghị viên chức sẽ bầu, sẽ đề cử ai đăng ký, điều này mở rộng cho tất cả mọi thành phần, nhân viên cũng được, lãnh đạo cũng được đăng ký. Cuối năm trên cơ sở đó bình xét.”

Bị lạm dụng

Năm 2009 vừa qua, Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành quyết định tặng thưởng trên 15,000 bằng khen cho hơn 4,000 tập thể và khoảng 11,000 cá nhân. Trong đó cán bộ lãnh đạo chiếm khoảng 90%, nhân dân chỉ chiếm 3%.

Bà Trần Thị Hà, phó chủ tịch thường trực hội đồng thi đua khen thưởng trung ương, Thứ trưởng Bộ nội vụ cho rằng tỷ lệ khen cho cán bộ lãnh đạo quá nhiều và đây cũng là thực trạng chung của đất nước.

Tuy nhiên ông Đặng Nguyên Anh không đồng tình với ý kiến này. Ông cho rằng tỷ lệ này ở các tỉnh khác không cao như ở thành phố Hồ Chí Minh.

Mục đích của việc khen thưởng trong luật thi đua khen thưởng của Việt Nam được ghi rõ là để tạo động lực động viên, lôi cuốn, khuyến khích mọi cá nhân, tập thể phát huy truyền thống yêu nước, năng động sáng tạo vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Nhưng một số người cho rằng trên thực tế việc biểu dương khen thưởng bị lạm dụng và không có thực chất. Ông Phạm Sỹ Liêm, nguyên thứ trưởng Bộ Xây dựng nhận xét:

Hiện nay cũng có nhiều thứ chúng ta biết rồi, có anh hùng lao động được vài năm rồi tước cái này cái nọ thì không biết hiện nay cái việc khen thưởng thật cân nhắc chưa thì tôi không rõ.

Ông Đặng Nguyên Anh

"Không cứ ở Hồ Chí Minh, ở đâu cũng thế, tức là khen thưởng phải có tác dụng động viên, tác dụng kép, một là đối với người được khen thưởng, thứ hai là đối với môi trường xã hội xung quanh, người ta thấy vì cái sự khen thưởng đó mà khích lệ họ làm việc gì đó, nếu mà khen thưởng không có tác dụng như vậy, ngay đối với người được khen thưởng cũng không có tác dụng tôn vinh hay thực tế gì cả, hay đối với người chung quanh không có tác dụng gì lắm thì không có tác động. Trong thực tế của chúng ta có dạo chúng ta làm danh hiệu chiến sĩ thi đua, thì ai được cũng được phấn khởi nhưng mà sau làm tràn lan ai cũng có chiến sĩ thi đua thì chả có ý nghĩa gì. Hiện nay cũng có nhiều thứ chúng ta biết rồi, có anh hùng lao động được vài năm rồi tước cái này cái nọ thì không biết hiện nay cái việc khen thưởng thật cân nhắc chưa thì tôi không rõ.”

Trao sai

Bà Trần Ngọc Sương khóc tại phiên tòa phúc thẩm
Bà Trần Ngọc Sương khóc tại phiên tòa phúc thẩm.Photo courtesy Tin 247
Không nói đâu xa, hồi cuối năm ngoái, ở Việt Nam rộ lên câu chuyện về anh hùng lao động thời đổi mới, bà Trần Ngọc Sương, Giám đốc Nông trường sông Hậu. Bà Sương kết án 8 năm tù và bồi thường hơn 4 tỷ đồng vì tội lập quỹ đen và xóa nợ trái thẩm quyền.

Bà Sương trước đó được ca ngợi là người có công trạng đặc biệt để đưa nông trường phát triển mạnh mẽ trong điều kiện mới, khi nhiều công ty, xí nghiệp của nhà nước làm ăn thua lỗ. Bà Sương được hội đồng thi đua các cấp cơ sở đến Trung Ương, cấp ủy, chính quyền các cấp từ cơ sở đến cấp nhà nước xem xét công trạng và tuyên dương anh hùng lao động.

Sau khi bản án của bà Sương được công bố, đã có những ý kiến trên báo chí trong nước đặt câu hỏi có phải những cơ quan, các cấp có thẩm quyền khi xem xét đề xuất chủ tịch nước ký lệnh tuyên dương bà Sương có xem xét, thẩm định thành tích của bà một cách tắc trách, cẩu thả nên mới bỏ sót tội trạng của bà?

Nhà nghiên cứu văn hóa Vương Trí Nhàn trong bài viết khen thưởng cũng phải trở thành văn hóa được đăng tải trên mạng đã nói rằng việc thưởng đã trở thành tràn lan. Thưởng theo niên hạn. Cứ ai không có khuyết điểm gì lớn thì được thưởng.

Trao lầm

Một ví dụ khác nữa là trường hợp của công ty bột ngọt Vedan, công ty đã thải chất thải xuống sông Thị Vải, góp phần giết chết gần 20 km sống, ảnh hưởng đến cuộc sống cho bà con nông dân 3 tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, và thành phố Hồ Chí Minh. Sau đó công ty này bỏ ra 25 tỷ đồng để ‘hỗ trợ’ bảo vệ môi trường. Một món tiền mà người dân và chính quyền sở tại cho rằng chẳng thấm vào đâu so với những mất mát của họ. Sự việc đã diễn ra trong nhiều năm nhưng chỉ bị phát giác vào năm 2006. Cho đến giờ môi trường sông Thị Vải vẫn chưa hoàn toàn được hồi phục.

Giải Vàng Thương Hiệu An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm lần thứ nhất của năm 2009
Giải Vàng Thương Hiệu An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm , được trao cho công ty Thanh An Việt Đài dù cho Cty không đạt tiêu chuẩn an tòan...
Tuy nhiên, ngày 11 tháng 10 năm 2009 công ty Vedan được nhận giải thưởng danh hiệu sản phẩm chất lượng an toàn vì sức khỏe cộng đồng do cơ quan đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ tại thành phố Hồ Chí Minh trao tặng. Lý do mà cơ quan trao giải đưa ra trong việc chọn Vedan cho giải thưởng này là vì công ty này đã nỗ lực lấy lại niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam và xây dựng thương hiệu sản phẩm thân thiện với môi trường sau vụ xả chất thải gây ô nhiễm bức tử sông Thị Vải.

Sự việc này đã làm dấy lên dư luận phản đối cho rằng công ty Vedan là công ty làm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng không xứng đáng được nhận giải thưởng này.

Sau đó giải thưởng của Vedan đã bị thu hồi. Đại diện Bộ Khoa học Công nghệ nói với phóng viên báo chí là do có sự phối hợp không tốt giữa các thành viên ban tổ chức giải nên đã bỏ qua sai sót trong quá trình chọn lựa.

Mặc dù vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề trong việc xét tặng giải thưởng, lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh vẫn khẳng định thành phố cần chủ động săn những tập thể, cá nhân xứng đáng để khen thưởng trong thời gian tới. Không hiểu rồi ra nhưng quyết định duy ý chí như vẫn xảy ra có làm cho tình trạng khen thưởng ngày một khá hơn hay không?

Category: Việt Nam ngày nay | Views: 646 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Calendar
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 3
Khách: 3
Thành Viên: 0