Chủ Nhật, 2024-12-15, 2:31 AM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2010 » Tháng Tám » 10 » TS. Nguyễn Thanh Giang: ‘Con giun xéo mãi cũng quằn huống chi người ta!’
12:26 PM
TS. Nguyễn Thanh Giang: ‘Con giun xéo mãi cũng quằn huống chi người ta!’


LTS: Công an Việt Nam ngày càng lộng hành khi tự tiện bắt người dân vào đồn rồi đánh chết họ một cách vô cớ. Vụ mới nhất xảy ra tại Bắc Giang đã làm dân chúng phẫn nộ kéo hàng ngàn người tới trước cửa UBND tỉnh Bắc Giang ngày Chủ Nhật 25/7/2010 hậu thuẫn cho gia đình nạn nhân đòi công lý và cuối cùng công an Bắc Giang phải công bố tên tuổi của kẻ sát nhân. Lữ Tống phỏng vấn Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, người lên tiếng về những bất công xã hội và đứng ra đấu tranh vận động tự do dân chủ trong nhiều năm qua. Ông bị công an nhiều lần mời làm việc và dùng mọi cách để sách nhiễu cũng như bao vây kinh tế.

***


Lữ Tống:

Thưa ông, từ đầu năm đến nay, công an Việt Nam đã tra tấn và làm ít nhất 5 người tử vong, bên cạnh đó công an còn bắn chết hai người tại cuộc biểu tình ở Thanh Hóa. Xin TS cho biết tại sao càng ngày công an càng tỏ ra hung bạo đối với người dân như vậy thưa ông?

TS Nguyễn Thanh Giang: Đây là việc hết sức phẫn nộ. Người ta vẫn cứ nói rằng đảng Cộng sản Việt Nam là một Đảng do dân, vì dân và luôn luôn bảo vệ quyền lợi của dân chúng. Đảng này là đảng tiền phong của giai cấp công nhân, đã giải phóng dân tộc để bảo vệ quyền lợi cho người dân. Bây giờ cái lực lượng ấy quay ra bảo vệ chế độ, bảo vệ chuyên chính vô sản và cuối cùng quay lại đàn áp nhân dân. Đàn áp bằng nhiều thủ đoạn. Từ thô bạo trắng trợn đến những thủ đoạn lén lút, và đây là điều không thể chấp nhận được.


TS. Nguyễn Thanh Giang



Công an đánh người dân đến chết không được giải quyết một cách minh bạch từ vụ này kéo sang vụ khác sẽ khiến người dân nghĩ rằng không biết bao giờ thì tới mình? Do đó họ phải tự cứu mình và gia đình bằng cách liên kết với nhau chống lại những hình thức giết người này chứ sao? Họ không được bảo vệ thỏa đáng thì lẽ tự nhiên phải tìm đến nhau. Quây quần tạo nên sức mạnh để đối phó.

Hiện nay họ chỉ tự phát. Cuộc cách mạng nào thì bắt đầu vẫn do tự phát cả. Người Cộng sản rất rành về chuyện này. Càng có kinh nghiệm thì họ càng sợ phải đối phó với đám đông cho nên mới đây họ phải giải quyết vụ Bắc Giang như anh thấy đấy. Người dân chỗ khác thấy vụ Bắc Giang được giải quýêt mà vụ của mình không được xem xét thì họ lại chống đối chứ sao?

Từ đấy tôi cho rằng nếu họ không mau mau tỉnh ngộ, không dạy dỗ nhau, không chỉ bảo nhau mà tiếp tục cắt cổ dân thì dân sẽ nổi dậy để cắt cổ họ. Nếu người dân không cắt cổ họ vì yếu thế thì họ cũng sẽ phóng uế lên mồ lên mả họ. Mà không phải lên mồ lên mả của mấy anh lính trơn, hay mấy anh công an tép riu phải thực hiện công việc theo ý của cấp trên đâu! Người dân sẽ thẳng tiến đến các anh chỉ đạo của mấy chú công an này.

Thân nhân của Nguyễn Văn Khương (người bị Công an đánh chết ngày 23/7/2010) mang quan tài tới trụ sở UBND tỉnh Bắc Giang hôm Chủ Nhật 25/7/2010 để đòi công lý. (Hình: Thông Tấn Xã Vàng Anh).


Lữ Tống: Là người sinh ra và trưởng thành trong xã hội chủ nghĩa miền Bắc từ hơn 70 năm qua, nhận xét của ông về các vụ đàn áp hiện nay có giống với những vụ đã xảy ra trước Cách mạng Tháng Tám hay sau này một chút như Cải cách ruộng đất hay không?

TS Nguyễn Thanh Giang: Sự so sánh nào cũng không tránh khỏi khập khễnh. Nếu ta nhìn lại ngày xưa khi họ thực hiện đấu tranh chính trị, rồi Cải cách ruộng đất, rồi chống Nhân văn Giai phẩm..., thì đấy lại thành vấn đề truyền thống. Họ nói nhân ái nhưng họ làm tàn bạo. Vì họ tiêm nhiễm đấu tranh giai cấp tư tưởng của Mác và đặc biệt của Lê Nin, Stalin và Mao Trạch Đông, tức là coi người với người là kẻ thù. Họ không những tàn bạo với dân chúng đâu mà họ còn tàn bạo với chính gia đình của họ nữa. Họ không chỉ đàn áp, bóc lột công nhân và nông dân mà họ còn tàn bạo với đồng chí họ nữa! Chuyện đó nó thành hệ thống rồi. Cho nên so sánh chuyện xưa và nay thì hơi khó nhưng tôi cho rằng họ phải tự biết, tự cảnh báo mình để dừng lại những trò càng ngày càng khuấy động lên sự căm phẫn của dân chúng Việt Nam.

