Người tù nào mới lên tới Trại giam Cổng Trời đều có tâm trạng chung là cuộc đời mình đến đây là chấm dứt.
RFA file
Tù binh biệt kích Việt Nam Cộng Hòa bị bắt tại miền Bắc vào những năm 1960-1970. RFA file
Một phần bị cán bộ vệ binh áp giải hù dọa, một phần hoàn cảnh thực tế
trước mắt khiến người tù cảm thấy một nỗi khiếp sợ đè nặng tâm trí
mình. Mời quý vị nghe bài thứ tư trong loạt bài Trại giam Cổng Trời để
biết thêm hình ảnh thật của trại giam khét tiếng này qua lời kể từ các
nạn nhân của nó. Bài vẫn do Mặc Lâm biên soạn và trình bày sau đây:
Từ quần đảo Gulag…
Trong bài tựa tác phẩm nổi tiếng thế giới mang tên "Quần Đảo Ngục Tù” văn hào Nga, Aleksandr I. Soltzhenitsyn đã viết: Đại
lục ngục tù đó nằm trong lãnh thổ Liên bang Xô viết, nằm rải rác như
bày trên một bàn cờ khổng lồ, nằm xen kẽ, nằm chen vào giữa các đô tỉnh
thị. Chỗ nào cũng có nó, vậy mà dân Nga tối đại đa số, mù tịt, rất
nhiều người chỉ nghe nói mù mờ… chỉ những thằng từng ở bên trong mới
biết rõ sự thực. Bọn họ biết hết nhưng dĩ nhiên họ phải câm nín, không hé môi về sự thực bên trong GULAG. Tác
phẩm mà Soltzhenitsyn viết lại theo lời kể của các bạn tù cùng chính
kinh nghiệm ở tù trong suốt 11 năm của ông. Tác phẩm này được chuẩn bị
vào năm 1958 cũng là năm Việt Nam bắt đầu áp dụng những chính sách theo
sát những gì Liên bang Xô viết làm.
Tác phẩm mà Soltzhenitsyn viết lại theo lời kể của các bạn tù cùng
chính kinh nghiệm ở tù trong suốt 11 năm của ông. Tác phẩm này được
chuẩn bị vào năm 1958 cũng là năm Việt Nam bắt đầu áp dụng những chính
sách theo sát những gì Liên bang Xô viết làm.
Đất nước Liên bang Xô Viết bao la và tập trung nhiều sắc tộc cho nên
dân số trội hơn Việt Nam nhiều lần và vì vậy số tù nhân cũng cao hơn.
Tù nhân bị tập trung cải tạo trong một chuỗi trại giam mà văn hào
Soltzhenitsyn gọi là quần đảo Gulak. Số trại giam này nhiều hơn các
trại của Việt Nam nhưng khoảng cách địa lý và phương pháp cai quản tù
nhân thì không khác là bao. Soltzhenitsyn
than thở rằng không mấy người Nga biết được tình trạng nhà tù của Liên
bang Xô Viết thì Việt Nam cũng nào có khác. Ngoài những thân nhân người
tù, có mấy ai được thông báo rằng ngay bên cạnh nhà mình có một trại
giam nhốt đầy những người tù chính trị? Các nhà giam như Phan Đăng
Lưu, Nam Hà, Thanh Cẩm, Hà Tây, Vĩnh Quang, Quảng Ninh, Sơn La, hoặc có
những cái tên nghe lạ hơn như Gia Rai, Z30C, Z30D, An Khê, Kannack, Thu
Thủy, Plateau, Suối Máu, Long Giao …tất cả những cái tên này dù nghe
quen hay không thì ngay cả người dân địa phương khi được hỏi thăm cũng
không nhiều người biết nó được xây dựng từ bao giờ.
Tù nhân bị tập trung cải tạo trong một chuỗi trại giam mà văn hào
Soltzhenitsyn gọi là quần đảo Gulak. Số trại giam này nhiều hơn các
trại của Việt Nam nhưng khoảng cách địa lý và phương pháp cai quản tù
nhân thì không khác là bao.
Còn nếu nhắc Hỏa Lò, Chợ Ngọc, Yên Bái, Lào Cai, Da Thịnh, Tuyên Quang, Phong Quang, hay là Tân Lập, Phú Thọ, Tân Sơn,
Hà Giang, đường lên trại Cổng Trời, quanh năm sương mù. Google earth-Chinh Nghia
Vĩnh Phúc, Lạng Sơn, Trần Nội, Quang Húc, Quyết Tiến…thì ngoại trừ Hỏa
Lò người dân miền Nam hoàn toàn xa lạ với những cái tên này mặc dù
trong những trại giam khắc nghiệt ấy biết bao người đã bị hành hạ không
thương xót. Tất
cả những trại giam này nằm rải rác từ Nam ra Bắc và những trại tại miền
Bắc gần như quây quần lại với nhau trong một quần thể khép kín không
khác gì quần đảo mang tên Gulag mà văn hào Soltzhenitsyn diễn tả.
