Quanlambao - Tại Kỳ họp Quốc Hội Khoá 12 có lẽ nhiều cử tri cả
nước đã chứng kiến Thủ Tướng nhận lỗi trước Quốc Hội đã để ra sai phạm
của Vinashin và 'nhận trách nhiệm chính trị"! Vậy sau đó cái gì đã diễn
ra? Có thể điểm mặt kể tên:
Thứ nhất, Hàng loạt Tập đoàn nhà nước Thua lỗ, tham nhũng, thất thoát và
đổ bể sau cái ngày 'Thủ Tướng xin lỗi và nhận rách nhiệm chính trị"!
Hết Vinaline, đến Tổng côngty điện lực, Tổng công ty xi măng, sai phạm
ở Tổng Công ty Sông đà, PetroVietnam... và có lẽ nếu Ban chỉ đạo chống
tham nhũng thật sự công tâm làm tiếp thì có thể nói 80-90% các Tập đoàn
nhà nước đã bị rỗng ruột từ rât lâu rồi!
Thứ 2, sự be bét của thị trường tài chính -
tiền tệ được núp bóng dưới 'đề án tái cấu trúc ngân hàng' mà thực chất
là bản kế hoạch 'ăn cướp' các ngân hàng nhỏ theo kịch bản của Thống đốc
Bình - Bố già Kiên - Hồ hùng Anh & Nguyễn Đăng Quang! Thực tế vụ án
Nguyễn Đức Kiên đã chứng minh cho sự lũng đoạn của Chính Phủ Dũng;
Thứ 3, Hàng trăm ngàn doanh nghiệp chết vì chính sách cố tình bóp
nghẹt tín dụng để phục vụ cho bố già Hồ Hùng Anh và Nguyễn Đăng Quang
'ăn cướp' doanh nghiệp. Đây là một thực trạng đã chứng minh bằng con số
Tổng cục thuế đã thông báo 70% doanh nghiệp 9 tháng đầu năm bị lỗ!
Thứ 4, Những thương vụ thâu tóm mờ ám của NH Phương Nam từ một
xác chết thối rữ lại trở thành 'chủ nhân ông' của NH Samcobank Top 5 của
Việt Nam với tuyên bố rất hoành tráng của chính Trầm Bê với rất nhiều
chiến hữu "Cái gì Moa cũng xin ý kiến anh ba và Moa trực tiếp mang tiền
đưa anh ba..."
Thứ 5, Quyết định số 43/KT-TH do chính Thủ Tướng ký 22/8/2011
buộc các ngân hàng thương mại lén lút xoá nợ cho Vinashin. Với Thống đốc
Bình đe doạ buộc các NH Thương mại phải thực hiện và cả việc giúp Masan
thâu tóm núi Pháo để đánh đổi lại 'nhận nợ' cho Vinashin...
Chỉ cần điểm qua mấy vụ nổi cộm để thấy: Ngài Thủ Tướng đã dùng 'việc
nhận lỗi' như một tiểu xảo 'để đánh vào lòng trắc ẩn của nhân dân Việt
Nam vốn giàu lòng nhân ái mà thực chất để
'trốn tránh' trách nhiệm và che đậy tham nhũng có hệ thống và tổ chức của chính Ngài Thủ Tướng cùng gia đình và đồng bọn! Hoàn toàn ông Thủ Tướng không hề thực tâm 'nhận lỗi' để sửa lỗi!
Lần thứ nhất tại QH khoá 12 có thể làm người ta mủi lòng, cũng như 'lời
hứa' trước đồng bào Tây nguyên lần đầu tiên đã khiến người dân tin tưởng
giải tán
cuộc biểu tình. Nhưng đến lần thứ 2 thì không
còn bịp bợm được ngay cả đồng bào dân tộc Tây nguyên và kết cục cũng
chính ngài Thủ Tướng sau đó đã ra lệnh cho Tướng Hưởng cho công an mặc
thường phục giả côn đồ đánh , giết bà con công khai!
