Thứ Tư, 2025-01-15, 8:51 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2010 » Tháng Tám » 13 » Trách nhiệm với 86 nghìn tỷ và 16 năm tù
8:37 AM
Trách nhiệm với 86 nghìn tỷ và 16 năm tù

Người Buôn Gió

86 nghìn tỉ Việt Nam Đồng là con số mà tập đoàn Vinashin do Phạm Thanh Bình làm thất thoát. Người gánh chịu hậu quả nặng nề này tất nhiên là nhân dân và đất nước Việt Nam. Trung bình mỗi người dân Việt Nam sẽ phải có trách nhiệm trả 1 triệu đồng giúp cho tập đoàn nhà nước này, hay đất nước sẽ phải ưỡn mình quằn lưng để người ta đào bới tìm tài nguyên, khoáng sản bán đi trả món nợ khổng lồ này.

pham-thanh-binh.jpg
Ông Phạm Thanh Bình

Ông Nguyễn Sinh Hùng phó thủ tướng Việt Nam được giao trách nhiệm cứu vãn tập đoàn đang dãy chết này. Ông Hùng nói việc đổ tiền cứu Vinashin không ảnh hưởng đến dự trữ quốc gia. Để cứu được Vinashin phải dung đến một số tiền khổng lồ như vậy, chắc chắn tiền ngân sách hay tiền đi vay gì đi nữa cũng không phải của Đảng, của nhà nước Việt Nam CNXH. Bởi nhà nước hay Đảng chỉ là những công cụ của nhân dân để điều hành, lãnh đạo đất nước như hiến pháp quy định, chứ hai đối tượng này không phải là những tổ chức kinh doanh có tài sản hay nguồn vốn riêng tích luỹ được.

Vậy cho dù thế nào thì số tiền để cứu cho tập đoàn Vinashin này cũng như dân gian nói ‘’trăm dâu đổ xuống đầu tằm’’ lại là nhân dân và đất nước phải gánh chịu.

Nhưng người ta cứ nói như thể họ (nhà nước) bỏ tiền túi của mình ra cứu Vinashin chứ không làm ảnh hưởng gì đến nhân dân và đất nước.

Ông Nguyễn Sinh Hùng lấy tiền đâu để trang trải cho Vinashin ? Chưa ai biết được, chỉ biết mấy tháng trước đó ông Hùng rất tha thiết nỗ lực làm mọi thứ để dự án vay 56 tỉ đô la làm được cao tốc Bắc Nam được quốc hội chấp thuận. Chỉ cần 1/10 số tiền trong dự án này cũng đủ cứu được Vinashin. 1/10 hay còn gọi là 10% là số tiền dễ dàng được chấp nhận vì ở Việt Nam xây dựng cơ bản thất thoát tới 35% là chuyện bình thường dễ được chấp nhận. Nhưng dự án này không được chấp thuận.

Vì thế số tiền khổng lồ để cứu tập đoàn này giờ không biết ở đâu.

Có lẽ đang ở trong túi anh, túi tôi và túi các bạn. Nó sẽ được lấy ra khi nhà nước tăng giá điện, xăng, học phí, viện phí hay gia tăng thuế mặt hàng nhập khẩu. Hoặc nó nằm trong lòng đồng bằng sông Hồng, nơi những mỏ than còn chưa khai thác, nằm ở những bờ xôi, ruộng mật chờ biến thành khu công nghiệp ô nhiễm của các nhà tư bản nước ngoài.

Dẫu có ở đâu đi nữa thì vẫn không nằm trong câu dân gian

- Trăm dâu đổ xuống đầu tằm.

Rút cục thì nhân dân và đất nước là người bị hại trực tiếp của cái gọi là tập đoàn kinh tế chủ đạo nhà nước có tên Vinashin.

Ông Nguyễn Sinh Hùng nhận định:

Do cả nguyên nhân chủ quan và khách quan, ngành vận tải viễn dương bị đình đốn, các chủ tàu đã hủy hợp đồng và các thỏa thuận đóng tàu trị giá hơn 8 tỷ USD. Riêng năm 2010, số hợp đồng đóng tàu có nguy cơ bị hủy lên tới 700 triệu USD.