…đến trại giam Cổng Trời
Có một trại tù khác rất nhỏ bé và nằm trên cao, xa thăm thẳm với đồng
bằng, sở hữu một cái tên nghe rất thơ mộng, đó là trại giam Cổng Trời.
Trại giam này rất hiếm người biết tới, kể cả những người tù lâu năm
nhất cũng chỉ nghe kể lại vì muốn lên đó phải có bị kêu án 15 năm đối
với tù hình sự, còn đối với tù chính trị thì phải là gián điệp, biệt
kích hay các linh mục, tu sĩ. Điểm
đặc biệt của trại giam Cổng Trời là độ cao của nó. Không ai biết chính
xác trại nằm ở độ cao bao nhiêu nhưng từ 2.000 cho đến 2.500 mét là con
số được nhiều tù nhân dùng để diễn tả.
Trại giam này rất hiếm người biết tới, kể cả những người tù lâu năm
nhất cũng chỉ nghe kể lại vì muốn lên đó phải có bị kêu án 15 năm đối
với tù hình sự, còn đối với tù chính trị thì phải là gián điệp, biệt
kích hay các linh mục, tu sĩ.
Theo người tù Trần Nhật Kim mô tả trong tác phẩm "Cuộc chiến chưa tàn”
thì từ trại giam Cổng Trời đi đường bộ xuống Thị xã Hà Giang chừng 36
cây số. Ngược lên phía Bắc là huyện Quản Bạ nằm sát biên giới Việt
Trung, chỉ cách trại khoảng 10 cây số. Qua đỉnh núi, phía bên kia là
biên giới. Mặt
trước của trại Cổng Trời hướng về đường lộ, hai bên là vách núi thẳng
đứng tiếp xúc với những cánh rừng già trải rộng dưới chân. Phía sau
trại dựa vào sườn đồi tiếp nối với rặng núi cao. Một vùng đất rộng sau
trại được dùng làm nghĩa trang mang tên "đồi Bà Then" nơi vùi lấp
những người xấu số. Cho tới nay những điều mà người ngoài biết về
trại giam Cổng Trời vẫn còn rất hạn chế. Khi người tù Kiều Duy Vĩnh
cùng với 70 tù nhân công giáo bước vào đây vào năm 1959 thì trong đấy
đã có sẵn một số tù hình sự trọng tội.
Tôi lên cùng anh Nguyễn Hữu Đang người cầm đầu Nhân Văn Giai Phẩm. Chỉ
còn mỗi tôi và anh Đang còn sống còn 70 người còn lại chết cả trên trại
cổng trời.
Người tù Kiều Duy Vĩnh
-Tôi tên là Kiều Duy Vĩnh sinh năm 1931 tại Hà Nội. Tôi học trường Chu
Văn An, thế rồi giữa năm 1950 và 1951 tôi học ở trường sĩ quan Đà Lạt
khóa 4. Tôi ra trường và đến năm 1954 tôi là đại úy tiểu đoàn trưởng
tiểu đoàn 74 D Việt Nam ở khu 9 Linh Trang thuộc địa phận Hải Phòng. Vào
năm 1954 tôi là con một, tôi không đi di cư và ở lại miền Bắc, tới năm
1959 tôi bị bắt đi tù. Tôi tình nguyện thứ nhất 10 năm từ năm 1959 tới
1969 tại trại Cổng Trời. Ở đó tôi gặp tất cả những người tử tù đặc biệt
là 72 người đầu tiên. Tôi lên cùng anh Nguyễn Hữu Đang người cầm đầu
Nhân Văn Giai Phẩm. Chỉ còn mỗi tôi và anh Đang còn sống còn 70 người
còn lại chết cả trên trại cổng trời.
