Thứ Hai, 2024-10-14, 6:04 AM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2012 » Tháng Tư » 8 » Thương mại VN - EU 'bỏ quên nhân quyền'
7:07 AM
Thương mại VN - EU 'bỏ quên nhân quyền'
BBC
Công nhân ở TP. HCM

EU là đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam, sau Trung Quốc và Hoa Kỳ

Một số tổ chức quốc tế chỉ trích Liên minh châu Âu (EU) 'lờ đi vi phạm nhân quyền' khi đồng ý đàm phán thương mại tự do với Hà Nội.

Hôm 5/4, Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) loan báo Liên minh châu Âu và Việt Nam chính thức bắt đầu tiến trình đàm phán Hiệp định thương mại tự do.

Việt Nam trở thành nước thứ ba trong Asean tiến hành đàm phán thương mại tự do với EU, sau Singapore và Malaysia.

Báo Thanh Niên cho hay hai phía sẽ đưa ra các vấn đề như "xóa bỏ hàng rào thuế quan, tăng cường thương mại trong dịch vụ, giải quyết các rào cản phi thuế quan, đồng thời đạt được một thỏa thuận rộng hơn về quyền sở hữu trí tuệ".

Ông Preben Hjortlund, Bấm Chủ tịch EuroCham, được Thông tấn xã Việt Nam dẫn lời "khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU được ký kết, FDI của EU sẽ tiếp tục tăng cả về số lượng và chất lượng".

Trước đó, Bấm EU cho biết tại cuộc gặp bên lề hội nghị Asean ở Phnom Penh, Cao ủy Thương mại châu Âu Karel De Gucht và Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng đã kết thúc công việc chuẩn bị để bắt đầu các vòng đàm phán.

Cao ủy Karel De Gucht tuyên bố sự kiện "đánh dấu một khát vọng rõ ràng để thắt chặt quan hệ thương mại và cải thiện môi trường kinh doanh giữa EU và Việt Nam".

Tuy vậy, một số tổ chức nhân quyền đã phê phán là EU chỉ lấy mục tiêu lợi nhuận làm đầu mà bỏ quên nhân quyền.

'Nhắm mắt làm ngơ'

Bà Mary Lawlor, Giám đốc tổ chức Front Line Defenders đặt trụ sở ở Dublin, Ireland, nói với BBC rằng sự kiện là điều "hổ thẹn".

"Thật hổ thẹn khi EU, tự cho mình là yêu chuộng nhân quyền, lại hoàn toàn bỏ qua tình hình nhân quyền kinh sợ ở Việt Nam."

"Thật hổ thẹn khi EU, tự cho mình là yêu chuộng nhân quyền, lại hoàn toàn bỏ qua tình hình nhân quyền kinh sợ ở Việt Nam."

Mary Lawlor, Giám đốc Front Line Defenders

"Việc Việt Nam thường xuyên hình sự hóa các nhà bảo vệ nhân quyền, dọa nát, hỏi cung, sách nhiễu, bắt bớ, giam cầm, bạc đãi, tra tấn, chẳng có ý nghĩa gì. Một lần nữa, họ lại nhắm mắt làm ngơ."

Ông Pokpong Lawansiri, một nhà hoạt động của Front Line Defenders ở Bangkok, nói thêm những nhà hoạt động nhân quyền ở Việt Nam "bị gọi là kẻ thù của nhà nước và bị vu cáo là tội phạm hình sự".

Ông nói tổ chức của ông đã ghi nhận "hơn chục trường hợp trong năm qua, liên quan các nhà vận động quyền đất đai, lãnh đạo cộng đồng, và người đòi dân chủ đã bị bắt, tạm giam, và bị tù dài hạn vì công tác nhân quyền".

Trong khi đó, Human Rights Watch (HRW), tổ chức nhân quyền đặt ở Hoa Kỳ, phê phán EU đã "bỏ nhân quyền và quản trị dân chủ ra ngoài phòng họp".

"Đã đến lúc EU tỉnh ra và nên thừa nhận họ có trách nhiệm bảo đảm tôn trọng nhân quyền ở Việt Nam, chứ không chỉ lấy mục tiêu duy nhất là kiếm tiền nhanh."

Phil Robertson, Phó Giám đốc ban châu Á của HRW

"Tôi tự hỏi các nhà đàm phán EU sẽ nói gì với những người Việt Nam bị giam trong các trại cai nghiện, hay trung tâm phòng chống 'tệ nạn xã hội' và bị ép làm hàng xuất khẩu đi khắp thế giới, dĩ nhiên có cả EU," ông Phil Robertson, Phó Giám đốc ban châu Á của HRW, nói với BBC.

Ông nói tiếp: "Họ sẽ trả lời thế nào với một người hoạt động công đoàn không thể thành lập công đoàn cho mình?"

"Đã đến lúc EU tỉnh ra và nên thừa nhận họ có trách nhiệm bảo đảm tôn trọng nhân quyền ở Việt Nam, chứ không chỉ lấy mục tiêu duy nhất là kiếm tiền nhanh," ông Robertson chỉ trích.

Thương mại và dân chủ

Thương mại hiện cũng được lồng vào trong chính sách đối ngoại của EU, chịu kiểm soát bởi những nguyên tắc chung ví dụ như EU sẽ "củng cố và ủng hộ dân chủ, pháp trị, nhân quyền và những nguyên tắc của luật quốc tế".

Phát ngôn nhân cho Cao ủy Thương mại châu Âu nói với tuần báo New Europe rằng thương mại, dân chủ, và nhân quyền bổ sung cho nhau.

Ông này nói thêm "thông qua giao thiệp mà ta đem lại tiềm năng thay đổi và tác động đến một nước để họ mở cửa và trở nên dân chủ hơn".

Karel De Gucht

Cao ủy thương mại Karel De Gucht dự hội nghị ở Phnom Penh

Tuy vậy, New Europe, tuần báo chuyên tường thuật về công việc của EU, nhận xét "không thấy có đề cập cụ thể về tiêu chí chính trị cho đàm phán" giữa Việt Nam và EU.

Bấm Tờ này viết: "Trường hợp này chứng tỏ quyền lợi thương mại tồn tại bên ngoài khuôn khổ chung các hoạt động và ưu tiên của công tác đối ngoại."

Trong khối Asean, Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ năm của EU và thứ 35 trong tổng thương mại của EU.

Ngược lại, EU là đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam, sau Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Năm ngoái, thương mại hàng hóa giữa EU và Việt Nam đạt hơn 18 tỉ euro, với gần 13 tỉ là xuất khẩu từ Việt Nam sang EU.

Category: Việt Nam ngày nay | Views: 605 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 1
Khách: 1
Thành Viên: 0