Lữ Tống: Trong vụ công an đánh chết người dân tại Bắc Giang thì người dân đã kéo tới trứơc trụ sở UBND tỉnh hàng ngàn người. Đây là lần đầu tiên dân chúng vượt qua sợ hãi để đòi công lý cho nạn nhân. Theo ông thì vụ tập trung đông người này có ý nghĩa gì? Có phải là dấu hiệu cho thấy quần chúng không còn chịu đựng nỗi sự đàn áp dã man của công an hay không?

TS Nguyễn Thanh Giang: Tôi nghĩ rằng đấy là một dấu hiệu về sức phẫn nộ của quần chúng. Nó tích tụ từ nhiều nơi nhiều chỗ, nhiều vấn đề bây giờ nó sẵn sàng bục ra như một cái ung nhọt, bất cứ chỗ nào và bất cứ lúc nào. Thực ra vấn đề của một anh thanh niên vi phạm hành chính rồi bị công an đánh chết chỉ là tức nước vỡ bờ. Vấn đề ở chỗ lòng căm phẫn đã tích lũy nhiều năm tháng về trước rồi. Tích lũy do không có cảm tình với công an. Ở những việc khác như đàn áp Thái Hà, hoặc giả danh côn đồ đánh giáo dân trong vụ Đồng Chiêm và rất nhiều chỗ khác nữa đã khiến dân chúng có những cái nhìn khác về công an. Nếu công an có sai phạm những điều cực chẳng đã thì sự phản ứng của quần chúng cũng rất quyết liệt. Tôi nghĩ rằng những lãnh đạo công an phải biết nhìn nhận sự thật này để điều chỉnh lại. Người dân Việt Nam cũng không mong muốn như thế. Họ không mong có bạo loạn, không mong có đổ máu và cũng không mong người dân đứng lên để tiêu diệt chính quyền. Họ mong muốn chính quyền hãy xứng đáng là chính quyền của người dân.

Lữ Tống: Thưa TS, vào ngày 18 tháng 8 tới đây, dân biểu Cao Quang Ánh, dân biểu Wolf và Chris Smith sẽ bảo trợ một dự luật đòi hỏi có biện pháp với Việt Nam vì giáo dân Cồn Dầu bị bách hại, đặc biệt công an đã đánh đập đến chết ông Nguyễn Năm, một giáo dân tại đây. Tiến sĩ có nghĩ rằng chính sách răn đe của Việt Nam đối với vấn đề tôn giáo có thể gây trở ngại trực tiếp đến ngoại giao cũng như nhân quyền đối với thế giới hay không?

TS Nguyễn Thanh Giang: Tôi nghĩ đã nhiều lần thế giới lên tiếng, thế giới lên án và thế giới làm nhiều cách để cảnh cáo Đảng cộng sản Việt Nam. Nhưng mỗi lần như vậy thì họ có cách đối phó khác nhau. Lần này cũng vậy thôi. Có điều khác là họ sẽ gặp sức mạnh chống đối không phải từ bên ngoài như mọi lần mà từ nhân dân Việt Nam. Vụ Bắc Giang hay Cồn Dầu chỉ là khởi đầu, và nhà nứơc nếu không có chính sách phù hợp với thực tế thì họ sẽ phải sắp đối phó với những luồng sóng phản ứng của nhân dân lớn hơn.

Tôi nghĩ mỗi vụ đàn áp ở mỗi địa phương, cũng như những vụ đánh người trọng thương đều có tính chất và động cơ khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung trong hoàn cảnh xã hội bức bối như thế này, sẵn sàng bùng nổ ở bất cứ nơi nào. Từ Tây nguyên cho đến nông thôn, đến các nhà máy hay các vùng công giáo..., nó biểu lộ sự bức bối của xã hội. Những bức bối này gây ra do những yếu tố cơ bản tức là sự quản lý kém của chính quyền. Cộng với sự quản lý kém ấy là sự không đứng đắn của những đường lối và chính sách lớn của Đảng cộng sản Việt Nam. Họ cứ phải liên tục đi đàn áp bà con hết chỗ này do đền bù đất đai rồi chống giải tỏa, đến chỗ khác là chống mở đường. Đối với tôn giáo, bất kể công giáo hay phật giáo người ta đòi lại đất đai chỗ nọ chỗ kia xuất phát từ chính sách sai lầm về phương diện ruộng đất.

Từ bỏ chủ nghĩa Mác, từ bỏ chủ nghĩa xã hội để theo kinh tế thị trường mà lại không thừa nhận quyền tư hữu ruộng đất cho nên mới xảy ra những vụ lập lập lờ lờ, tạo điều kiện cho bọn tư bản đỏ tức là bọn quan chức và tay chân. Bọn này trở thành địa chủ đỏ hút máu hút mủ và tạo sự bức bối trong nhân dân và người ta vùng dậy. Mà vùng dậy thì lại đàn áp người ta, con giun xéo mãi cũng quằn huống gì con người.

Tôi nghĩ rằng đến một lúc nào đó người dân nhận thức ra được thì họ sẽ xử tội bọn gian trá ngu xuẩn hiện nay. Bọn cướp công, cướp xương máu của người dân Việt Nam và bây giờ quay đầu trở lại cưỡi đầu cưỡi cổ bóc lột nhân dân Việt Nam.


Lữ Tống: Xin cám ơn ông.
Category: Việt Nam ngày nay | Views: 537 | Added by: danchu | Rating: 2.0/1
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 1
Khách: 1
Thành Viên: 0