Vào
ngày thứ Hai (07-12-2009) Tòa án Nhân dân tại Đà Nẵng sẽ xử phiên phúc
thẩm thiếu tướng công an Trần Văn Thanh, nguyên Chánh thanh tra Bộ Công
an với lời cáo buộc "lợi dụng quyền tự do dân chủ, xâm hại lợi ích nhà
nước…”.
Nhận
định về phiên tòa ra sao? Đâu là những vấn đề mà dư luận tại Đà Nẵng hiện quan
tâm? Liệu phiên xử phúc thẩm này có phải là bài học rút ra từ công cuộc
phòng-chống tham nhũng ở Việt Nam hay không?
Mời
quý vị theo dõi cuộc trao đổi của Việt Hùng với ông Đỗ Xuân Hiền, nguyên Trưởng
ban Kinh tế Đà Nẵng, huyện ủy viên thường vụ, từng phụ trách công tác chính trị
trong quân đội, người có liên quan trong vụ án. Từ Đà Nẵng, ông Đỗ Xuân Hiền
đưa ra nhận định về vụ án với Đài Á Châu Tự Do.
Vi phạm pháp luật
Ông
Đỗ Xuân Hiền:
Thưa ông thế này, trong vụ án đó người ta cũng đưa tôi vô như người có liên
quan đến vụ án. Hồi xử lần đầu họ không cho tôi phát biểu, họ đã vi phạm điều
94 trong Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, vi phạm luật tố tụng
vì vậy tôi tiếp tục tố cáo. Tôi tố cáo lên Ủy ban Thường vụ Quốc Hội và sau đó
chính Quốc Hội đã có văn bản chính thức yêu cầu lãnh đạo thành phố Đà Nẵng phải
bồi thường danh dự, bồi thường sức khỏe, bồi thường việc làm cho tôi, vì họ,
các cấp chính quyền họ đến nhà tôi, họ "vu khống” tôi, lục xét nhà tôi không
còn cái gì hết, họ hăm dọa…
Tôi
mang toàn bộ hồ sơ đi nói trước phiên tòa, nếu không cho tôi vô, tôi sẽ đứng
ngoài tôi nói. Đây là vụ án làm trái pháp luật, bao che cho tham nhũng.
Ông Đỗ Xuân Hiền
Việt
Hùng:
Thưa ông Đỗ Xuân Hiền, trong đơn tố cáo gửi lên Thường vụ Quốc Hội, họ trả lời
ông sẽ bồi thường danh dự, cấp nào ở Thường vụ Quốc Hội trả lời ông?
Ông
Đỗ Xuân Hiền:
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc Hội là bà Lê Thị Xuân Ba. Bà ấy đã gởi văn
thư cho ông Bộ trưởng Công an Lê Hồng Anh và ông Chánh án Tòa án Nhân dân Tối
cao đề nghị việc tố cáo ông Đỗ Xuân Hiền ở Đà Nẵng là cần phải được giải quyết
nhưng cho tới nay họ đã giải quyết gì đâu. Đó là việc thứ nhất. Thứ hai là vừa
qua họ xử sơ thẩm trở lại vụ ông thiếu tướng công an Trần Văn Thanh, nguyên
Chánh thanh tra Bộ Công an. Họ gán cho ông Trần Văn Thanh đã xúi dục dân đi khiếu
kiện và tuyên án 18 tháng tù treo đối với ông Thanh. Với ông Dương Tiến, Trưởng
đại diện Báo công an thành phố Hồ Chí Minh tại Hà Nội là 17 tháng 5 ngày tù, thả
ngay tại chỗ. Nhưng mấy ông ấy vẫn tiếp tục kháng án, cá nhân tôi vẫn tiếp tục
kháng cáo. Tôi phản đối, tôi ra Hà Nội, tôi đến gặp đại diện Thường vụ Quốc Hội,
tôi gặp Bộ trưởng Công an, tôi đến gặp Chánh án Tòa án Tối cao. Tôi yêu cầu và
phản đối Tòa án Đà Nẵng xử vụ án trái pháp luật.
Việt
Hùng:
Theo báo chí trong nước đưa tin và đăng hình, trong phiên xử sơ thẩm chính
quyền đã phải huy động một lực lượng cảnh sát cơ động án giữ ngay trong phiên tòa.
Nguyên do nào mà phiên tòa lại có sự kèm tỏa đặc biệt này?
Ông
Đỗ Xuân Hiền:
Vì người ta sợ dư luận tại tòa phản ứng quá đông, nhất là lực lượng cựu chiến
binh, lực lượng anh em kháng chiến cũ vì họ cho rằng đây là một vụ án bảo vệ
cho tham nhũng. Tòa đưa người chống tham nhũng ra trừng trị, trong khi người
tham nhũng lại được bảo vệ. Ngày mai (07-12) phiên tòa phúc thẩm xử họ không mời
tôi, tôi vẫn cứ đi. Tôi mang toàn bộ hồ sơ đi nói trước phiên tòa, nếu không
cho tôi vô, tôi sẽ đứng ngoài tôi nói. Đây là vụ án làm trái pháp luật, bao che
cho tham nhũng.