Cổng Trời, đi hoài không tới
Trại giam Cổng Trời chứa rất nhiều loại tù nhân, hơn phân nửa là tù
hình sự có án từ 15 năm trở lên, có cả tử tù chờ ngày hành quyết. Tù
chính trị chỉ bằng phân nửa của tù hình sự nhưng cũng đủ để cho cán bộ
quản lý phải lo âu vì họ luôn tuyên bố rằng tù chính trị là loại tù
nguy hiểm, chống phá Nhà nước cách mạng cần phải loại trừ. LM Nguyễn Hữu Lễ cho biết xuất xứ của biệt danh Cổng Trời như sau:
Cổng trời nó có hai ý nghĩa, một nghĩa đen và một nghĩa bóng. Cái nghĩa
đen là vị trí nó nằm trên vùng núi cao khoảng chừng 2.500 thước trên
mặt biển, gần như đụng trời rồi. Còn nghĩa bóng thì cổng trời là nơi
khi đến đó như vào nhà chờ đợi để về trời mà thôi, không quay về trần
gian nữa
-Cái trại "cổng trời" là nick name thôi, tên thật sự của nó là trại
Quyết Tiến. Cổng trời nó có hai ý nghĩa, một nghĩa đen và một nghĩa
bóng. Cái nghĩa đen là vị trí nó nằm trên vùng núi cao khoảng chừng
2.500 thước trên mặt biển, gần như đụng trời rồi. Còn nghĩa bóng thì
cổng trời là nơi khi đến đó như vào nhà chờ đợi để về trời mà thôi,
không quay về trần gian nữa nên được gọi là cổng trời. Nguyên cái chữ
cổng trời thôi thì người ta đã thấy hình tượng nó rất là ghê gớm rồi. Cái
tên mà LM Nguyễn Hữu Lễ cho là ghê gớm ấy được nhiều người tù lý giải
theo cách nghĩ của mình và đôi khi rất thực tế và không kém khôi hài.
Người tù binh Đỗ Lệnh Dũng kể lại kinh nghiệm về cái tên Cổng Trời như
sau: -Đoàn tù binh chúng tôi được di chuyển tới rất nhiều trại,
trong thời gian đi các trại đó thì có một lần chúng tôi đến cái trại để
Người tù biệt kích Hoàng Đình Mỹ đang tỵ nạn tại Hoa Kỳ. Source Đỗ Hiếu RFA
làm láng. Khi chúng tôi khiêng tre về thì cái trại ấy trên cao lắm cho
nên chúng tôi rất mệt, tôi than mệt thì người giữ chúng tôi mới nói,
các anh không biết chỗ này người ta gọi là cổng trời ơi à? Lên tới đây
thì phải kêu trời! từ đó tôi biết địa danh đây là trại Cổng Trời!
Cổng Trời chỉ có đường lên mà không có đường xuống. Một năm 12 tháng
chỉ thấy mây mù phủ đầy chứ không thấy gì khác. Rất là đói khổ, cán bộ
rất nghiêm khắc, hở ra thì kỷ luật. Mà kỷ luật thì nó tuyên bố rằng
khôn thì sống mà dại thì chết.
Người tù Hoàng Đình Mỹ
Cái tiếng kêu trời đứt ruột đó không biết người tù tại đây phải kêu lên
bao nhiêu lần trong suốt chiều dài ngày tháng ở tù của mình. Người tù
Hoàng Đình Mỹ, một biệt kích có số năm ở tù khó có ai sánh nổi: 32 năm
trời trong nhiều trại giam mà trại Cổng Trời là một, ông nói về Cổng
Trời như sau: -Cổng
Trời chỉ có đường lên mà không có đường xuống. Một năm 12 tháng chỉ
thấy mây mù phủ đầy chứ không thấy gì khác. Rất là đói khổ, cán bộ rất
nghiêm khắc, hở ra thì kỷ luật. Mà kỷ luật thì nó tuyên bố rằng khôn
thì sống mà dại thì chết. Đã vào đây phải tuân theo lệnh của Nhà nước
mà không tuân theo thì chỉ có chết thôi.
Nguyễn Hữu Đang và Cổng Trời
Người tù nổi tiếng nhất miền Bắc là ông Nguyễn Hữu Đang, người từng
lãnh trọng trách tổ chức buổi lễ tuyên bố độc lập cho chính phủ Hồ Chí
Minh. Ông cũng là con chim đầu đàn của phong trào Nhân Vân Giai Phẩm,
bị bắt khi phong trào này đòi quyền tự do sáng tác, nhưng đã phải chịu
nhục hình trong nhiều năm tại Cổng Trời. Trong một cuộc phỏng vấn với
nhà báo người Đức Heinz Schütte, Nguyễn Hữu Đang cho biết: -Trại
này có truyền thuyết là "vào thì không ra", đến đây là phải bỏ xác chớ
không hy vọng gì để trở về với gia đình. Trại Cổng Trời là một lò sát
sinh đầy bí mật, tàn bạo và khoa học của Hà Nội. Trại này đã bí mật
chôn vùi 300 anh em tù biệt kích miền Nam và hàng ngàn tù chính trị, tu
sĩ và linh mục Công giáo cũng như giới trí thức chống chủ nghĩa CS của
chính miền Bắc.
