Việt
Nam được xem là dễ bị tổn thương nhất trong số những nền kinh tế nhỏ ở
châu Á phụ thuộc xuất khẩu. Trụ vững trong cơn suy thoái toàn cầu vào
năm ngoái, nhưng năm nay tình hình kinh tế Việt Nam vẫn tiềm ẩn những
nguy cơ bất ổn.
AFP photo
Hàng hóa từ các nước đến cảng Hải Phòng
Dân lao đao vì Lạm phát
Với tất cả những căn bệnh mãn tính của nền kinh tế, như thâm hụt
ngân sách lớn, mất quân bình cán cân thanh toán, nhập siêu nghiêm
trọng, tăng trưởng tín dụng nóng, lạm phát tăng cao, nhưng chính phủ
Việt Nam vẫn đặt chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế 6,5% trong năm 2010.
Hồi tháng Giêng, Quĩ Tiền Tệ Quốc Tế IMF đã dự báo kinh tế Việt Nam
có thể tăng trưởng 6%. IMF nhấn mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế của
Việt Nam sẽ được quyết định một phần ở yếu tố cán cân thanh toán, sự
cần thiết ổn định kinh tế vĩ mô, phục hồi niềm tin của công chúng với
đồng nội tệ và nỗ lực kiểm soát lạm phát.
TS Lê Đăng Doanh ở Hà Nội, dự báo mức lạm phát của Việt Nam có thể
từ 10% tới 12%. Trên VnExpress, chuyên gia kinh tế độc lập này đặc biệt
quan ngại tới mức tăng vật giá, ông cho rằng vấn đề lạm phát đối với
kinh tế Việt Nam đã không còn là nguy cơ mà trở thành vấn đề hàng ngày,
hàng giờ của bà nội trợ, của người sinh viên, người công nhân nghèo.
Trả lời đài chúng tôi, TS Lê Đăng Doanh nhận định:
Vấn đề lạm phát đối với kinh tế Việt Nam đã không còn là nguy cơ mà trở
thành vấn đề hàng ngày, hàng giờ của bà nội trợ, của người sinh viên,
người công nhân nghèo.
Xe hơi đủ loại được nhập về. AFP photo
"Theo tôi nếu có thể điều chỉnh chính sách và cải cách mạnh mẽ, thì
chỉ tiêu tăng trưởng 6,5% cho nền kinh tế vẫn có thể đạt được mà không
gây ảnh hưởng nhiều đến vấn đề lạm phát. Vấn đề là có giữ được chỉ số
lạm phát 7% hay không, cho tới nay thấy rất khó có thể giữ được.”
Không chỉ có IMF, nhiều định chế, tổ chức đánh giá tín dụng quốc tế
cũng nhấn mạnh đến vấn đề người dân khá nhạy cảm với sự mất giá đồng
tiền quốc gia. Cũng vì thế đẩy tới nạn ghim giữ ngoại tệ, chạy theo
tích trữ vàng tới mức gây ra nhưng cơn sốt hồi cuối năm ngoái.
TS Nguyễn Quang A, nguyên viện trưởng viện nghiên cứu phát triển IDS đã giải thể, đưa ra nhận xét:
"Một căn bệnh hết sức nan giải của nền kinh tế Việt Nam, như
người ta nói là nên kinh tế bị đô la hóa. Tập quán dùng vàng tích trữ
vàng của người Việt Nam đã có từ thời xa xưa, ý kiến của các tổ chức
quốc tế là không sai. Tôi nghĩ chính phủ Việt Nam cũng ý thức vấn đề
này nhưng việc giải quyết không phải là dễ.”
Câu hỏi đặt ra, người dân Việt Nam đang cất giữ để dành khối lượng vàng tổng cộng là bao nhiêu.
Mới đây, ông Huỳnh Trung Khánh, Phó chủ tịch Hiệp Hội kinh doanh
vàng Việt Nam, thành viên Hội Đồng vàng Thế Giới phát biểu trên
Saigontimes Online, ước tính lượng khối lượng vàng do dân chúng cất giữ
vào khoảng 500 tấn trị giá khoảng 20 tỷ USD.
