ddkt Đến thời điểm này, con số chữ ký ủng hộ cho thỉnh nguyện thư gửi lên
TT Hoa Kỳ Barrack Obama nhằm giải cứu Việt Khang và các tù nhân tôn
giáo, chính trị và lương tâm tại Việt Nam đã vượt quá con số 90000 và có
khả năng vượt mốc 100000 trước ngày 5-3-2012, ngày diễn ra cuộc gặp gỡ
của phái đoàn đại diện những người ký thỉnh nguyện thư và TT Barrack
Obama.
Tôi xin phép bàn thêm về một nội dung quan trọng trong thỉnh nguyện
thư mà có thể nhiều người Việt còn chưa được tường tận. Đó là phần ghi
biện pháp gây áp lực với CP VN là "leverage Vietnam’s desire for the
Trans-Pacific Partnership and Generalized System of Preferences to force
the immediate and unconditional release of all detained or imprisoned
human rights champions.”
Vậy hẳn nhiên có người thắc mắc là Trans-Pacific Partnership (TPP) và
Generalized System of Preferences (GSP) là gì, mức độ gây tổn hại của
chúng tới CP VN là bao nhiêu và khả năng CP VN buộc phải nhượng bộ trước
đòi hỏi (nếu có) của Hoa Kỳ. Bài viết này dưới đây nhằm giải thích
tường tận TPP và GSP cũng như khả năng gây tổn hại tới CP VN của biện
pháp này.
Generalized System of Preferences
GSP là việc Mỹ cho phép miễn thuế nhập khẩu 1 số mặt hàng từ
129 nước đang phát triển (từng 132, nhưng Nam Hàn, Taiwan, Singapore
giàu lên nên hết còn diện này) (GSP)
Trong 35 năm, từ 1976 đến 2010, 132 nước được miễn thuế tổng cộng $682 triệu (USTR, 2011)
Rõ ràng chúng ta thấy rằng số tiền miễn thuế thật ra là RẤT NHỎ.
Năm 2007, VN xuất khẩu qua Mỹ khoảng $638,5 triệu mà nếu VN có trong GSP vào lúc đó thì được miễn thuế khoảng $26,7 triệu (USTR, 4/8/2008)
Tôi
không có con số cho năm nay, nhưng chắc chắn nếu VN được cấp cho GSP
thì được miễn thuế không hơn $50 triệu USD, do VN xuất khẩu qua Mỹ không
tăng quá nhiều kể từ 2007 đến nay.
Số tiền này bằng khoảng 2 NGÀY kiều hối (9 tỉ USD/năm = 24,66 triệu USD/ngày) (Thanh Niên, 6/12/2011)
Trans-Pacific Partnership
Đây là kế hoạch hiện do 9 nước đàm phán để thành lập khối mậu dịch xuyên
Thái bình dương, hiện VN là 1 thành viên tích cực. 3 nước khác đang xin
tham gia, là Nhật, Canada, Mexico. Theo quy chế, 3 nước này phải được
tất cả 9 nước kia chấp thuận, và muốn tống khứ 1 nuớc nào ra thì TẤT CẢ
các nước khác phải đồng thuận (DFAT).
Do đó, nếu chỉ có 9 nước như hiện nay, thì Mỹ phải thuyết phục 7 nước
kia (Australia, Peru, Malaysia, Brunei Darussalam, Chile, New Zealand
and Singapore) ĐỒNG chấp thuận đuổi VN ra.
Trễ 1 chút, trong 1, 2 tháng, nếu thêm 3 nước (Nhật, Canada, Mexico), thì Mỹ sẽ phải thuyết phục 10 nước đuổi VN ra.
Trừ khi Mỹ muốn đánh tất cả 7-10 nước kia, khó lòng họ ĐỒNG LÒNG theo
Mỹ, vì họ có vô số quyền lợi, có nhiều hiệp định thương mại với VN.
Và vì tự ái quốc gia, họ sẽ không nghe theo Mỹ, vì nếu họ chịu bị Mỹ
gây áp lực thì chính dân họ sẽ mắng CP họ là quỵ luỵ, thần phục Mỹ.
Trong đó có Canada, Malaysia, Brunei, Chile, sẽ là các quốc gia chống
lại Mỹ mạnh nhất, trong việc này.
Xứ khác, như Brunei, vi phạm nhân quyền, đàn áp tôn giáo (Công giáo)
không ít đâu, do đây là xứ Hồi giáo, ông Sultan làm vua, dân đừng hòng
chỉ trích. Mỹ sẽ bị cho là đạo đức giả, khi làm ngơ bên Brunei, và làm
lớn chuyện bên VN.
Và thật ra cái TPP này vô lý, không cần thiết. Do đó mà nhiều nước
không thèm tham gia, như Hàn quốc, Trung quốc, Indonesia, v.v…
Do đã có WTO, nhiều hiệp định thương mại song phương, ví dụ, đã có US
– VN BTA, do đó cho dù VN không vào TPP thì mua bán giữa VN và Mỹ không
hề bị giảm sút, hàng VN mua bán qua các nước khác cũng vậy, do WTO.
Do đó, trường hợp tốt nhất, về thương mại, của việc kêu gọi TNT này
là: Giữ tình trạng hiện tại về GSP cho VN, không giảm thuế cho các mặt
hàng GSP-eligible, tức là VN vẫn chịu thuế 50 triệu USD/ năm như từ bao
nhiêu năm nay, không gì thay đổi.
