Đại Hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ 11 chuẩn bị tổ chức vào
tháng 1/2011, giới trí thức học giả góp ý mạnh mẽ. Đọc báo trên mạng kỳ
này chúng tôi ghi nhận một số ý kiến gây nhiều ấn tượng.
AFP PHOTO
Việt Nam treo cờ chuẩn bị lễ kỷ niệm ngày
thành lập đảng.
GSTS Dương Phú Hiệp,
nguyên Phó Viện Trưởng Viện Triết Học, nguyên Tổng Thư Ký Hội Đồng Lý
Luận
Trung Ương nhận định trên TuanVietnam.net ngày 3/3: "Ở Việt Nam do chưa
có truyền
thống dân chủ, chưa có thói quen tranh luận, nhất là tranh luận với cấp
trên,
thì việc mở rộng bầu không khí dân chủ trong xã hội, nhất là trong sinh
hoạt đảng,
trong nghiên cứu khoa học là một trong những điều kiện để khắc phục tình
trạng
lạc hậu về nhận thức lý luận.”
Nhận
thức lý luận lạc hậu
Ông Dương Phú Hiệp nhấn mạnh:
"Nếu ai cũng sợ bị chụp mũ, nếu chỉ có độc thoại, không có đối thoại,
nếu chỉ
có một trung tâm độc quyền phát ra chân lý, nếu cấp dưới chưa có thói
quen dám
tranh luận với cấp trên, chỉ thụ động gọi dạ bảo vâng, không dám suy
nghĩ bằng
cái đầu của mình vì còn sợ mất đầu thì tình trạng lạc hậu về nhận thức
lý luận
còn kéo dài.”
Phát biểu của GSTS Dương
Phú Hiệp làm cho người đọc báo liên tưởng tới Quyết Định 97 của Thủ
Tướng Chính
Phủ, có nội dung cấm các tổ chức khoa học kỹ thuật công khai công bố các
ý kiến
phản biện. Chưa kể việc hạn chế nhiều lãnh vực nghiên cứu kinh tế xã hội
mà các
tổ chức tư nhân có thể thực hiện. Sự kiện này dẫn tới việc Viện Nghiên
Cứu Phát
Triển IDS, tổ chức tư nhân đầu tiên về nghiên cứu chính sách tuyên bố tự
giải
thể kể từ ngày 14/9/2009, một ngày trước thời điểm Quyết Đinh 97 có hiệu
lực.
Tổ chức Nghiên cứu Phát triển Độc lập, IDS
IDS qui tụ những gương mặt
trí thức chuyên gia nổi tiếng ở Việt Nam như TS Nguyễn Quang A, GS Hoàng
Tụy,
TS Lê Đăng Doanh, Bà Phạm Chi Lan, GS Chu Hảo, GS Phan Huy Lê, GS Tương
Lai,
nhà văn Nguyên Ngọc, GS Phạm Duy Hiển và một số nhân vật khác. IDS thành
lập
theo ý kiến của cố Thủ Tướng Võ Văn Kiệt, tới khi giải thể Viện nghiên
cứu tư
nhân này đã hoạt động được hai năm. Lúc đó Viện Trưởng IDS Tiến Sĩ
Nguyễn Quang
A đã phát biểu với Đài chúng tôi:
"Tôi nghĩ rằng nó vô
cùng có hại cho sự phát triển của đất nước Việt Nam. Đây không phải là
vấn đề
chỉ riêng với chúng tôi mà là vấn đề với toàn bộ giới trí thức ở Việt
Nam và với
sự phát triển chung của đất nước này. Đây không phải là vấn đề cá nhân
hay của
một nhóm mà là vấn đề lớn hơn nhiều.”
Trở lại bài báo mang tựa
"Nếu ai cũng sợ bị chụp mũ” trên TuanVietnam.Net, từng là một trong các
lý thuyết
gia của Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam, GSTS Dương Phú Hiệp nhận
định:
"Trong báo cáo chính trị tại Đại Hội VI (12/1986) tư duy biện chứng duy
vật đã
được thể hiện trong việc đánh giá tình hình bằng cách nhìn thẳng vào sự
thật,
đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật. Còn lối tư duy không tin nhân
dân, không
dám nói thẳng, nói thật những khó khăn thiếu sót và sai lầm của Đảng
trước nhân
dân đã trở thành cách suy nghĩ lỗi thời.”
Không
sợ ‘chụp mũ’
Ý kiến xây dựng Đảng của
GSTS Dương Phú Hiệp trên chuyên mục của VietnamNet, được đánh giá cao,
đặc biệt
có tới 400 email của độc giả bày tỏ sự đồng tình với ông. Nếu như lý
thuyết gia
một thời của Trung Ương Đảng có những nhận định đáng chú ý như vậy, thì
chắc rằng
nhiều đảng viên khác cũng cùng ông nhìn về một phía và "không sợ bị chụp
mũ”.
