Nông dân ứng dụng cơ giới vào thu hoạch lúa
Nam Nguyên
-
Ngành nông nghiệp đang triển khai chương trình nông hộ
nhỏ cánh đồng lớn để làm vùng chuyên canh. Việc này có doanh nghiệp tham
gia đầu tư bao tiêu sản phẩm, như vậy lúa chất lượng cao sẽ được sản
xuất nhiều hơn và doanh nghiệp có trách nhiệm hơn trong vấn đề thu mua
lúa – TS Lê Văn Bảnh
Doanh nghiệp và nông dân tự tìm cách cùng nâng cao lợi nhuận trong
việc tham gia ‘Cánh đồng Mẫu lớn’ ở đồng bằng sông Cửu Long. Mô hình sản
xuất tập trung này có nhiều ưu điểm nhưng tính hiệu quả của nó vẫn còn
đang được thử thách. Nam Nguyên trình bày thông tin này.
Hiệu quả từ cánh đồng mẫu lớn
Sau mấy mùa thử nghiệm năm nay mô hình nông hộ nhỏ cánh đồng lớn dự kiến
thực hiện trên diện tích 20.000 héc-ta ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu
Long. Công ty Bảo vệ Thực vật An Giang là nơi đề ra ý tưởng thực tiễn
này và cũng đã thực hiện những cánh đồng mẫu lớn đầu tiên ở miền tây.
Có thể hiểu cánh đồng mẫu lớn là việc doanh nghiệp hình thành một cụm
dịch vụ phục vụ một vùng trồng lúa chuyên canh. Cụm dịch vụ đó phục vụ
nông dân từ khâu cung cấp vật tư nông nghiệp đầu vào, hướng dẫn kỹ
thuật canh tác cho tới thu hoạch bằng cơ giới, phương tiện vận chuyển,
kho chứa, nhà máy sấy lúa, xay xát chế biến và tiêu thụ. Mấu chốt trong
cánh đồng mẫu lớn bao gồm hai điều kiện, thứ nhất phải có doanh nghiệp
đủ mạnh để đầu tư cụm dịch vụ và bao tiêu lúa gạo theo hợp đồng. Thứ hai
phải có nông dân đồng ý hợp tác trong chương trình này.
TS Lê Văn Bảnh, viện trưởng Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long nhận định:
"Ngành nông nghiệp đang triển khai chương trình nông hộ
nhỏ cánh đồng lớn để làm vùng chuyên canh. Việc này có doanh nghiệp tham
gia đầu tư bao tiêu sản phẩm, như vậy lúa chất lượng cao sẽ được sản
xuất nhiều hơn và doanh nghiệp có trách nhiệm hơn trong vấn đề thu mua
lúa của bà con nông dân. Bởi vì trước
Một trong những cánh đồng mẫu lớn. RFA
nay mối liên kết ngành hàng thì ông nông dân làm một khúc, doanh
nghiệp làm một khúc, hai bên không liên kết với nhau được. Đây là một
khó khăn, bây giờ làm sao phải liên kết được và có sự đặt hàng của doanh
nghiệp, còn nông dân làm theo hướng dẫn kỹ thuật đáp ứng tiêu chuẩn để
bán cho doanh nghiệp nếu làm tốt được thì sẽ chấm dứt cảnh trúng mùa mất
giá, cũng như việc nông dân tự sản xuất mà cuối cùng không bán được.”
Ngành nông nghiệp đang triển khai chương trình nông
hộ nhỏ cánh đồng lớn để làm vùng chuyên canh. Việc này có doanh nghiệp
tham gia đầu tư bao tiêu sản phẩm, như vậy lúa chất lượng cao sẽ được
sản xuất nhiều hơn và doanh nghiệp có trách nhiệm hơn trong vấn đề thu
mua lúa
TS Lê Văn Bảnh
Theo báo cáo chính thức, tại một trong những cánh đồng mẫu lớn của
Công ty Bảo vệ Thực Vật An Giang ở vùng lúa nguyên liệu nhà máy Vĩnh
Bình, nông dân đã đạt lợi nhuận 31 triệu đồng mỗi héc ta trong vụ đông
xuân 2011-2012 vừa kết thúc. Tạo được tin tưởng cho nông dân, những
người đã quá dị ứng với kinh tế hợp tác là một điều không dễ. Thế nhưng
đã có 1.463 nông dân địa phương với tổng diện tích 3.480 héc ta tham gia
cánh đồng mẫu lớn Vĩnh Bình, năng suất lúa trung bình 7,56 tấn/ha.