Còn cấm tham gia vào TPP thì Mỹ không làm nổi, cho dù muốn. Mà cho dù Mỹ làm được, thì hoàn toàn không ảnh hưởng gì VN cả.
Đây là 1 hiệp định thương mại có tính vẽ vời, cho có.
Bộ Thương mại các quốc gia này cố làm ra vẻ bận rộn, chứng minh cho
dân họ là họ có làm việc, ngoài ra cho dù thành lập xong thì cũng không
có ý nghĩa gì cả về thương mại, ngoài việc làm tăng tinh thần bảo hộ mậu
dịch (commercial protectionism), đi trái nghịch tinh thần WTO.
Mỹ sẽ xử sự theo hướng nào?
Tôi nghĩ, cùng lắm Mỹ có thể không cho VN vào danh sách BDC, từ đó không
cho GSP status, và như vậy VN vẫn chịu thuế khoảng $50 triệu cho số
hàng GSP-eligible VN xuất khẩu qua Mỹ hàng năm.
VN chưa từng có status này, do đó dễ cho Mỹ không cho VN vào.
Vả lại việc này KHÔNG HẠI GÌ CHO MỸ.
Cái gì không có hại cho Mỹ, hoặc có lợi cho Mỹ, thì phe Dân chủ dễ
thúc đẩy Mỹ chấp nhận. Và unilateral (đơn phương) thì dễ hơn các việc có
dính dáng đến nhiều nước khác.
Còn TPP thì do có 7 hoặc 10 nước khác (nếu có thêm 3 nước tham dự
vào), sẽ rất khó cho Mỹ bảo họ cùng đồng ý đẩy VN ra ngoài, sau khi VN
đã tham gia 10 vòng đàm phán, và đã được 8 nước chấp thuận cho tham gia
trong đó có Mỹ. Vả lại TPP có lợi cho Mỹ, vì nếu ký xong Agreement thì
Mỹ có thể tăng gia xuất khẩu qua VN, mà nay hiện đang khá thấp.
Vấn đề là, cho dù Mỹ không cho VN vào diện Beneficiary Developing
Country (BDC) để hưởng GSP, thì CP VN có vì $50 triệu/năm miễn thuế (mà
họ chưa từng có), tương đương 2 NGÀY kiều hối, mà thay đổi chính sách
nhân quyền hay không?
Lựa chọn nào cho CP VN
Viết điều này hơi sớm khi chưa diễn ra cuộc gặp mặt tại tòa Bạch Ốc ngày 5-3 thế nhưng chúng ta cũng phải tính toán xa một chút.
Đầu tiên tôi xin tóm gọn lại kết luận về mức độ thiệt hại của các biện pháp trừng phạt của NS Trúc Hồ và TS Thắng nêu ra:
- Về GSP: tối đa không thối lại 50 triệu đô la cho các cty VN đang đóng thuế cho Mỹ hàng năm để xuất khẩu 1 số loại hàng.
- Về TPP: tối đa không cho VN tham gia vào khối Thương mại Liên Thái
bình dương, nhưng do VN có US-VN BTA và là thành viên WTO nên thiệt hại
cho VN là $0.
Như chúng ta thấy, tác động của biện pháp mà TS Thắng và NS Trúc Hồ
đưa ra thấp, cho dù là CP Hoa Kỳ chấp nhận thực hiện để làm áp lực lên
CP VN.
CP VN có các lựa chọn sau đây:
1. Thả hết tù chính trị, cho đi Mỹ, như là "HO đợt 2″ vậy;
2. Thả hết tù chính trị, câu giờ, bắt lại từ từ sau đó;
3. Không cần nhượng bộ.
Khả năng lớn là CP VN sẽ không nhượng bộ gì cả vì ảnh hưởng của các biện pháp này quá thấp.
Trong khi đó thì kiều hối gửi về Việt Nam ngày càng tăng, năm 2011
đạt mức 9 tỷ USD, gần bằng 1 nửa giá trị kim ngạch thương mại Việt – Mỹ
năm 2011 (Dân trí, 9/12/2011)
Còn muốn tự gây sức ép cho chính quyền Hà Nội hiện nay, người Việt
hải ngoại có khả năng tự hạn chế lượng kiều hối gửi về hiện nay lên tới 9
tỷ USD/năm, tương đương 10% GDP Việt Nam trong 1 năm.
—————————————————–
Dân Trí, Thương mại Việt-Mỹ tăng lên 20 tỷ USD sau 10 năm, 9/12/2011, http://dantri.com.vn/c20/s20-546070/thuong-mai-vietmy-tang-len-20-ty-usd-sau-10-nam.htm
DFAT, Tenth round of Trans-Pacific Partnership Agreement (TPP) negotiations, http://www.dfat.gov.au/fta/tpp/111209-tpp-stakeholder-update-10.html
Thanh Niên, 9 tỉ USD kiều hối trong năm 2011, 6/12/2011, http://www.thanhnien.com.vn/pages/20111205/9-ti-usd-kieu-hoi-trong-nam-2011.aspx
USTR, U.S GSP – List of public comments for Socialist Republic of Vietnam Country Egilibility Review, 4/8/2008, http://www.ustr.gov/sites/default/files/uploads/gsp/asset_upload_file576_15064.pdf
USTR, GSP by the Numbers, 2011, http://www.ustr.gov/webfm_send/3017
USTR, Generalized System of Preferences, http://www.ustr.gov/trade-topics/trade-development/preference-programs/generalized-system-preference-gsp
|