Mặt khác, do công tác dự báo bất cập, kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư không chính xác, các dự án đầu tư quá nhiều, dàn trải, vượt khả năng cân đối tài chính, có dự án chưa thật cần thiết nên nhiều dự án chỉ được phân bổ vốn chưa đến 50% tổng mức đầu tư, có dự án đầu tư 100% vốn vay... Do vậy, hầu hết các dự án đầu tư triển khai dở dang.

Các nguyên nhân mà ông Hùng cho là khách quan thì ông thống kế được số tiền rất ấn tượng như 8 tỷ đô, 700 triệu đô. Còn những nguyên nhân chủ quan gây thiệt hại thì ông không nói rõ số tiền là khoảng bao nhiêu.

Như thế này những người bị hại như nhân dân, đất nước biết mình phải lãnh hậu quả và phải trách nhiệm trả nợ. Nhưng do ai hại mình thì chưa rõ.

16 là con số năm tù của doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức vì tội phá hoại đất nước, làm hại đến nhân dân.

Trong phiên toà xét xử Trần Huỳnh Duy Thức chủ toạ toà án hỏi rằng

- "Đất nước ta trải qua hai cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ, bị tàn phá hết sức nặng nề. Để có được ngày hôm nay là cả một nỗ lực lớn của Đảng, Chính phủ. Bị cáo có thấy điều đó không?

Trong phần nhận định bản án, hội đồng xét xử nêu: "Tất cả các bị cáo trong vụ án này đều là những người hiểu biết pháp luật, có trình độ học vấn cao, sinh ra và lớn lên trong hòa bình. Các bị cáo được Nhà nước ưu đãi, được thừa hưởng thành quả cách mạng của cha ông trong đó có chính những người thân của các bị cáo. Nhưng chỉ vì một chút định kiến, động cơ cá nhân mà các bị cáo đã đi ngược lại đường lối chính sách của đảng, lợi ích quốc gia dân tộc”.

Thuc.jpeg
Ông Trần Huỳnh Duy Thức trước tòa

Vụ án đã qua đi, nhưng hôm nay nhân vụ Vinashin này nhìn lại. Chúng ta thấy rằng để đất nước bị tàn phá nặng nề mất đi 86 nghìn tỉ rõ ràng không phải nỗ lực lớn của Trần Huỳnh Duy Thức hay bất kỳ "thế lực thù địch" nào. Và những động cơ cá nhân đi ngược lại lợi ích dân tộc của Trần Huỳnh Duy Thức càng không phải là nguyên nhân khiến học phí, viện phí, xăng, điện tăng lên hay tài nguyên phải đào bán.

Báo chí hay lời kết tội của phiên toà sẽ làm rõ tội của Trần Huỳnh Duy Thức một cách ấn tượng và hiệu quả hơn nếu như chứng minh được những con số thiệt hại tính bằng tiền mà người dân Việt Nam phải gánh chịu bởi hành vi của Trần Huỳnh Duy Thức và đồng bọn.

Hãy so sánh con người sở hữu con số 86 nghìn tỷ và người sở hữu 16 năm tù

Tiểu sử nguyên chủ tịch HĐQT Vinashin

Ông Phạm Thanh Bình sinh năm 1953 ở Thới Bình, Cà Mau, Minh Hải (nay thuộc Cà Mau), được tuyển dụng ngày 14.5.1977, trình độ văn hoá 10/10, trình độ chuyên môn kỹ sư vỏ tàu.

Năm 1996, ông Phạm Thanh Bình giữ chức tổng giám đốc Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam.

Năm 2006, ông Phạm Thanh Bình giữ chức chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Vinashin.

Quá trình hoạt động của Vinashin:

Được thành lập năm 1996, đến năm 2003, Vinashin thí điểm chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con và chuyển thành tập đoàn từ năm 2006.