Tin cho biết, công ty bảo vệ thực vật An Giang đã hợp đồng với nông
dân trồng lúa thơm jasmine 85 trong vụ đông xuân. Do sản xuất cùng một
giống lúa và cùng sử dụng các dịch vụ được cung cấp, nên giá thành 1kg
lúa chỉ đạt 2.840 đồng trong khi công ty bao tiêu với giá 6.733 đồng/kg
lúa khô, lợi nhuận của nông dân sau khi trừ chi phí là hơn 31 triệu
đồng/ha.
Trên thực tế mức giá lúa jasmine 85 mà công ty bảo vệ thực vật An
Giang trả cho nông dân cũng chỉ ngang bằng giá thị trường ở thời điểm
thu hoạch lúa đông xuân. Tuy nhiên nông dân được lợi là giá thành sản
xuất thấp hơn làm cá thể từ 500đ-1000đ theo mức giá mà bộ nông nghiệp và
bộ tài chính tính toán cho vụ đông xuân 2011-2012 ở đồng bằng sông Cửu
Long.
Tuy vậy vẫn còn có những ý kiến khác tỏ ra nghi ngờ về hiệu quả lợi
nhuận của mô hình ‘Cánh đồng mẫu lớn’. Nông dân Tám Cước ở Cần Thơ một
người quen thuộc với giống lúa Jasmine 85 nói rằng lợi nhuận của ông cao
hơn cánh đồng mẫu lớn tới vài triệu đồng 1ha.
Thu hoạch lúa trên cánh đồng mẫu lớn. Ảnh: Hoàng Dũng/sggp
…bây giờ làm sao phải liên kết được và có sự đặt hàng
của doanh nghiệp, còn nông dân làm theo hướng dẫn kỹ thuật đáp ứng tiêu
chuẩn để bán cho doanh nghiệp nếu làm tốt được thì sẽ chấm dứt cảnh
trúng mùa mất giá, cũng như việc nông dân tự sản xuất mà cuối cùng không
bán được
TS Lê Văn Bảnh
"Mô hình thấy thì tốt nhưng chia lãi cho nông dân như vậy còn
thấp, một héc-ta hơn 31 triệu tiền lãi thì ít hơn so với nông dân ở địa
phương mình làm ngoài, dù mua vật tư thiếu của đại lý nhưng vụ đông xuân
làm Jasmine 85 nông dân thủ 35 triệu/ha chứ không dưới.”
Nông dân Tám Cước nói thêm, thật ra khó so sánh vì thổ nhưỡng mỗi nơi
mỗi khác, vùng đất của ông được thiên nhiên ưu đãi nên mỗi công tầm lớn
1300 m2 năng suất đông xuân đạt không dưới 1 tấn lúa. Như vậy 7 công tầm
lớn gần bằng 1 héc ta, cũng đạt năng suất tương đương bên trong cánh
đồng mẫu lớn. Người nông dân này nhìn nhận là trồng lúa thơm jasmine 85
đòi hỏi nhiều hiểu biết kỹ thuật canh tác, những người tham gia cánh
đồng mẫu lớn được học hỏi phương pháp trồng lúa thơm và không lo sợ về
đầu ra tiêu thụ, dù giá chưa phải là hơn hẳn. Ông Tám Cước hoài nghi về
khâu cung cấp vật tư đầu vào, liệu giá cả và chất lượng có thực sự ổn
định như lời quảng cáo hay không.
