Việc kiểm toán tập đoàn đóng tàu đầy tai tiếng mới bị cưa làm ba, lại được thông báo hoãn kiểm toán nữa sau nhiều lần trì hoãn.
"Kiểm
toán nhà nước cho biết mấy năm liền đã định lên kế hoạch làm việc tập
đoàn này, song chưa thể tiến hành vì khủng hoảng tài chính thế giới và
sợ chồng chéo với hoạt động kiểm tra của cơ quan khác.”

Trụ sở Tập Ðoàn Công Nghiệp Tàu Thủy Việt Nam
- Vinashin tại Hà Nội. Tập đoàn này hiện đang trong quá trình tái cơ
cấu, chuyển giao một số dự án cho hai doanh nghiệp nhà nước khác là
PetroVietnam và Vinalines. (Hình: AFP/Getty Images)
Bản
tin điện tử VNExpress hôm Thứ Năm đưa tin như vậy về cuộc họp báo của
cơ quan Kiểm Toán Nhà Nước khi họp báo về kết quả kiểm toán năm 2009 và
"tình hình thực hiện các kết luận, kiến nghị kiểm toán năm 2008”.
Lời
loan báo được Lê Minh Khái, phó tổng kiểm toán nhà nước, đưa ra khiến
người ta ngạc nhiên và nhiều ký giả của hệ thống báo đài "lề phải” đặc
các câu hỏi "xoáy vào câu chuyện thua lỗ, nợ nần của tập đoàn này”.
Mới
ngày 9 tháng 7 năm 2010, Tổng Thanh Tra Chính Phủ Trần Văn Truyền thông
báo sẽ "thanh tra Vinashin trong 75 ngày ‘kể từ ngày công bố quyết định
thanh tra’” được TTXVN loan tải. Theo hãng thông tấn chính thức của Hà
Nội "Tổng Thanh Tra Chính Phủ đã ban hành Quyết định số 1959/QÐ-TTCP
ngày 5 tháng 7 năm 2010 về việc thanh tra việc chấp hành chính sách,
pháp luật tại Vinashin”.
Ðiều
này cho người ta đặt rất nhiều dấu hỏi về tính minh bạch của chế độ Hà
Nội đối với sự làm ăn thua lỗ ngập đầu của tập đoàn đóng tàu Vinashin
đã phải cưa làm 3 để các công ty khác gánh bớt nợ và trả nợ giùm vì
Vinashin đã không còn khả năng trả nợ.
Ngày
1 tháng 7 vừa qua tin tức cho hay, Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng Hà Nội,
đã ký Quyết định số 926/QÐ/TTg "tái cơ cấu” Vinashin bằng cách Vinashin
chỉ giữ lại một phần, một phần bán cái cho Tập Ðoàn Dầu Khí Quốc Doanh
Petro Vietnam và một phần bán cái cho Tổng Công Ty Hàng Hải Việt Nam
(Vinalines).

Vinashin nợ nần ngang dọc lên đến hơn 80,000 tỉ đồng. (Hình: vinashinship.com.vn)
Tin
tức cho hay tổng tài sản (kể cả trị giá đất rất lớn mà đại gia Vinashin
đã thâu tóm từ Bắc chí Nam) hiện có khoảng 90,000 tỉ đồng trong khi nợ
nần ngang dọc lên đến hơn 80,000 tỉ đồng, trong khi đó, vốn sở hữu của
công ty này chỉ có 9,000 tỉ đồng.
Một
số tàu biển, đóng lấy hay mua từ ngoại quốc, khi mua trị giá nhiều trăm
triệu đô la, nay bị bỏ không cho rỉ sét nắng gió, xuống cấp nhanh chóng.
Báo
SGTT khi loan tin "tái cơ cấu” Vinashin đã cho rằng "Vinashin thua lỗ,
nợ nần chồng chất nên phải chuyển giao bớt tài sản, công nợ để các tập
đoàn, tổng công ty nhà nước ứng cứu, là một thủ thuật ‘đánh bùn sang
ao’ để che đậy những khoản thua lỗ lớn.”
Ngày
13 tháng 7 năm 2010, tin cho hay Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương Ðảng CSVN
đã chuyển hồ sơ sai phạm của Phạm Thanh Bình, chủ tịch tập đoàn
Vinashin, sang cơ quan điều tra (công an) để điều tra vì "có dấu hiệu
vi phạm pháp luật hình sự”.
Ông
này bị cáo buộc đưa con trai, em vào nắm các chức vụ chủ chốt của tập
đoàn và đầu tư bừa bãi suốt nhiều năm qua nhiều lãnh vực chẳng liên
quan gì tới đóng tàu. Một số tiền vay không nhỏ đã mất biến khi đầu tư
vào địa ốc và chứng khoán vào lúc cả hai thị trường này đều tuột dốc
thê thảm.
Cũng
như nhiều đại gia quốc doanh khác mất những số tiền lớn vào chứng
khoán, nhà đất, không hề thấy có báo cáo nào nêu ra các con số thua lỗ.
Phạm
Thanh Bình bị Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương Ðảng đề nghị hồi đầu tháng 7
là "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, một tội hình sự dẫn
đến nhiều năm tù khi số tiền thất thoát lên hàng trăm triệu đô la.
Trước
khi có kết luận của Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương Ðảng cũng như quyết định
cưa làm 3 tập đoàn Vinashin, đại gia này lên mặt báo "lãi lên tới 1
nghìn tỉ đồng” theo bản tin tường thuật ngày 18 tháng 1 năm 2010 của
VNMedia. Dịp này, ông Phạm Thanh Bình còn đưa ra dự báo "giá cước vận
tải biển đã nhích lên, thị trường đóng tàu đã nhích lên, chúng tôi đặt
mục tiêu năm 2010 tăng trưởng 15% so với năm 2009”.
Chỉ
trong vòng 6 tháng, Vinashin đã từ thông báo lời lãi một ngàn tỉ đồng
đến thua lỗ ngập đầu không còn khả năng trả nợ, là điều thật vô cùng
"ấn tượng”.
Ngày
6 tháng 11 năm 2009, VNExpress có bản tin nói rằng "Gần nửa tập đoàn,
tổng công ty làm ăn thua lỗ”. Bản tin này liệt kê ra, theo báo cáo của
Ngân Hàng Nhà Nước tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2008, "Tập đoàn
Vinashin nợ 19,885 tỉ đồng”. Chỉ có một năm rưỡi mà tổng nợ của đại gia
này nhảy lên tới hơn 80,000 tỉ đồng là điều đáng đặt nghi vấn về thông
tin trung thực.
Ngày
29 tháng 10 năm 2009, báo Tuổi Trẻ có bài viết nói rằng rất nhiều chủ
nợ đòi Vinashin không được, đã phải gửi đơn kêu cứu thủ tướng mà cũng
không xong. Bây giờ, lại trì hoãn thanh tra.
Ngày
27 tháng 7 năm 2010, trong một cuộc phỏng vấn của Tuần Việt Nam, chuyên
gia đầu tư Nguyễn Trần Bạt nói rằng "câu chuyện Vinashin là lỗi của cả
hệ thống”.
|