Nguyễn Vọng
Bão
lũ đã qua được một tuần nhưng những nạn nhân của nó ở 6 tỉnh bắc miền
trung chỉ mới khởi đầu với những khó khăn trước mặt. Nhà cửa có nơi vẫn
còn chôn vùi trong lớp bùn non phủ dày cả thước, hoa màu gia súc chẳng
còn, cuộc sống trước mắt chỉ biết trông chờ vào chút hàng cứu trợ,
nhưng có nơi như các xã vùng xa của huyện Tu-mơ-rông tỉnh Kontum vẫn
còn bị cô lập, hàng cứu trợ không đến được đành phải ăn củ sắn chống
đói. Trong ống kính của phóng viên báo chí lộ rõ những khuôn mặt tuyệt
vọng, thẫn thờ bởi cái gia sản nhỏ nhoi, ít ỏi nhưng họ phải bỏ bao
công sức dành dụm bao năm giờ trôi theo nước lũ. Chút hàng cứu trợ cũng
như muối bỏ biển, những đoàn cứu trợ, quay phim rồi cũng sớm ra đi,
người nông dân nghèo vẫn phải ở lại đối mặt với số phận nghiệt ngã của
mình bỡi lẽ chắc gì sang năm tới ngôi nhà họ không bị lũ cuốn trôi thêm
lần nữa.

Bàn thờ của một nạn nhân bị lũ cuốn trôi lúc tham gia vớt gỗ, chưa tìm được xác
Mỗi năm có không dưới 10 cơn bão nhiệt đới đổ vào Việt
Nam kèm theo là chừng ấy cơn lũ. Bão thì có trận to trận nhỏ nhưng lũ
thì năm sau luôn lớn hơn, dữ dằn hơn năm trước. Tỉnh Kontum trên cao
nguyên đã phải hứng chịu một trận lũ lịch sử trong vòng 100 năm trở
lại, lũ nhanh bất ngờ khiến số nạn nhân chết vì lũ ở Kontum cao nhất
trong 6 tỉnh bị cơn bảo số 10 đi qua .
Năm nào cũng vậy, sau bão lũ người ta lại rầm rộ tổ
chức quyên góp, lại quay phim , chụp hình đăng báo, đôi khi lại cãi vã
om xòm về chuyện dự báo đúng sai, chỗ nào thiệt hại ít thì tuyên dương
khen ngợi lãnh đạo biết lo xa, chỗ nào thiệt hai nhiều thì cố tìm ra
“vài cái khách quan” mà đổ lỗi. Người ta cứ làm như là dự báo đúng thì
mọi chuyện sẽ êm đẹp không bằng. Những vị lãnh đạo tai to mặt lớn khi
nói đến thiệt hại do bảo lũ hình như đều cố tình lờ đi cái nguyên nhân
cơ bản gây ra lũ lụt hằng năm là bỡi rừng đã bị tàn phá đến mức không
còn đủ sức để ngăn chặn nước lũ từ đầu nguồn các con sông. Người ta cố
tình không nhắc đến bỡi vì trong hơn 3 thập niên qua rừng đã bị triệt
hạ một cách có hệ thống, một cách vô tội vạ với một thái độ vô trách
nhiệm đến cao độ.

Nói rừng đã bị phá hủy một cách có hệ thống bỡi lẽ từ
sau năm 1975 nhà nước CSVN đã thành lập các lâm trường mà nhiệm vụ
chính của các lâm trường là khai thác gỗ để xuất khẩu gỗ thô ra nước
ngoài nhằm thu ngoại tệ. Cung cách xuất khẩu gỗ chưa qua chế biến một
cách ồ ạt đã làm diện tích rừng suy giảm trầm trọng. Bọn quan chức tham
nhũng, bọn gian thương cấu kết với nhau đã tạo nên một lớp tỷ phú đỏ
nhờ gỗ rừng để hôm nay bọn nầy dư tiền sắm xe hơi, máy bay riêng cả
chục triệu đô la Mỹ. Không dừng lại ở hành động phá rừng khai thác gỗ,
bọn ngu xuẫn còn ồ ạt phá hàng trăm ngàn hecta rừng sau khi lấy gỗ để
trồng cây công nghiệp như cao su, cà phê chạy theo lợi nhuận trước mắt.
Chưa nói đến những binh đoàn bộ đội bám trụ ở cao nguyên trung phần để
“làm kinh tế” nhưng thực chất chỉ là dung công lính nghĩa vụ để phá
rừng trồng cao su, cà phê kinh tài cho quân đội. Mạnh ai nấy kiếm tiền
trên vùng đất rừng cao nguyên, đầu tiên là để kiếm tiền qua cơn hoạn
nạn vì bị cấm vận kinh tế, về sau là làm giàu trong giai đoạn chẳng còn
ai nói được ai (ngay cả bí thư tỉnh uỷ Daklak còn có cả một trang trại
rộng lớn nằm ngay giữa lòng vườn quốc gia thì còn nói được ai).
Trên thế giới nầy có lẽ không có quốc gia nào có từ
“lâm tặc” ngoài Việt Nam. Kể từ khi có sự quan tâm của thế giới bên
ngoài về sự biến mất nhanh chóng của nhưng diện tích rừng rộng lớn tại
Việt Nam, vì những cam kết với thế giới văn minh trong vấn đè bảo vệ
môi trường thế giới thì cửa rừng được đóng lại, nói nôm na là không cho
khai thác gỗ nữa thì từ đây xuất hiện từ “lâm tặc”. Nhưng những người
dân nghèo khổ lén lút vào rừng chặt củi đốt than, hay cưa trộm gỗ không
đáng gọi là lâm tặc, bọn lâm tặc là bọn người có tổ chức, cấu kết với
chính quyền địa phương, với lực lượng kiểm lâm để phá rừng. Cứ xét một
cái huyện Đại Lộc của tỉnh Quảng Nam thì rõ: rừng đã đóng cửa từ lâu
nhưng trên địa bàn huyện vẫn tồn tại cả chục trại cưa hoạt động thường
xuyên trước mắt chính quyền, thử hỏi gỗ đâu mà cưa với xẻ nếu không
phải là gỗ lậu, chỉ riêng một huyện nhỏ, nếu kể cả toàn quốc là bao
nhiêu, nói như vậy để thấy rõ cái thói vô trách nhiệm của chính quyền.
Khi cơn bảo lũ số 9 đi qua một cảnh tượng bày ra trước mắt mọi người
cho thấy cái mức độ rừng đầu nguồn đang bị tàn phà khốc hại như thế
nào: dưới chân cầu, khu vực bờ sông nơi cầu Quảng Huế thuộc huyện Đại
lộc tỉnh Quảng Nam một bãi gỗ rộng vài km2 cả trăm ngàn cây gỗ trên
nguồn sông Thu Bồn bị lũ cuốn trôi về bị chặn lại bởi cây cầu bắc qua
sông Vu Gia, người dân địa phương ngay khi lũ còn cuồn cuộn trên sông
đã đổ về đây để vớt gỗ bất chấp hiểm nguy. Nhìn hình ảnh bãi gỗ trên
sông mới thấy được quy mô phá rừng ở đầu nguồn.