Nhà báo Nguyễn Trung Dân,
tham gia Đảng Cộng Sản được 15 năm đưa ra ý kiến:
"Xưa nay tôi vẫn tin
cái lý tưởng tôi theo là tốt đẹp, nhưng đã đến lúc phải nhìn lại cách
thể hiện
lý tưởng đó vào thực tế. Tôi cũng hy vọng Đảng sẽ nhìn lại từ lý luận
cho đến
thực tiễn và chắc chắn rằng một khi nhìn lại thì sẽ có nhiều vấn đề phải
được
xét lại, tôi hy vọng vào điều đó nhiều hơn.
Nếu ai cũng sợ bị chụp mũ,
nếu chỉ có độc thoại, không có đối thoại, nếu chỉ có một trung tâm độc
quyền
phát ra chân lý, … thì tình trạng lạc hậu về nhận thức lý luận còn kéo
dài.
GSTS Dương Phú Hiệp
Chính từ chỗ đó sẽ có
nhiều thay đổi. Chứ còn ngay từ lý luận mà anh chỉ sống giả trá với nhau
hết, sống
giả với nhau tất cả thì còn gì là thực. Ngay từ tư tưởng mà mình còn tự
giả với
mình thì có cái gì là thực nữa.
Tôi tin rằng Đại Hội Đảng
sắp tới sẽ có người đặt vấn đề đó ra và có người để giải quyết. Có thể
chính tập
thể Đảng sẽ tham gia và giải quyết chuyện đó.”
Phát biểu vừa rồi là của
ông Nguyễn Trung Dân nguyên Phó Tổng Biên Tập Báo Du Lịch. Nhà báo này
vì đi
trước đội hình, sớm đề cao lòng yêu nước bảo vệ chủ quyền biển đảo mà bị
cách
chức, thu hồi thẻ nhà báo.
Đảng Cộng Sản Việt Nam hiện
nay có 3 triệu đảng viên, hệ thống Đảng chặt chẽ từ trung ương tới địa
phương
đã hầu như khống chế đời sống chính trị quốc gia. 86 triệu dân chỉ với
một đảng
chính trị độc tôn rõ ràng dễ đưa tới một Trung tâm độc quyền phát ra
chân lý
theo cách nói của GSTS Dương Phú Hiệp.
Kêu
gọi đối thoại dân chủ
TS Mai Liêm Trực. Photo courtesy of ict-hanoi.gov.vn.
Một giới chức nghỉ hưu
khác TS Mai Liêm Trực, nguyên Thứ Trưởng Bộ Bưu Chính Viễn Thông đưa ra
nhận định
theo đó ‘Nhân dân cần được lãnh đạo tôn trọng’. Ông Trực cũng trả lời
phỏng vấn
của TuanVietnam.Net trong một loạt bài liên quan tới Đảng Cộng Sản. Cựu
Thứ Trưởng
nói rằng, Đảng Cộng Sản là đảng chính trị duy nhất lãnh đạo đất nước thì
nhân
dân phải được tôn trọng, được các cấp lãnh đạo đặt niềm tin vào mình.
Ông Trực
nhận định như vừa nói để phê phán tình trạng hình thức nửa vời, khi tiếp
nhận ý
kiến nhân dân về các dự thảo văn kiện liên quan tới Đại Hội Đảng. Ông
Trực kêu
gọi phải có đối thoại rõ ràng, lãnh đạo phải dám chịu trách nhiệm trước
lịch sử
và dân tộc.
Việt Nam tiến hành đổi mới
từ Đại Hội 6 năm 1986, Cựu Thứ Trưởng Mai Liêm Trực nhận định, nếu ta tự
so
sánh với ta 25 năm trước thì thành tích rất tuyệt vời, nhưng nếu so với
một số
đất nước cũng trong vòng 20 năm từ một nước rất nghèo nàn, lạc hậu người
ta đã
thành công và bỏ rất xa chúng ta. Ông Trực nhìn nhận công cuộc đổi mới
của Việt
Nam có những lúc bị lựng khựng, lúng túng và thường những vấn đề bức xúc
cứ để
lại nhiệm kỳ sau làm cho sức mạnh của Đảng, của Dân tộc chưa được phát
huy hết.
Những
biện pháp để đất nước phát triển, để bảo vệ chế độ có lẽ nên bằng hình
thức xì
hơi giải tỏa những bức xúc xã hội, bằng đối thoại dân chủ hơn là siết
lại làm
cho quả bóng nó thêm căng.
TS Mai Liêm Trực
TS Mai Liêm Trực đã phát
ngôn hết sức ấn tượng khi ông nói: "Những biện pháp để đất nước phát
triển,
để bảo vệ chế độ có lẽ nên bằng hình thức xì hơi giải tỏa những bức xúc
xã hội,
bằng đối thoại dân chủ hơn là siết lại làm cho quả bóng nó thêm căng.”
Vẫn theo TuanVietnam.net Cựu
Thứ Trưởng Bưu Chính Viễn Thông Mai Liêm Trực kêu gọi các nhà lãnh đạo
Việt Nam
chuyển từ tư duy ‘cởi trói’ đến tầm nhìn mở đường. Theo lời ông Trực,
vấn đề của
giai đoạn hiện nay không phải là giải pháp để thoát khỏi khủng hoảng như
trước
mà đây là giai đoạn cần phải có tầm nhìn để thúc đẩy phát triển.