Hiện đại hóa sản xuất chuyện lâu dài của tương lai
Việc thực hiện cánh đồng mẫu lớn thực ra vẫn còn nhiều trở ngại như ông
Huỳnh Văn Thòn, tổng giám đốc Công ty Bảo vệ Thực vật An Giang thổ lộ
với báo chí. Thí dụ như thu hoạch đồng loạt, phương tiện sấy lúa bị quá
tải, lượng máy gặt đập liên hợp chưa đáp ứng nhu cầu, thiếu nhân công
bốc xếp tại ruộng cũng như thiếu phương tiện vận chuyển lúa về nhà máy.
Nếu An Giang thành công với cánh đồng mẫu lớn, thì Đồng Tháp lại nảy
sinh vấn đề ngay từ mô hình đầu tiên. Đó là trường hợp cánh đồng mẫu lớn
600 héc-ta của Hợp tác xã nông nghiệp Phú Cường, trong vụ đông xuân thu
hoạch trong tháng 3 vừa qua, công ty Docimexco vi phạm hợp đồng bao
tiêu sản phẩm đối với 250 ha lúa thơm jasmine khiến nông dân bị thiệt
hại và phải tự lo liệu. Ông Phạm Văn Dư Cục phó Cục trồng trọt giải
thích về vấn đề này:
"Do không thống nhất một số khâu giữa ngày giờ thu hoạch nên xảy
ra trục trặc. Có thể nói rằng do cách làm ăn mới, cách mà doanh nghiệp
đi đến hợp đồng với bà con nông dân là cách làm mới. Ở Việt Nam sản xuất
lệ thuộc thương lái rất lớn, khác với doanh nghiệp các nước họ liên hệ
trực tiếp với nông dân, ở đây có một bước trung gian, có thể nói bước
trung gian trăm người trăm ý khác nhau.
…chúng tôi có các buổi họp của Bộ NN-PTNT với các
doanh nghiệp hợp tác với bà con nông dân, sẽ có những hướng dẫn cụ thể
phát triển theo hướng hiện đại hóa sản xuất, đặc biệt những doanh nghiệp
tham gia cánh đồng mẫu lớn. Con đường phát triển lúa gạo của Việt Nam
không thể làm khác hơn.
Ông Phạm Văn Dư
Do vậy chúng tôi sẽ cố gắng tổ chức lại, riêng trường hợp Docimexco họ
đã khắc phục rất tốt, tình hình đã cải thiện, mối quan hệ của doanh
nghiệp ở chỗ Docimexco quản lý với bà con nông dân đang phát triển tốt
hơn. Trong tháng 4 tháng 5 chúng tôi có các buổi họp của Bộ NN-PTNT với
các doanh nghiệp hợp tác với bà con nông dân, sẽ có những hướng dẫn cụ
thể phát triển theo hướng hiện đại hóa sản xuất, đặc biệt những doanh
nghiệp tham gia cánh đồng mẫu lớn. Con đường phát triển lúa gạo của Việt
Nam không thể làm khác hơn.”
Sau 20 năm xuất khẩu gạo chiếm lĩnh vị trí thứ nhì thế giới, Việt Nam
bắt đầu muốn thay đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, hệ quả của
việc thực hiện công bằng xã hội phân chia ruộng đất theo đầu người. Theo
đó cả nước có tới hơn chục triệu hộ nông dân đang canh tác trên 70
triệu thửa ruộng, mỗi hộ không quá 0,7 ha. Nhưng việc sửa đổi Hiến pháp
về quan niệm sở hữu đất đai là chuyện lâu dài của tương lai.
Trong hiện tại các nhà hoạch định chính sách nông nghiệp của Việt Nam
nghĩ rằng, đã tìm ra giải pháp tiến lên sản xuất lớn bằng hình thức
nông hộ nhỏ cánh đồng lớn, song hành với cải thiện công nghệ sau thu
hoạch. Nhưng sẽ phải mất hàng chục năm nữa chương trình này mới đáp ứng
được một nửa diện tích trồng lúa gần 2 triệu héc-ta ở đồng bằng sông Cửu
Long.
Theo: RFA