Bao
che tham nhũng
Vụ án từng một thời gây xôn xao dư luận Đà Nẵng.
Việt
Hùng:
Trong một lần trả lời phỏng vấn với Đài chúng tôi ông cho rằng, ông Trần Văn
Thanh bị đưa ra xử là vì cá nhân ông Trần Văn Thanh khi còn là Giám đốc công an
Đà Nẵng đã cho điều tra và tố cáo một vụ tham nhũng lớn ở Đà Nẵng trong "Vụ án
Hồ sơ Nguyễn Bá Thanh” nhắm vào ông Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Đà Nẵng Nguyễn Bá
Thanh. Hiện nay ông Nguyễn Bá Thanh là Ủy viên Trung ương đảng CSVN, Bí thư
thành ủy Đà Nẵng…
Ông
Đỗ Xuân Hiền:
"Họ” đã nhiều lần về đây mời và triệu tập tôi lên làm việc cũng vài chục lần, bởi
vì năm 2000 ông Trần Văn Thanh (Giám đốc công an Đà Nẵng) và ông Nguyễn Quốc
Dũng (Viện trưởng Viện kiểm sát Đà Nẵng) đã điều tra vụ án đó, có hồ sơ đầy đủ
và Viện Kiểm sát Đà Nẵng có ban hành một công văn đề nghị khởi tố ông Nguyễn Bá
Thanh (Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Đà Nẵng) về tội nhận hối lộ. Nhưng cuối cùng họ
cho chìm xuồng và bây giờ khi Công văn 77 được công bố thì họ lại dựa vào đó để
trị chúng tôi. Công văn 77 của Viện Kiểm sát Đà Nẵng là một công văn có đầy đủ
bằng chứng tham nhũng, nhưng họ dựa vào đó nói chúng tôi "làm lộ tài liệu bí mật”.
Tài liệu đó là chống tham nhũng, không phải là tài liệu bí mật.
Theo
tôi phải đưa ông Nguyễn Bá Thanh ra trước vành móng ngựa, trị tội, phải trả nợ
cho dân. Ai là kẻ đứng đằng sau bảo vệ cho Nguyễn Bá Thanh (Bí thư thành ủy Đà
Nẵng) đó mới là vấn đề quan trọng.
Ông Đỗ Xuân Hiền
Việt
Hùng:
Tại phiên tòa sơ thẩm hồi tháng 8 vừa rồi vấn đề liên quan đến "Hồ sơ tham
nhũng” có được tòa để tâm tới hay không?
Ông
Đỗ Xuân Hiền:
Hoàn toàn không cho nói, tôi đề cập đến nhưng họ không cho nói. Những vấn đề
chính mà người ta đang đòi hỏi, tất cả mọi người đến tham dự phiên tòa đòi hỏi
thì họ lại dẹp đi. Tôi chuẩn bị ngày mai tôi đi nếu tòa cho tôi vào tôi định sẽ
phát biểu 5 vấn đề.
Hồi
trước, sau phiên tòa sơ thẩm tôi ra Hà Nội trực tiếp gặp Ủy ban Thường vụ Quốc
Hội và Thường vụ đã có công văn chính thức yêu cầu ông Chánh án Tòa Tối cao cho
tôi là Đỗ Xuân Hiền được dự phiên tòa xử phúc thẩm (07-12) này, nhưng cuối cùng
người Chủ tọa phiên phúc thẩm này không có cho tôi giấy mời dự phiên tòa…
Việt
Hùng:
Ông nói Quốc Hội có văn thư yêu cầu là cấp nào yêu cầu?
Ông
Đỗ Xuân Hiền:
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc Hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc Hội có công
văn yêu cầu nhưng ở dưới vẫn làm lơ, hiện nay văn bản tôi còn giữ trong tay
đây.
Việt
Hùng:
Theo ông Lê Hồng Hà, nguyên Chánh thanh tra Bộ Công an thì vụ xử ông tướng
công an Trần Văn Thanh là có liên quan đến tranh giành quyền lực trong nội bộ đảng.
Là người từng công tác nhiều năm trong thành ủy Đà Nẵng ông nhận định chuyện
này như thế nào?
Ông
Đỗ Xuân Hiền:
Theo tôi phải đưa ông Nguyễn Bá Thanh ra trước vành móng ngựa, trị tội, phải trả
nợ cho dân. Ai là kẻ đứng đằng sau bảo vệ cho Nguyễn Bá Thanh (Bí thư thành ủy
Đà Nẵng) đó mới là vấn đề quan trọng.
Con
kiến kiện củ khoai
Việt
Hùng:
Ông có nghĩ ông đang làm một việc "con kiến đẩy tảng đá”, ông Nguyễn Bá
Thanh bây giờ là ủy viên Trung ương và cá nhân ông bây giờ là cán bộ đã về hưu.