Trại này có truyền thuyết là "vào thì không ra", đến đây là phải bỏ xác
chớ không hy vọng gì để trở về với gia đình. Trại Cổng Trời là một lò
sát sinh đầy bí mật, tàn bạo và khoa học của Hà Nội. Trại này đã bí mật
chôn vùi 300 anh em tù biệt kích miền Nam và hàng ngàn tù chính trị, tu
sĩ và linh mục Công giáo
Người tù Nguyễn Hữu Đang
Những thông tin về trại giam Cổng Trời từ chính những người trong cuộc
có lẽ đã nói lên được phần nào cái diện mạo của nó. Nếu ta muốn biết
sâu hơn một chút thì ông Kiều Duy Vĩnh, người bạn tù của Nguyễn Hữu
Đang từ những ngày đầu lên Cổng Trời có lẽ là người có đủ thẩm quyền
nhất để mô tả nó ở khía cạnh khác, khía cạnh quản lý nó từ công an trại
giam, hay còn gọi là trại lao cải. Người tù Kiều Duy Vĩnh miêu tả chính
xác cái địa danh này theo cách gọi của Cục Lao Cải: -Trại
cổng trời là cái tên một địa danh mà dân gian đặt ra vì ở đấy nó là một
cái dốc cổng trời. Còn địa danh do Bộ Công an, Cục Lao cải thì tên
chính thức của nó là C65 HE công trường 75A Hà Nội. Không ai biết địa
điểm của nó ở đâu, người ta muốn hỏi trại Cổng trời ở đâu thì đến Hà
Nội, hỏi Bộ Công an, và Bộ công an thì ..đấy địa chỉ đấy... Trước
năm 1959 tôi với anh Đang lên thì hầu như không có đường. Người ta chở
chúng tôi tới Hà Giang rồi đi một đoạn nữa, rồi đi một đoạn nữa...cứ
thế. Lúc ấy tôi đã là một sỹ quan rất biết địa hình lắm mà vẫn không
biết vị trí thật của nó ở chỗ nào! Tôi ở đấy 10 năm từ 1959 cho tới 1969 thì tôi được thả về.
Họ là ai?
Ngoài đợt cải tạo 70 giáo dân, tu sĩ và linh mục, trại giam Cổng Trời
còn là nơi giam giữ những tội nhân mà chế độ xem là đặc biệt nguy hiểm.
Họ là những tù binh chiến tranh, là điệp viên và biệt kích nhảy toán ra
miền Bắc trước năm 1975 rồi những sỹ quan cao cấp, tù nhân chính trị
ngay cả những người sinh trưởng tại miền Bắc được cho là nguy hiểm cũng
bị bắt vào đây. Người tù biệt kích Hoàng Đình Mỹ cho biết công tác
chính của một biệt kích để ta có thể hình dung sự nguy hiểm của họ đối
với chế độ miền Bắc như thế nào, ông nói: -Gián
điệp, biệt kích ra ngoài ấy thám sát đường mòn Hồ Chí Minh, phá các
công trình, những kho tàng rồi báo trong này để ra oanh tạc. Rồi bắt
cóc rồi huấn luyện cán bộ những vùng mình hoạt động.
Ngoài đợt cải tạo 70 giáo dân, tu sĩ và linh mục, trại giam Cổng Trời
còn là nơi giam giữ những tội nhân mà chế độ xem là đặc biệt nguy hiểm.
Họ là những tù binh chiến tranh, là điệp viên và biệt kích nhảy toán ra
miền Bắc trước năm 1975 rồi những sỹ quan cao cấp, tù nhân chính trị
Tù binh Đỗ Lệnh Dũng kể lại việc ông và những tù binh khác làm những
cái láng trong trại giam Cổng Trời cho người đến sau, những láng trại
này hứa hẹn sẽ nhốt rất nhiều tù nhân khi chiến tranh kết thúc, ông nói: Tôi
bị bắt vào cuối năm 1973 họ xếp vào dạng tù binh chiến tranh. Đến năm
76 trong thời gian tôi ở Bắc thì cũng có khoảng 500 tù binh đa số là sỹ
quan họ tập trung hết lại. Cùng năm 76 khi miền Nam bị mất thì số tù
binh ấy được cho về miền Nam trên dưới 200 người, số còn lại chúng tôi
nhận được công tác, giao cho chúng tôi đi xây dựng những cái láng để"
chuẩn bị cho bạn bè của các anh từ miền Nam ra đây học tập". Họ
nói chúng tôi làm xong công tác ấy thì họ trả chúng tôi về vì hòa bình
rồi giữ các anh làm chi! Sau đó chúng tôi được đi các nơi để xây dựng
chỗ ở cho anh em miền Nam. Chúng tôi làm những cái láng rất đơn sơ, chỉ
là những cái sạp nằm có mái che tượng trưng rồi sau đó anh em ra sẽ tự
củng cố lại chỗ ăn ở...