Thật khó ngờ khối luợng vàng không đi vào nền kinh tế hay hệ thống
ngân hàng, lại có trị giá lớn hơn cả tổng dự trữ ngoại tệ của Nhà nước
Việt Nam trong thời điểm hiện nay. Cuối năm 2008, chính phủ công bố
tổng ngoại tệ dự trữ khoảng 20 tỉ USD, nhưng hiện nay con số đó đã sụt
giảm nhiều có thể chỉ còn 14 hay 15 tỉ USD, theo một số nguồn tin thân
cận Ngân Hàng Nhà Nước.
Người dân khá nhạy cảm với sự mất giá đồng tiền quốc gia. Cũng vì thế
đẩy tới nạn ghim giữ ngoại tệ, chạy theo tích trữ vàng tới mức gây ra
nhưng cơn sốt hồi cuối năm ngoái.
Vẫn theo ông Huỳnh Trung Khánh, nếu thu hút được 500 tấn vàng trong
dân chúng, thì nền kinh tế Việt Nam có thêm nguồn vốn dồi dào, nếu tận
dụng được sẽ giúp giảm bớt việc vay nợ nước ngoài vì thiếu vốn và thâm
hụt ngân sách.
Hiện nay lãi suất huy động vàng ở các ngân hàng thương mại chỉ
khoảng 1% một năm, thậm chí nhiều nơi còn thu phí ký gởi vàng, cho nên
việc thu hút vàng trong dân đi vào nền kinh tế khó xảy ra. Có những đề
suất đáng chú ý như thay đổi lệnh cấm đầu tư vàng tài khoản ở nước
ngoài.
Hơn nữa Ngân Hàng Nhà Nước có thể phát
Cửa hàng vàng bạc xuất hiện khắp nơi. AFP photo
hành trái phiếu bằng vàng ra công chúng một cách rộng rãi. Nếu trái
phiếu bằng vàng có lãi suất hấp dẫn, việc thu hút vàng trong dân có thể
trở thành hiện thực.
Bội chi nhập siêu bất trị
Một căn bệnh mãn tính khác của nền kinh tế Việt Nam là cán cân
thương mại luôn bị thâm hụt, nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu trong khi
nền kinh tế phụ thuộc gần như hoàn toàn vào xuất khẩu.
Tình trạng nhập siêu của Việt Nam khá nghiêm trọng, năm 2007 nhập
siêu 12,4 tỷ USD, năm 2008 là 18 tỷ USD, năm 2009 nhập siêu còn 12 tỷ
USD mức độ giảm có thể do giá vàng thế giới tăng, doanh nghiệp xuất
khẩu khối lượng vàng từng nhập khẩu trước kia để hưởng chênh lệch giá.
Mức thâm hụt thương mại 3 tháng đầu năm nay là 3,51 tỷ USD với tỷ lệ
nhập siêu trên xuất khẩu là 25%. Bộ Công Thương Việt Nam thừa nhận rất
khó kiềm chế nhập siêu cả năm 2010 dưới 20% kim ngạch xuất khẩu.
Trong khi đó theo TS Lê Đăng Doanh, Việt Nam cần cắt giảm bội chi
ngân sách, hạn chế đầu tư công để giảm chi tiêu, chỉ thực hiện những dự
án đầu tư có tính hiệu quả cao. Tuy nhiên TS Doanh cho rằng chính phủ
chưa có điều chỉnh về vấn đề này:
Tình trạng nhập siêu của Việt Nam khá nghiêm trọng, năm 2007 nhập siêu
12,4 tỷ USD, năm 2008 là 18 tỷ USD, năm 2009 nhập siêu còn 12 tỷ USD
mức độ giảm có thể do giá vàng thế giới tăng
"Cho đến nay tôi thấy là các dự án đầu tư vẫn đang được thúc đẩy
mạnh, cho nên tôi nghĩ rằng hạn chế bội chi ngân sách vẫn là một vấn đề
phải được hết sức chú ý.”
Vấn đề bội chi ngân sách kéo dài nhiều năm của Việt Nam đang gây ra
những hậu quả nguy hiểm, TS Vũ Thành Tự Anh, giám đốc chương trình
giảng dạy kinh tế Fullbright nhận định trên VnEconomy về điều ông gọi
là ‘Nếu túi thủng thì đâu thể chi nhiều’, thâm hụt ngân sách lớn làm
cho không gian chi tiêu bị thu hẹp.
Theo TS Vũ Thành Tự Anh, Ngân Hàng Phát Triển Á Châu ADB dự đoán năm nay Việt Nam thâm hụt ngân sách khoảng 10,2% GDP.