Thứ Ba, 2024-10-08, 10:00 AM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2011 » Tháng Ba » 20 » Thế nào là khủng bố? Thế nào là phản kháng bằng vũ lực?
2:10 PM
Thế nào là khủng bố? Thế nào là phản kháng bằng vũ lực?


Có lẽ định nghĩa về khủng bố chỉ rõ ràng nhất, sau khi vụ tấn công kinh hoàng vào tòa tháp đôi Trung tâm thương mại ở New York ngày 11/09/2001 xảy ra. Khủng bố hoàn toàn khác với sự phản kháng của một nhóm người nào đó bị tấn công bằng vũ lực, họ không còn cách lựa chọn nào khác là phải cầm súng đánh trả kẻ tấn công mình.

Qua tất cả các vụ tấn công khủng bố đẫm máu tại Hoa Kỳ, Nga, I Rắc, Apganixtan vv.., người ta đều thấy bọn khủng bố chủ trương giết hại dân lành hàng loạt để gây tiếng vang, hoặc tạo một áp lực, gây xáo trộn, rối loạn, lên các quốc gia hay tổ chức nào đó mà chúng coi là thù địch. Chính vì vậy, để bảo vệ những người dân vô tội, quốc tế đã đưa các tổ chức khủng bố ra ngoài vòng pháp luật, và sẵn sàng ra tay tiêu diệt bất kỳ tên khủng bố nào, tại bất cứ quốc gia nào trên thế giới.

Cũng cần nhắc đến một loại "khủng bố” khác, đó là các hình thức khủng bố tinh thần, như: Đe dọa, khủng bố bằng tin nhắn, "giội bom” thư rác, khủng bố bằng xú uế vv… Đây là những hình thức vi phạm nhân quyền, có thể truy cứu bằng pháp luật, nhưng hoàn toàn không phải là tội khủng bố. Hai từ "khủng bố” trong phạm vi này chỉ mang tính ngoa dụ mà thôi.

Vậy tại một quốc gia, có một nhóm người nào đó, vì bị đàn áp, bị cô lập, bắt bớ giết hại thẳng tay vô tội vạ, họ có quyền dùng vũ khí nóng như súng đạn, bom mìn để phản kháng lại hay không? Tất nhiên là họ hoàn toàn có quyền ấy, Liên Hiệp Quốc không có điều khoản nào trong hiến chương, hoặc trong các văn bản hướng dẫn, cấm đoán điều này. Tuy nhiên, quốc tế không khuyến khích giải quyết các vấn đề bằng vũ lực. Kể cả đối với việc nhà cầm quyền tại một quốc gia nào đó đàn áp dân chúng bởi quân đội, công an, bằng xe tăng súng máy, hay người dân tổ chức bạo loạn lật đổ chính quyền bằng võ trang.

Ngay cả đối với Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc, họ vẫn đôi khi phải sử dụng vũ lực để trấn áp những hành vi tàn bạo của một quốc gia này đối với quốc gia khác, hay trong nội bộ mỗi nước khi có nội chiến tương tàn. Vậy sử dụng vũ lực không phải là quyền một chiều từ nhà cầm quyền của một nước nào đó, nhất là vũ lực đó lại đi nhắm vào những người dân lành vô tội không tấc sắt trong tay.

Ngày 17/03/2011 Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc đã ra quyết định vùng cấm bay đối với Libya, đồng thời cho phép tấn công quân sự để bảo vệ phiến quân vũ trang đang bị quân đội Libya dồn vào nơi cố thủ cuối cùng. Điều đó cho thấy, quốc tế đã không làm ngơ trước việc kẻ mạnh thẳng tay giết hại kẻ yếu bằng bom đạn, mặc dù những kẻ yếu đó đang bị gọi là phiến quân. Vậy phiến quân, hay nhóm du kích, hoạt động phản kháng chống lại các lực lượng võ trang đang tấn công mình, tuy không hợp pháp nhưng vẫn được Liên Hiệp Quốc bảo vệ tính mạng khi cần. Sau đó chắc chắn là những thành phần phản kháng nói trên sẽ được quốc tế bật đèn xanh cho một quá trình thương lượng, dàn xếp trong trật tự và hòa bình, trên cơ sở ý kiến ý kiến các bên được đông đảo mọi tầng lớp nhân dân ở quốc gia đó sàng lọc.

Tại Libya, từ trung tuần tháng 02/2011 khi hàng ngàn người dân đổ ra đường biểu tình ôn hòa đòi bãi bỏ chính sách cai trị độc tài của đại tá Moammar Ghadhafi, nhiều tỉnh thành của Libya đã xảy ra xô sát giữa cảnh sát và người biểu tình. Ngay sau đó người dân với những vũ khì thô sơ như gạch đá, súng tự chế đã chính thức đáp trả quân đội và cảnh sát của đại tá Ghadhafi bằng vũ lực. Họ buộc phải chống trả vì không có cách nào khác, vì đằng nào cũng chết, hoặc bị đánh đập, cầm tù, nên họ phải liều mạng.

Cho dù với sự hung hãn tột cùng, Ghadhafi đe dọa "tắm máu” và sẵn sàng tấn công bất kỳ lực lượng nào can thiệp vào Libya, nhưng ngày 18/03 chính phủ Libya đã phải ra lệnh ngừng bắn ngay lập tức, sau khi nghị quyết cho phép quốc tế can thiệp quân sự vào Libya số 1973 của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc được thông qua khẩn cấp hôm 17/03/2011.

