Trầm Hương Xứ (Danlambao) -
Nói
"Trung Quốc lén vi phạm, ta lén xử lý" có lẽ chưa thật chính xác. Đã có
dấu hiệu cho thấy, nhận thấy Việt Nam càng dè dặt, ấp úng, rón rén xử
lý nhẹ… hều, hoặc cho "chìm xuồng” các vụ tương tự, Trung Quốc ngày càng
hung hăng bạo tợn, ngang nghiên xâm phạm, coi Biển Đông như ao nhà, coi
Việt Nam như sân chơi vô chủ.
Câu hỏi đặt ra: cấp nào? cá nhân nào chủ trương rón rén lén lút xử lý
các vụ Trung Quốc xâm phạm? Ai tiếp tay Bắc Kinh ngày càng lộng hành
ngang ngược? Ai làm dân ta mất cảnh giác hiểm họa phương Bắc?...
*
Các cơ quan truyền thông tỉnh Khánh Hòa vừa nhận chỉ thị từ Tỉnh ủy:
chấm dứt đưa tin vụ 2 tàu hút bùn Trung Quốc xâm phạm trái phép vịnh Nha
Trang (tối 23-3-2012) và chư tăng Khánh Hòa ra Trường Sa làm phật sự
trụ trì ở các đảo(!?)
Trước đó, khi vụ tàu hút bùn vừa xảy ra, báo chí phỏng vấn, chỉ huy biên
phòng Khánh Hòa cung cấp thông tin khá chi tiết. Nhưng sau đó, báo chí
đề nghị cung cấp thông tin diễn biến xử lý 2 tàu này, thì chỉ huy biên
phòng nói chờ ngoài Hà Nội chỉ đạo (có hẹn ngày cụ thể), sẽ thông tin
cho báo chí. Cuối ngày hẹn, báo chí điện hỏi, chỉ huy biên phòng lập...
bập: "Lạy các bố! Vấn đề, vấn đề... rất… rất… nhạy cảm. Chúng tôi bị BBC
nó đưa tên lên mạng. Làm tôi bị kiểm điểm. Thôi... không... thông
tin... đâu nhé!".
Tiếp cận... tàu
Kiểm tra hành chính
Trưa 1-5, không quân Trung Quốc cho 2 khu trục cơ xâm phạm không phận
bán đảo Cam Ranh (Nam Khánh Hòa) và Bắc Ninh Thuận, làm hết cách, phóng
viên nhiều tờ báo lớn đành "bó tay” khi Vùng 4 Hải quân, biên phòng Ninh
Thuận, đơn vị không quân ở Phan Rang… dứt khoát… "đổ keo miệng”!
Mới đây, nguồn tin đáng tin cậy cho hay, ngày 17-5, công an TP Cam Ranh
phát hiện và xử lý 7 thương nhân Trung Quốc đến Cam Ranh mua gom trái
phép hải sản. Họ sử dụng tới 5 doanh nghiệp ở địa bàn làm vệ tinh vét
hàng, làm các nhà máy chế biến đông lạnh trong khu vực "chết dở sống dở"
vì mất nguồn nguyên liệu. Những vụ việc tương tự của đầu nậu nông hải
sản Trung Quốc, lâu nay đó đây vẫn đưa tin bình thường. Không biết nhận
chỉ thị từ cấp nào, hay là não trạng "tự nhận thức", ông Điện - Phó
trưởng Công an TP Cam Ranh (phụ trách mảng an ninh), được giao chỉ huy
trực tiếp xử lý vụ này, dứt khoát từ chối cung cấp thông tin cho báo
chí, nói "vấn đề cực kỳ... nhạy cảm".
Nói "Trung Quốc lén vi phạm, ta lén xử lý" có lẽ chưa thật chính xác. Đã
có dấu hiệu cho thấy, nhận thấy Việt Nam càng dè dặt, ấp úng, rón rén
xử lý nhẹ… hều, hoặc cho "chìm xuồng” các vụ tương tự, Trung Quốc ngày
càng hung hăng bạo tợn, ngang nghiên xâm phạm, coi Biển Đông như ao nhà,
coi Việt Nam như sân chơi vô chủ.
Câu hỏi đặt ra: cấp nào? cá nhân nào chủ trương rón rén lén lút xử lý
các vụ Trung Quốc xâm phạm? Ai tiếp tay Bắc Kinh ngày càng lộng hành
ngang ngược? Ai làm dân ta mất cảnh giác hiểm họa phương Bắc?
Trong lịch sử chống ngoại xâm vẻ vang của dân tộc, ở đời Trần, tương
quan lực lượng Đại đế quốc cường bạo Nguyên Mông - Đại Việt chắc chắn
chênh lệch hơn nhiều so với tương quan Trung - Việt hiện thời. Ở thế kỷ
XIII, Nhà Trần chống Nguyên Mông không có trợ giúp quốc tế, thậm chí còn
bị Ai Lao, Chiêm Thành tiếp tay Nguyên Mông mượn đường qua họ bao vây
xâm lược Đại Việt. Nhưng Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, vị tư lệnh
kháng chiến, đâu có chủ trương nhịn nhục, bưng bít tội ác giặc Nguyên?
Chính ông đã viết và truyền "Hịch Tướng sĩ"- thiên cổ hung văn, hạch tội
giặc Nguyên, khích lệ ba quân tướng sĩ nêu cao lòng căm thù giặc, nung
nấu ý chí quyết "mổ bụng lột da quân giặc". Nhờ đó, toàn dân hiểu rõ
bụng giặc, khẳng định quyết tâm "Sát Thát" tại Hội nghị Diên Hồng, để
rồi 3 lần đại thắng oanh liệt giặc Nguyên Mông, chấm dứt vĩnh viễn giấc
mộng ngông cuồng thôn tính Đại Việt của nhà Nguyên.
Không lẽ hậu duệ hôm nay chẳng còn chút dòng máu oai hùng cha ông thuở nào?