Với luận điệu "gây
rối trật tự công cộng, chống
người thi hành công vụ"
quan tòa đảng viên
của đảng CSVN đã kết án các
anh
Lê Quốc Huy 4
năm tù, Ngô Đức Khánh 2 năm
tù, Lành Văn Thoại 2 năm tù,
Nguyễn Hữu Luận 2 năm tù,
Hoàng Văn Sức 1 năm 6 tháng
tù treo, Vũ Văn Tuấn 2 năm
tù treo, Thân Quang Trung 2
năm 2 tháng tù treo, Nguyễn
Xuân Hồng, Nguyễn Văn Sĩ và
Thân Văn Thắng mỗi người 2
năm tù treo.
Nếu không có xử phản kháng
này, liệu thiếu úy CA giết
người Nguyễn Thế Nghiệp có
phải lãnh án 7 năm tù không
?
Ngay từ ban đầu, từ phía
chính quyền Bắc Giang đưa ra
thông tin rằng:
- Anh Khương được mời vào
trụ sở công an làm việc, đột
nhiên sức khỏe xấu đi rồi
đột tử.
Thông tin đưa ra này đã nói
rõ ý đồ ''khách quan, minh
bạch" của chính quyền Bắc
Giang. Nhưng thông tin này
đã khiến những người dân
buộc phải phản kháng vì sự
thật không như vậy. Sự phản
kháng của những người dân là
áp lực khiến vụ án đã được
làm rõ hơn, Nguyễn Thế
Nghiệp, thiếu úy công an đã
đánh chết anh Khương.
Nếu không có sự phản kháng
của người dân, có lẽ sự việc
đã êm ả theo hướng ban đầu
là anh Khương đột tử do sức
khỏe của anh....
Được như thế thì thiếu úy
công an Nguyễn Thế Nghiệp
không bị đi tù, công an nhân
dân Việt Nam không hề đánh
chết người dân. Tổ quốc
VNXHCN là thiên đường hạnh
phúc. Ở đây các chiến sĩ
công an được lãnh tụ Hồ Chí
Minh dạy bảo đến nơi đến
chốn, sống trọn lý, trọn
tình, thương yêu nhân dân vô
cùng.
Nhưng người dân lại phản
kháng, không chịu nghe cái
lý của chính quyền, không để
cho chính quyền kịp thời dàn
xếp tang chứng, vật chứng,
nhân chứng để biến vụ án anh
Khương thành đột tử. Cưỡng
ép chính quyền phải làm rõ
mọi việc là tội khó mà dung
thứ. Mà nhất là làm rõ
chuyện công an đánh chết
người thì càng khó dung thứ
hơn.
Thế cho nên những thiệt hại
mà người dân gây ra được
thống kê chi tiết, đầy đủ
lắm nào là ô tô bị hỏng bao
%, bao nhiêu chiến sĩ công
an bị thương từng % quy ra
tiền là bao nhiêu %.
Có số nào tính thiệt hại cho
gia đình nạn nhân ?
Tấm gương tổng cộng 10 năm
tù giam và 10 năm tù treo
cho 10 bị cáo đã tham gia
phản kháng vụ công an Bắc
Giang đánh chết người được
đưa ra lúc này chắc chắn ảnh
hưởng nhiều tới dân Hà Nội
trong vụ trung tá Nguyễn Văn
Ninh đánh chết ông Trịnh
Xuân Tùng. Một lời cảnh cáo
được đưa ra với dân chúng -
đừng có làm gì khi công an
đánh chết người; mọi việc để
cho chính quyền làm gì, nói
gì; hãy ngậm miệng, cúi đầu,
nghe theo để biết vậy.
Mấy hôm nay Hà Nội mưa lạnh.
Trước nhà chú Trịnh Xuân
Tùng bàn thờ của chú lạnh
lẽo, bên cạnh có lúc một phụ
nữ, lúc hai phụ nữ ngồi cúi
đầu âm thầm. Người ta đi
qua, cứ đi, chẳng ai dừng
lại.
Để yên lành dưới thiên đường
này, nhiều người dân Việt
Nam đã phải bất kỳ lúc nào,
thức hoặc ngủ, thủ sẵn trong
người 2 lá bùa hộ mạng với 2
chữ ngoằn nghèo: ươn hèn và
vô cảm. Vô cảm thì sẽ không
bức xúc, mà nếu bức xúc thì
ươn hèn sẽ ngăn bức xúc lại.
Như thế mọi cái an lành sẽ
đến. Đã một dạo thiên hạ đua
nhau tán tụng chữ Nhẫn, đem
chữ Nhẫn về thờ, rồi ca ngợi
mọi điều về chữ Nhẫn cơ mà.
Một thiên đường cho ai,
thiên đường cho những kẻ thủ
ác, những kẻ giết người nếu
không kịp che đậy, cùng lắm
đi tù 7 năm, đặc xá thì 3
năm đã ở nhà. Công an vào tù
làm chân tự giác, tha hồ đi
lại, sống bên ngoài trại
giam, dễ dàng về thăm nhà.
Gần như đi an dưỡng. Thiên
đường ấy được xây bằng sự
độc ác của kẻ cai trị và
tiếp tay bằng sự vô cảm, ươn
hèn của nhiều người đang bị
cai trị.
Dĩ nhiên thiên đường ấy chỉ
dành cho những kẻ đang nắm
quyền cai trị.
Dân Làm Báo
*
Bài liên quan đã đăng:
Cáo trạng Bắc Giang và nghĩ
về chế độ
10 người bị xét xử trong vụ
‘gây rối’ ở Bắc Giang
Cái chết của anh Nguyễn Văn
Khương. 10 người bị truy tố.
Và con đường hoạn lộ của
Nông Đức Tuấn