Có những bằng chứng gì để mà ông nói ông Nguyễn Bá Thanh có liên quan đến những
vấn đề "tham nhũng”…
Ông
Đỗ Xuân Hiền:
Có chứ! Đầy đủ bằng chứng. Nếu tôi không có thì họ đã bắt, nhốt tôi từ lâu rồi.
Tôi có đầy đủ bằng chứng nên họ không dám động đến tôi. Vấn đề này thưa ông,
tôi đã đưa ra cho họ rồi, tôi cũng từng đối thoại với họ chứng minh việc trước
đây trong Biên bản ghi rất rõ ông Nguyễn Bá Thanh lấy bao nhiêu tỷ (đồng Việt
Nam), mỗi lần lấy bao nhiêu, biên bản có ghi cụ thể.
Ông
Nguyễn Bá Thanh lấy đất của dân, mỗi thước vuông (mét vuông đất) đền bù cho dân
có 19, 500 đồng/mét vuông đất trong khi bản thân ông Nguyễn Bá Thanh lấy của chủ
nhà thầu đất là 150, 000 đồng/mét vuông, thử hỏi là gấp bao nhiêu lần. Như vậy
có phải là tham nhũng, hối lộ hay không? Tôi nói với ông đây là chính xác, có hồ
sơ. Tôi đã đem hồ sơ ra đối thoại với họ thì họ không trả lời được.
Việt
Hùng:
Cũng liên quan đến các đương sự trong vụ án đó là nhà báo Dương Tiến, Trưởng
đại diện báo công an thành phố Hồ Chí Minh tại Hà Nội. Tại phiên tòa sơ thẩm tòa
tuyên án 17 tháng 5 ngày, tức là vừa đúng thời gian tạm giam tính cho đến ngày
ra tòa và được thả ngay tại Tòa?
Ông
Đỗ Xuân Hiền:
Đúng 17 tháng 5 ngày là ngày ra tòa. Tuyên án ông Dương Tiến 17 tháng 5 ngày
thì mọi người tham dự đều nực cười… vì trong luật pháp Việt Nam, luật tố tụng
hình sự chưa có điều luật nào quy định mức án phạt 17 tháng 5 ngày hết. Người
ta hiểu đây là vụ án bảo vệ tham nhũng, bao che cho tham nhũng.
Hiểu
như thế nào?
Việt
Hùng:
Thưa ông, thông thường Hành pháp – Tư pháp - Luật pháp tại Việt Nam thì thường
được hiểu do đảng lãnh đạo và quyết định. Nay qua vụ án này có thể hiểu như thế
nào khi tòa sơ thẩm tuyên án như vậy thì đúng 1 tháng sau Viện phúc thẩm II, Viện
Kiểm sát Nhân dân Tối cao lại đưa kháng nghị tới tòa phúc thẩm xử vô tội đối với
thiếu tướng công an Trần Văn Thanh?
Ông
Đỗ Xuân Hiền:
Tôi đánh giá ở đây là thế lực của Đà Nẵng, thế lực của Nguyễn Bá Thanh. Họ dùng
những thế lực đó để dọa chúng tôi, dọa những người dân vì sợ nên không dám đi
kiện nữa. Họ muốn dằn mặt cho rằng, một ông tướng công an cũng chẳng có nghĩa
lý gì, chi bằng một người dân…
Bởi
vì ông Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao là ông Trần Văn Vượng, Ủy
viên Trung ương đảng, cầm đầu luật pháp của đất nước cho là vô tội thì ông con
(công tố viện) ở Đà Nẵng cho là có tội làm sao được.
Ông Đỗ Xuân Hiền
Việt
Hùng:
Câu hỏi chúng tôi đặt ra ở đây, với những kháng nghị mà Viện Kiểm sát Nhân
dân Tối cao đưa ra liệu có phải là hình thức dọn đường cho phiên tòa phúc thẩm
xử ông Trần Văn Thanh vào ngày 7 tháng 12 là vô tội?
Ông
Đỗ Xuân Hiền:
Ngày mai là xử đây. Nhiều khả năng xử ông Trần Văn Thanh vô tội. Vì không có lẽ
trong khi ông Viện trưởng Viện Kiểm sát Tối cao cho là vô tội mà ông ủy viên
công tố của Tối cao ngồi đây lại luận tội, cho là có tội hay sao? Thành ra tôi
nghĩ ngày mai họ xử ông Trần Văn Thanh vô tội. Bởi vì ông Viện trưởng Viện Kiểm
sát Nhân dân Tối cao là ông Trần Văn Vượng, Ủy viên Trung ương đảng, cầm đầu luật
pháp của đất nước cho là vô tội thì ông con (công tố viện) ở Đà Nẵng cho là có
tội làm sao được.
Việt
Hùng:
Tức là ông Trần Văn Vượng (Viện trưởng Viện Kiểm sát) cho là ông Trần Văn Thanh
vô tội, đã có công văn, kháng nghị gửi tới Tòa án Tối cao?
Ông
Đỗ Xuân Hiền:
Vâng, công văn ấy đã đưa lên mạng, lên báo điện tử rồi.
Việt
Hùng:
Chúng tôi xin được cám ơn ông Đỗ Xuân Hiền.