Định mệnh trùng hợp
Trong lời nói đầu của tác phẩm Quần Đảo Ngục Tù, có một đoạn làm cho
người Việt Nam nhiều thế hệ sau khi nghe đến cái tên trại giam Cổng
Trời cần phải để ý: Vì
một tình cờ trớ trêu của lịch sử, một phần sự thực được phép công bố,
dù chỉ một phần nhỏ nhoi, có nghĩa. Những bàn tay mới đây còn nắm cứng
tay chúng tôi để xiết còng cho chặt thêm… chính những bàn tay ấy giờ
đây chia ra hoà giải: "Thôi dĩ vãng đã qua để nó qua luôn… gợi nhớ làm
chi? Cứ nhìn về quá khứ hoài dám mất một mắt!”. Đồng ý. Tuy nhiên tục
ngữ đất nước chúng tôi lại có câu: "Có quá khứ mà quên đi là mù cả hai
mắt”. Sự trớ trêu của lịch sử trong thời kỳ Soltzhenitsyn sống có
khác gì với tình trạng Việt Nam trong thời gian qua? Công khai những
điều mà chính nạn nhân của nó muốn giấu đối với xã hội, với lịch sử thì
người bị bách hại sẽ được những gì? Những tù nhân này không còn sợ
hãi nhưng bị ám ảnh bởi một ký ức đau thương đã nghẹn lời họ. Và rồi
sống chung với những lời ngọt ngào khuyên rằng hãy quên đi quá khứ vì
chính quá khứ sẽ làm đau đớn, đã góp phần làm cho họ trầm tư hơn trước
những kỷ niệm đầy máu và nứơc mắt.
Trần Nhật Kim, người bạn tù mệt mỏi
Bước vào trại Cổng Trời, người tù nào cũng được chiếu cố kỷ lưỡng bởi
các giám thị trước khi nhận lãnh những hình phạt từ thiên nhiên, con
người trong suốt nhiều năm trời. Người tù biệt kích Trần Nhật Kim trải
qua các trại giam như Phan Đăng Lưu, Gia Rai, Nam Hà rồi Cổng Trời,
Thanh Cẩm nhưng không nơi nào để lại vết tích đau đớn như tại Cổng
Trời. Những ngày đầu tiên của ông khi bước chân vào trại vẫn còn ám ảnh
ông mãi đến bây giờ:
Các anh tha hồ trốn trại, nhưng báo cho anh em biết là cái trại này
chưa có một ai trốn ra mà thành công cả. Các anh có hai con đường, một
con đường các anh đã vào trại thì các anh đã vào rồi. Còn con đường thứ
hai các anh đi là cửa sau để lên đồi Bà Then. Đồi Bà Then là cái nghĩa
trang....
- Khi chúng tôi tới Cổng Trời sau một đêm thì hôm sau tôi gặp một cán
bộ. Anh cán bộ này bảo rằng đây là chỗ ở cuối cùng của tôi, và tôi đừng
nghĩ gì tới gia đình cũng như đừng hy vọng gì trở về với gia đình nữa.
Ngày hôm sau tôi gặp thiếu úy Tố là người coi về giáo dục. Thiếu
úy Tố bảo với anh em chúng tôi rằng các anh tha hồ trốn trại, nhưng báo
cho anh em biết là cái trại này chưa có một ai trốn ra mà thành công
cả. Các anh có hai con đường, một con đường các anh đã vào trại thì các
anh đã vào rồi. Còn con đường thứ hai các anh đi là cửa sau để lên đồi
Bà Then. Đồi Bà Then là cái nghĩa trang để chôn những người tới trứơc
chúng tôi. Đó là một đòn tâm lý đối với anh em tù miền Nam. Đồi Bà
Then mà người tù Trần Nhật Kim cho biết mở ra một câu chuyện lớn hơn
phía sau trại giam mang tên Cổng Trời mà lương tâm loài người khó thể
chịu nổi. Phải chăng nơi ấy chỉ là một nghĩa trang cho tù nhân hay còn
những gì khủng khiếp hơn cái chết nhưng chưa được công bố? Mời quý
thính giả tiếp tục theo dõi bài kế tiếp với những lời kể của những tù
nhân thế kỷ về đời sống kinh hoàng của họ trong nhà tù này.