Lần này nếu Quốc hội làm tròn trách nhiệm của mình vạch ra những tội lỗi
của Chính Phủ Dũng và Thống đốc Bình cùng đám bố già thì khi đó nhân
dân sẽ thấy rõ ông Thủ Tướng của mình sẽ lại dở 'sở đoản' gì ra để bịt
miệng Đại biểu Quốc Hội và bịt miệng nhân dân? Có lẽ cái đòn 'đuổi' ra
khỏi Quốc Hội như đã làm sẽ được lặp lại??? Hay hàng loạt những vụ bắt
bớ âm thầm được Tô Lâm và đàn em thực hiện????
Hãy chờ xem!
Trần Nguyên Hồng - Quan làm báo
Vinalines "trở lại” nghị trường
► Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo Vinalines xây dựng và thực hiện đề án
tái cơ cấu toàn diện, tập trung vào ba nhóm kinh doanh chính...

Giai đoạn 2009 đến nay, Vinalines có một số hạn chế yếu kém, tài chính khó khăn, công nợ lớn, hiệu quả kinh doanh thấp
Vinalines, cái tên đã đã trở nên rất quen thuộc cả ở chất vấn của đại
biểu và kiến nghị của cử tri, sáng 22/10 lại xuất hiện ngay tại phiên
khai mạc kỳ họp thứ 4 của Quốc hội khóa 13, không chỉ một lần.
Đầu tiên là ở báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội năm 2012 và nhiệm vụ năm 2013 của Chính phủ.
Trình bày trước Quốc hội văn bản này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nói:
"Với trọng trách là Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, tôi
nghiêm túc nhận trách nhiệm chính trị lớn của người đứng đầu Chính phủ
và thành thật nhận lỗi trước Quốc hội, trước toàn Đảng, toàn dân về tất
cả những yếu kém, khuyết điểm của Chính phủ trong lãnh đạo, quản lý điều
hành, nhất là những yếu kém, khuyết điểm trong kiểm tra, giám sát hoạt
động của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước; một số tập đoàn, tổng
công ty điển hình là Vinashin, Vinalines, sản xuất kinh doanh kém hiệu
quả, có nhiều sai phạm, gây tổn thất và hậu quả nghiêm trọng về nhiều
mặt, ảnh hưởng lớn đến uy tín và vai trò của kinh tế nhà nước”.
Ngay sau đó, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Huỳnh Đảm tại báo
cáo tập hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến Quốc hội nhấn mạnh:
"Cử tri và nhân dân kiến nghị làm rõ trách nhiệm của các cá nhân và các
cơ quan thuộc Chính phủ đối với các sai phạm của tập đoàn Vinashin,
Vinalines, lĩnh vực tài chính - ngân hàng…”.
Nguyên nhân sai phạm, trách nhiệm của cơ quan, cá nhân liên quan trong
việc để xảy ra tình trạng sai phạm tại Vinalines và biện pháp xử lý cũng
là chất vấn đã được đại biểu Nguyễn Thành Tâm (Tây Ninh) gửi đến Thủ
tướng vào giữa kỳ họp Quốc hội thứ 3 (tháng 6/2012).

Cử
tri và nhân dân kiến nghị làm rõ trách nhiệm của các cá nhân và các cơ
quan thuộc Chính phủ đối với các sai phạm của tập đoàn Vinashin,
Vinalines, lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam Huỳnh Đảm
Thủ tướng Chính phủ đã ủy quyền cho Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải thay
mặt Thủ tướng có văn bản trả lời đại biểu. Văn phòng Chính phủ tại công
văn truyền đạt sự ủy quyền của Thủ tướng đã đề nghị, trước khi Bộ
trưởng gửi văn bản trả lời chính thức đến đại biểu Quốc hội gửi dự thảo
nội dung đến cơ quan này để báo cáo Thủ tướng xem xét, phê duyệt.
