Nhà hoạt động chống tiêu cực Lê Hiền Đức nói về thực trạng ‘nhà dột từ nóc’ trong bối cảnh Ngân hàng Thế giới công bố khảo sát về nạn đưa hối lộ tại Việt Nam.
Trả lời BBC ngày 22/11/2012, cụ bà Lê Hiền Đức, nói "Cái chuyện đưa tiền để được việc, hay tôi gọi là việc đi đút lót, là chuyện xảy ra ở tất cả các ngành và là chuyện tất nhiên.
"Động đến bất kỳ việc gì cũng là phong bì. Quan chức từ cấp to đến cấp bé, mặt ai cũng nhọ hết, chỉ là nhọ ít hay nhọ nhiều mà thôi”.
Phản hồi lại câu hỏi của BBC về việc thay đổi quyền và chức năng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng vốn do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từng lãnh đạo, bà Đức nói theo quan sát của bà thì "chẳng biết các hội nghị, hội thảo và thay đổi nhằm chống tham nhũng ra sao nhưng dân đi khiếu kiện, dân oan lên Hà Nội ngày càng đông”.
Bà Đức cũng mở một Bấm blog cá nhân để chuyển tải thông tin về những bất công trong xã hội và thực trạng khiếu kiện của dân.
'Vấn đề nghiêm trọng'
Vào tuần này Ngân hàng Thế giới khuyến cáo doanh nghiệp và người dân tại Việt Nam không nên đi hối lộ và hối thúc các nhà lãnh đạo của Việt Nam cần có hành động.
Thông điệp được Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đưa ra tại lễ công bố báo cáo khảo sát xã hội học có tựa 'Tham nhũng từ góc nhìn của người dân, doanh nghiệp và cán bộ, công chức, viên chức’.
"Tham nhũng là một vấn đề nghiêm trọng, nhưng không phải là không giải quyết được, bà Victoria Kwakwa Giám đốc Quốc gia World Bank Việt Nam nói trong buổi họp báo Bấm giới thiệu báo cáo vào ngày 20/11/2012 tại Hà Nội.
"Các báo cáo chỉ có thể chiếu một tia sáng lên những gì cần phải làm. Điều này tùy thuộc vào các nhà lãnh đạo của Việt Nam - Victoria Kwakwa Giám đốc Quốc gia World Bank Việt Nam"
Tuy nhiên đại diện World Bank nói thêm rằng "các cuộc khảo sát sẽ không giúp chấm dứt nạn tham nhũng. Một báo cáo sẽ không làm tham nhũng biến mất. Các báo cáo chỉ có thể chiếu một tia sáng lên những gì cần phải làm.
"Điều này tùy thuộc vào các nhà lãnh đạo của Việt Nam – những nhà lãnh đạo chính trị, những đại biểu dân cử, những lãnh đạo của cộng đồng doanh nghiệp, xã hội dân sự và các nhóm công dân – những người sẽ giúp chiếu ánh sáng vào bóng tối, chuyển từ tham nhũng sang liêm chính và tiến hành sự thay đổi”
Theo kết quả khảo sát do Thanh tra Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Thế giới cùng thực hiện có đoạn nói "khi doanh nghiệp gặp khó khăn do các cơ quan nhà nước gây ra, thì có khoảng 51% doanh nghiệp nhờ người có ảnh hưởng tác động để giải quyết; 59% doanh nghiệp chọn cách đưa quà hoặc tiền cho cán bộ có thẩm quyền giải quyết”.
"Chỉ có 13% doanh nghiệp tìm đến các cơ quan bảo vệ pháp luật và chưa tới 6% đề nghị cơ quan báo chí can thiệp”.
Một đại diện của Tổ chức Forwards Transparency, đối tác của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International) tại Việt Nam, cho BBC biết trong buổi công bố và họp báo về khảo sát này các phóng viên tới dự không hỏi các diễn giả nhiều.
"Tôi không biết là do họ [phóng viên] thấy báo cáo đủ rồi không cần hỏi hay họ ngại hỏi vì hình như chỉ có một câu hỏi của phóng viên mà thôi"
Đại diện Forwards Transparency
"Tôi không biết là do họ thấy báo cáo đủ rồi không cần hỏi hay họ ngại hỏi vì hình như chỉ có một câu hỏi của phóng viên mà thôi’, đại diện Forwards Transparency muốn ẩn danh nhận xét.
Bấm Thời báo Kinh tế Việt Nam trích khảo sát được trình bày tại Hà Nội cho hay 63% số doanh nghiệp trả lời tin rằng, chi phí không chính thức "tạo ra cơ chế ngầm giải quyết được công việc một cách nhanh chóng”.
Khoảng 32% doanh nghiệp được hỏi trả lời có chi trả chi phí ngoài quy định nói rằng, đây là cách nhanh nhất và dễ thực hiện nhất để "được việc”; Khoảng 18% doanh nghiệp tin rằng nếu không có những khoản chi trả ngoài quy định như thế thì không giải quyết được công việc.
Các cơ quan hay gây khó khăn nhất được mô tả là ngành hải quan, cảnh sát giao thông, cơ quan thuế và tài nguyên môi trường (20%).
20% doanh nghiệp nói họ đã phải "chi tiền không chính thức" khi liên hệ với các cơ quan quản lý chuyên ngành. Ba ngành tiếp theo là ngân hàng (17%), cảnh sát giao thông (16%) và hải quan (16%).
'Giải pháp cần có'
Bà Fiona Lappon, Trưởng đại diện Bộ Phát triển quốc tế Anh, được dẫn lời nói tại buổi công bố báo cáo này nói "báo cáo đã chứng minh một cách thuyết phục là các tỉnh và huyện tuân thủ đầy đủ hơn các chính sách về công khai và minh bạch thì có mức độ tham nhũng thấp hơn.
"Do vậy, minh bạch và giải trình là giải pháp cần có của Việt Nam. Minh bạch không chỉ là khẩu hiệu mà còn phải được thể hiện đầy đủ”, bà Lappon nói.
"Minh bạch không chỉ là khẩu hiệu mà còn phải được thể hiện đầy đủ"
Fiona Lappon, Trưởng đại diện Bộ Phát triển quốc tế Anh
Vương quốc Anh hiện đóng Bấm vai trò điều phối các đối tác phát triển để cùng hợp tác và hỗ trợ Chính phủ Việt Nam trong các nỗ lực chống tham nhũng.
Giới quan sát đánh giá nỗ lực chống tham nhũng khó thực hiện một cách có hiệu quả một phần do Việt Nam không có cơ quan thực thi pháp luật hay tư pháp nào độc lập.
Cũng có một số người nghi ngờ nỗ lực chống tham nhũng của nhà chức trách và mô tả các vụ Bấm bắt bớ lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước lớn và lãnh đạo ngân hàng tư nhân gần đây là một phần của cái gọi là thực trạng Bấm tranh chấp phe nhóm.