Xin trích tối hậu thư của tổng thống Hoa Kỳ Barak Obama: "Tất cả các cuộc tấn công nhắm đến thường dân phải được ngưng ngay lập tức. Gaddafi phải ngưng mũi tấn công đang hướng tới Benghazi, rút quân ra khỏi Ajdabiya, Misrata và Zawiya, nối lại dịch vụ điện, nước, gas tại các vùng này”.

Đây là một tin tốt cho những người đấu tranh ở các nước Độc tài còn sót lại trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Giờ đây họ không còn phải quá lo lắng trong việc chọn lựa phương pháp đấu tranh nào để không bị quy kết là mang tội khủng bố nữa. Hành động tự vệ bằng võ khí nóng, trước lực lượng võ trang khác đang tấn công mình, rõ ràng không phải là hành động khủng bố.

Tất nhiên ý kiến này chỉ có ý nghĩa trên góc độ quan sát. Vì như ở Việt Nam hiện nay trong dân chúng không còn ai có vũ khí quân dụng trong nhà nữa, công an Việt Nam vốn lo xa, đã cho tịch thu hết súng đạn trong dân từ thời điểm cách nay hàng chục năm rồi.

Tổ chức Human Rights Watch cho biết, họ "đang có trong tay bằng chứng của 19 vụ tàn bạo của công an Việt Nam khiến 15 người chết chỉ riêng trong năm 2010”. Vậy giả sử như anh nông dân Nguyễn Văn Khương ở Hồng Thái – Việt Yên - Bắc Giang, hay cháu thiếu niên 14 tuổi Lê Xuân Dũng và ông Lê Hữu Nam ở Tĩnh Hải - Tĩnh Gia - Thanh Hóa, biết trước là họ có nguy cơ bị công an giết hại, thì họ có sẵn sàng cầm súng cầm gươm để liều mạng chống lại hay không? Gần đây nhất là cựu quân nhân Trịnh Xuân Tùng tại Hà Nội chỉ vì đi xe ôm nghe điện thoại mà bị tên trung tá công an khát máu Nguyễn Văn Ninh đánh gãy cổ chết, nếu ông Tùng biết trước kết cục thì ông có chuẩn bị vũ khí để tự vệ hay không? Câu hỏi này ai cũng có thể trả lời là "có”.

Tuy bạo lực không bao giờ được khuyến khích. Nhưng tại những nước văn minh như Hoa Kỳ, Thái Lan, hay nhiều nước ở Châu Âu, súng quân dụng vẫn được bày bán công khai cho bất cứ ai có nhu cầu sử dụng chính đáng. Người mua chỉ cần có chứng chỉ biết sử dụng súng thành thạo như một tấm bằng lái xe, và phải trả lời về mục đích mua súng là xong. Thậm chí một số cơ sở kinh doanh buôn bán vàng bạc, đá quý, hoặc nhà giàu còn có thể thuê hẳn cảnh sát vũ trang đến để canh gác, bảo vệ cho mình.

Như vậy vũ khí sinh ra là để bảo vệ con người trước cái ác: Quân xâm lược, kẻ cướp, kẻ thích thống trị bằng sức khỏe. Vậy nhu cầu phản kháng bằng vũ lực, thậm chí hỏa lực mạnh, là một nhu cầu hết sức bình thường, không thể bị quy chụp là hành động khủng bố.

Đối với đại tá Ghadhafi, dù rằng ông ta có ngừng đàn áp đẫm máu những dân thường phản kháng. Nhưng trong tương lai, ông ta vẫn phải đối diện với tòa án của Libya hoặc của quốc tế về tội ác chống lại loài người, do đã ra lệnh bắn giết vô tội vạ dân lành. Đó cũng sẽ là kết cục tất yếu của các nhà Độc tài trên thế giới. Họ giàu có bất chính ư? Sẽ bị phong tỏa, thu hồi tài sản như Ceausescu, Sahdam Husen, Hosini Mubarack, và Ghadhafi. Họ cố tình xua quân đội, cảnh sát ra tay bắn giết đồng bào đang biểu tình ôn hòa? Họ sẽ phải hầu tòa, nếu chưa bị sự giận dữ của nhân dân chôn vùi…

Trái đất bao la, nhưng ngày nay lại rất chật hẹp đối với những kẻ tội phạm chống lại loài người. Vậy những nhà Độc tài đang cầm quyền ở Việt Nam nên lấy đó làm gương, đừng dại dột mà phạm sai lầm như Ceausescu, Husen, Mubarack, Ghadhafi. Đàn áp bằng vũ lực không bao giờ dập tắt được ngọn lửa đấu tranh, nó chỉ làm tăng Momen lực của vòng xoáy trả thù, và nếu nhà nước nào cố tình giết hại dân lành thì quốc tế sẽ can thiệp.

"Lấy ác trị ác là một điều thiện”, đó là chân lý ngàn đời. Và vì vậy không ai có thể đánh đồng hai khái niệm "khủng bố” và "phản kháng bằng bạo lực”.

Lê Nguyên Hồng
Category: Việt Nam ngày nay | Views: 621 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Calendar
«  Tháng Ba 2011  »
SuMoTuWeThFrSa
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 1
Khách: 1
Thành Viên: 0