Với tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm đạt từ 35%-40%, từ chỗ vốn chủ sở hữu chỉ có hơn 100 tỷ đồng, năng lực đóng tàu 1.000-3.000 tấn, đến năm 2009, Vinashin đã tăng vốn chủ sở hữu lên 8.000 tỷ đồng, đóng được tàu hàng trọng tải 53.000 tấn, tàu chở dầu thô đến 105.000 tấn. Năm 2009, Vinashin đã ký được đơn hàng đóng tàu trị giá khoảng 12 tỷ USD.

Tuy nhiên, từ năm 2009, Vinashin bắt đầu thua lỗ. Tính đến tháng 6.2010, tổng tài sản của Vinashin có khoảng 104.000 tỷ đồng nhưng tổng số nợ phải trả lên đến 86.000 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu gần 11 lần, Vinashin rơi vào tình trạng mất cân đối tài chính nghiêm trọng, đứng trước nguy cơ phá sản, sản xuất đình đốn, công nhân chuyển việc, bỏ việc gần 17.000 người, mất việc gần 5.000 người

Tiểu sử Trần Huỳnh Duy Thức:

Trần Huỳnh Duy Thức, sinh ngày 29 tháng 11 năm 1966, sống tại phường 13, quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh [1]. Ông là một kỹ sư - doanh nhân Việt Nam, nguyên là Tổng Giám đốc của Công ty Dịch vụ điện thoại internet OCI,

Năm 1989 ông tốt nghiệp khoa Công nghệ thông tin trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh, năm 1994 ông cùng ông Lê Thăng Long thành lập Công ty tin học Duy Việt tại Hà Nội[3]

Tiếp đó, năm 2000 ông sáng lập nên Công ty dịch vụ điện thoại internet OCI, có thời kỳ công ty được coi là điểm sáng trong ngành công nghệ thông tin tại Việt Nam, có nhiều bước đột phá, mở rộng đầu tư sang các nước trong khu vực và sang cả Hoa Kỳ. Là một doanh nhân thành đạt tại Việt Nam, ông cũng nổi bật với các ý kiến phê bình những rào cản từ phía các cơ quan quản lý viễn thông đối với sự phát triển của ngành công nghệ cao này. Năm 2005, ông cùng một số nhân vật như Lê Thăng Long lập ra Nhóm nghiên cứu Chấn thông qua việc nghiên cứu tình hình chính trị, kinh tế, xã hội ở Việt Nam.

Nhìn lướt qua hai bản tiểu sử mà ai cũng thể tìm thấy trên mạng intenet cho thấy trình độ và tài năng quản lý của hai con người này chênh lệch và khác xa nhau thế nào. Cũng như cách tiến thân, lập nghiệp giữa hai con người này ai thực sự minh bạch bởi tài năng cá nhân.

Thử hình dung vui, nếu như nhóm nghiên cứu Chấn của Trần Huỳnh Duy Thức làm cố vấn cho tập đoàn Vinashin do Phạm Thanh Bình lãnh đạo từ ngày đầu của Vinashin, những lời cố vấn này được dùng có lẽ ngày nay Vinashin không đến cảnh thảm hại này.

Đây là ví dụ vui, bởi nói đến những cái nếu thì vô cùng.

Nhưng ở cương vị lãnh đạo mà Đảng hay thường nói phải phát hiện những nhân tố tích cực để nhân rộng và phát triển, phải kết hợp những nguồn lực, chất xám để xây dựng kinh tế đất nước. Thử hỏi Đảng có nghĩ gì khi để một cương vị quan trọng như Phạm Thanh Bình và một bộ óc kinh doanh tài năng như Trần Huỳnh Duy Thức có kết cục như ngày nay.

Nếu lại giải thích là ông Bình do nguyên nhân chủ quan và khách quan, Trần Huỳnh Duy Thức do đi ngược đường lối dân tộc vậy cả hai đều phải kết cục bi đát như vậy. Thì Đảng đã chủ quan với những lời kêu gọi đúng đắn do Đảng đã nêu trên rồi.

Hay nói khác hơn là Đảng không nhận ra trách nhiệm của mình!

Category: Hồ sơ Tham nhũng CSVN | Views: 842 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 1
Khách: 1
Thành Viên: 0