Và, văn bản trả lời chất vấn đại biểu Tâm được hoàn thành sau khi kỳ họp
thứ 3 của Quốc hội đã kết thúc. Bởi vậy, nhiều thông tin tại đây có thể
vẫn còn nguyên tính thời sự.
Theo nội dung trả lời, trong giai đoạn 2006 - 2010, với vai trò là tổng
công ty 91, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn do suy thoái kép của kinh tế
thế giới nhưng Vinalines đã giành được những thành tựu đáng kể, sản
lượng vận tải biển tăng từ 23 triệu tấn năm 2006 lên 37 triệu tấn năm
2010. Tổng doanh thu từ 7.561 tỷ đồng lên 19.237 tỷ đồng năm 2010.
Giai đoạn 2009 đến nay, Vinalines có một số hạn chế yếu kém, tài chính
khó khăn, công nợ lớn, hiệu quả kinh doanh thấp. Trong số các nguyên
nhân chủ quan của các hạn chế yếu kém này có việc một số doanh nghiệp
vận tải biển thành lập quá nhiều đầu mối, đầu tư sang lĩnh vực khác
không đem lại hiệu quả.
Đồng thời, nội bộ mất đoàn kết kéo dài và sai phạm, tiêu cực trong quản
lý sản xuất, kinh doanh. Lãnh đạo không thực hiện đúng chỉ đạo của Thủ
tướng trong việc đầu tư xây dựng dự án nhà máy sửa chữa tàu biển
Vinalines phía Nam, gây thiệt hại về kinh tế. Một số cán bộ quản lý bị
khởi tố, bắt tạm giam gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, hình ảnh của tổng
công ty và doanh nghiệp nhà nước.
Các sai phạm của Vinalines, theo văn bản trả lời chất vấn, trách nhiệm
trước hết, chủ yếu của tập thể lãnh đạo doanh nghiệp này, chủ tịch hội
đồng quản trị, tổng giám đốc các công ty thành viên và các cá nhân được
giao trách nhiệm thực hiện các công việc có liên quan trong giai đoạn
2005 - 2010.
Các bộ, ngành chưa chủ động kiểm tra, giám sát hoạt động của Vinalines
theo quy định, chậm phát hiện các dấu hiệu sai phạm của Vinalines nên
cũng có trách nhiệm đối với các sai phạm tại đây.

Bộ
Giao thông Vận tải chỉ đạo Vinalines xây dựng và thực hiện đề án tái cơ
cấu toàn diện, tập trung vào ba nhóm kinh doanh chính.
Về biện pháp xử lý, văn bản trả lời chất vấn cho hay, kiến nghị ở kết
luận của Thanh tra Chính phủ đang được khẩn trương thực hiện.
Thủ tướng cũng đã yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải báo cáo, làm rõ trách
nhiệm về việc chậm cập nhật, trình Thủ tướng quy hoạch phát triển ngành
công nghiệp tàu thủy Việt Nam đến 2020, định hướng đến 2030 và trách
nhiệm trong việc đầu tư ụ nổi của dự án nhà máy sửa chữa tàu biển
Vinalines phía nam thuộc Tổng công ty.
Để tránh lãng phí cơ sở vật chất đã được đầu tư và đáp ứng nhu cầu sửa
tàu biển cấp thiết hiện nay, Bộ Giao thông Vận tải đang chỉ đạo
Vinalines khẩn trương nghiên cứu rà soát để có phương án cụ thể, phù hợp
với mục tiêu sớm đưa ụ nổi 83M vào khai thác, đảm bảo hiệu quả đầu tư,
Bộ trưởng Đinh La Thăng trả lời đại biểu.
Văn bản trả lời chất vấn cũng cho biết, Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo
Vinalines xây dựng và thực hiện đề án tái cơ cấu toàn diện, tập trung
vào ba nhóm kinh doanh chính là vận tải biển, cảng biển và dịch vụ, xác
định quy mô hợp lý đối với từng nhóm phù hợp với điều kiện của tổng công
ty và thị trường.