Nhìn hình ảnh bãi gỗ trên sông mới thấy được quy mô phá rừng ở đầu nguồn
Trách nhiệm bảo vệ rừng từ nay được giao phó hoàn toàn
vào tay kiểm lâm, nhưng kiểm lâm khi nào cũng kêu than là không đủ
người để kiểm soát một diện tích rừng quá lớn nên thay vì vào rừng thì
họ chỉ lập trạm kiểm soát trên các tuyến đường lộ, vừa an toàn vừa có
ăn. An toàn vì không vào rừng sâu nơi có thể bị lâm tặc tấn công mất
mạng như chơi, nếu không thì kiểm lâm cũng sợ lâm tặc đến nhà hăm doạ
vợ con, bỡi lâm tặc là dân địa phương, nhà ai ở đâu chúng biết rõ, dân
cưa gỗ thuê trong rừng là dân tứ phương, chém kiểm lâm xong bỏ trốn
biêt ai mà tìm. Có ăn vì mười chuyến xe gỗ lậu qua trạm chỉ cần cho qua
vài chuyến là kiếm đủ tiền, ngoài ra những xe gỗ bị kiểm lâm bắt sau
nầy khi đem bán đấu giá thì kiểm lâm còn được hưởng hoa hồng, đúng là
lợi đơn lợi kép.
Xem như vậy thì hoạt động của kiểm lâm hoàn toàn không
có tác dụng gì trong việc ngăn ngừa phá rừng ngược lại chỉ hợp thức hoá
số gỗ lậu mà thôi. Có kiểm lâm rừng còn bị phá bạo bởi bọn lâm tặc biết
rằng cái đống gỗ cao như núi trong các trạm kiểm lâm rốt cuộc cũng sẽ
lại vào tay chúng, thông qua hoạt động bán đấu giá mà thôi. Nhà nước
trung ương biết chuyện nầy không? Biết chứ sao không, người dân còn
biết huống gì là những đỉnh cao trí tuệ. Biết nhưng không cần làm gì
bởi nói cho cùng ra thì Mất rừng, lũ lụt, chẳng mảy may ảnh hưởng đến
cuộc sống của họ. Nhà cửa của họ chẳng bao giờ bị lụt, mà nếu chẳng may
lũ lụt có nhận chìm môt cái nước VN nầy thì gia đình họ dư sức để kiếm
một quê hương khác ngon lành hơn để sống. 
Đó là sự thật, không phải chuyện bày ra để bôi bác, cứ
xem mấy tỉnh duyên hải như Quảng Tri, Quảng Nam, Quảng Ngãi thì biết,
ai cũng cao giọng kêu gào bảo vệ rừng phòng hộ nhưng chỉ cần chút lợi
là sẵn lòng cấp phép cho các doanh nghiệp khai thác quặng Titan thẳng
tay chặt sạch những rừng phi lao phòng hộ, người dân mất ruộng vì nạn
cát lấp kêu trời nhưng có ai nghe? Những chuyện nầy dẫu sao cũng có
người biết người không, có thể lấp liếm được, nhưng còn cái dự án khai
thác bauxite ở Lâm đồng, Daknong thì sao? Bao nhiêu triệu hecta rừng
nghèo kiệt sẽ bị bóc đi để lấy quặng, không những các nhà khoa học lên
tiếng phản đối mà người dân bình thường cũng thấy được những nguy cơ
tiềm ẩn, nhưng kết quả thế nào, có ai đếm xỉa đến hay không? Chuyện nầy
nếu không gọi là thói vô trách nhiệm với tương lai đất nước thì gọi
bằng gì?
Nguồn: Dân Lên Tiếng
|