Nguyễn Khanh, phóng viên RFA
2009-10-09
6
tiếng đồng hồ trước đây, Ủy Ban Nobel Hòa Bình 2009 đã quyết định trao
giải thưởng cao quý này cho Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama.
Hôm 9-10-2009 tại thủ đô Oslo của
Nauy, Chủ Tịch Ủy Ban Nobel Hòa Bình Thorbjorn Jagland loan báo quyết
định trao tặng giải Nobel Hòa Bình 2009 cho Tổng Thống Hoa Kỳ Barack
Obama.
Bất ngờ…
Có thể nói không sai là quyết định của 5 thành viên trong Ủy Ban Nobel
Hòa Bình gây nhiều ngạc nhiên cho mọi người, khi chọn Tổng Thống Hoa Kỳ Barack
Obama là khôi nguyên của giải năm nay.
Quyết định tạo ngạc nhiên vì nhiều lý do khác nhau. Một tuần trước đó, Ủy
Ban cho biết năm nay là năm kỷ lúc vì có tới 205 cá nhân, đoàn thể và tổ chức
được đề nghị, và hầu hết các dự đoán đều bảo khả năng những nhà hoạt động nhân quyền
được chọn là khả năng cao.
Dự đoán này được đưa ra vì nhiều lý do. Lần cuối cùng Nobel Hòa Bình được
trao cho người hoạt động trong lãnh vực nhân quyền xảy ra hồi 2003, khi luật sư
Shirin Ebadi của Iran giành giải.
Kế đến là lý do năm nay đánh dấu 20 năm biến cố Thiên An Môn, và mới đầu
tháng này Trung Quốc vừa kỷ niệm 60 năm ngày Đảng Cộng Sản lãnh đạo Hoa Lục.
Ngay chính những bài báo nói về giải Nobel Hòa Bình 2009 cũng nhắc đến
tên của một số nhà tranh đấu cho dân chủ và tự do khắp thế giới, đặt họ vào
hàng đầu những người có thể lãnh giải.
Trong số các nhân vật dược nói tới có nhà tranh đấu Ngụy Kinh Sinh của
Trung Quốc, có Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ và Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế của
Việt Nam, bên cạnh những cá nhân hay tổ chức hoạt động cho tự do, dân chủ và
nhân quyền ở Colombia, Jordan, Nga, và Afghanistan.
Đương nhiên Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama cũng được nhắc đến, dù theo
báo chí thì khả năng ông chiếm giải không cao.
Thành tích của Obama?
Ngay su khi hay tin đương kim Tổng thống Hoa Kỳ được trao tặng giải
Nobel Hòa Bình, các bài báo nói rằng ông Obama được đề cử vì là người cổ võ cho
một thế giới hòa bình không có võ khí hạt nhân, nhưng những nhà quan sát thế giới
đều bảo điều này khó có thể xảy ra, vì mãi cuối tháng Chín vừa rồi nhà lãnh đạo
Mỹ mới thật sự lên tiếng kêu gọi những điều này khi ông đọc bài diễn văn đầu
tiên trong tư cách Tổng Thống Mỹ trước khóa họp của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc,
và sau đó đích thân tham dự cuộc họp của Hội Đồng Bảo An.
Một lý do khác nữa để nhiều người tin rằng ông Obama khó có thể giành
giải vì khi ông giơ tay tuyên thệ trở thành vị Tổng Thống thứ 44 của nước Mỹ
cho đến ngày Ủy Ban Nobel khóa sổ nhận đơn cách nhau thời gian chỉ có 2 tuần lễ.
Tất cả mọi dự đoán mà chúng tôi vừa thưa cùng quý thính giả đều sai.
Đúng 11 giờ sáng nay tại thủ đô Oslo của Na Uy, ông Thorbjorn Jagland,
Chủ Tịch Ủy Ban Nobel Hòa Bình thông báo khôi nguyên 2009 là Tổng Thống Barack
Obama của Hoa Kỳ.
Ông Chủ Tịch bảo rằng nhà lãnh đạo Mỹ được chọn trao giải vì “hiếm có một nhân vật nào có tầm ảnh hưởng
như ông Obama, người giành đưỡc sự chú ý của thế giới và đem đến cho người dân
niềm hy vọng về tương lai tốt đẹp hơn”.
Ủy Ban cũng chọn ông Obama vì nhiều lý do khác nữa. Khôi nguyên Nobel
Hòa Bình năm nay được ca tụng là người “đã thổi một luồng gió mới cho chính trường
quốc tế, nhờ đó nên chính sách ngoại giao đa phương đã lấy lại được ví trí
trung tâm, đặc biệt là vai trò của Liên Hiệp Quốc và các tổ chức quốc tế khác”.
Ông cũng được chọn vì là người đặt niềm tin “các cuộc đối thoại và đàm
phán đã được chọn lựa làm phương cách giải quyết những mâu thuẫn phức tạp nhất của
thế giới”, là người ủng hộ và chủ trương “một thế giới không có võ khí hạt
nhân” đồng thời cũng là ngươi “thúc dẩy mạnh mẽ các cuộc đàm phán giải trừ binh
bị và võ khí”.
Cũng chính ông Obama là người đã có những nỗ lực phi thường khi kết hợp
chính sách ngoại giao vào với chương trình hợp tác chung cùng các dân tộc, và
chính sáng kiến này nên dân chủ và nhân quyền được củng cố trền bình diên toàn
cầu, Hoa Kỳ giờ đây đã đóng vai trò có tính xây dựng hơn trong việc giải quyết
những biến đổi lớn của thế giới, như biến đổi về khí hậu mà nhân loại đang phải
đối mặt.
Cũng chính sách ngoại giao này, theo quan điểm của Ủy Ban Tuyển Chọn,
đã định hướng cho tất cả các nhà lãnh đạo của thế giới biết trách nhiệm của họ
là phải thực hiện nhiệm vụ được trao phó trên cơ sở các giá trị và quan điểm mà
“phần lớn nhân loại hướng tới”.
Trước tin ông Obama giành giải Nobel Hòa Bình, các nhà lãnh đạo thế giới
đã bày tỏ sự cvui mừng, gọi quyết định của Ủy Ban Nobel là một quyết định tuyệt
diệu, nhà lãnh đạo của Mỹ xứng đáng để giữ vị trí khôi nguyên.
Ngay chính phủ Iran cũng bảo rằng sự kiện này khiến Iran hy vọng ông
Obama “sẽ đi theo con đường mang lại công bằng cho thế giới”.
Cựu Tổng Thống Ba Lan Lech Walesa, khôi nguyên Nobel Hòa Bình 1983 cho
rằng ông Obama dược trao giải quá sớm, vì “ông ta chưa làm được gì cả”, nhưng
cũng bảo thêm rằng “phải cho ông ta cơ hội” và giải thường được dùng “để thúc đẩy
ông Obama phải hành động”.
Ông Stephen Hess, một sử gia của Mỹ cũng nói là ông Obama được trao giải
“vì những kỳ vọng mà thế giới đang trông chở ở nơi ông”.
Ông Obama là vị tổng thống Mỹ thứ 3 được chọn lãnh Nobel Hòa Bình.
Ngoài vị trí cao quý của người lãnh giải, ông còn được tặng 1 triệu 400 ngàn
dollars.
|