Cái gì sẽ xảy ra nếu người ta chối bỏ sử dụng đồng tiền đang được lưu hành?
Các
chính phủ thường dễ bị lôi cuốn vào việc chi tiêu quá tay. Vào thời đại
hôm nay, điều đó có nghĩa là những gánh nợ chồng chất và những phương
thức làm giảm nhẹ gánh nặng. Nhưng cách nay vài trăm năm thì người ta
tìm cách giảm giá thành việc đúc đồng tiền kim loại.
Sau mỗi
vòng lưu hành, quay vòng về tay nhà nước thì đồng tiền kim loại bằng
vàng và bạc được "cắt xén" đi, mỗi lần một chút - hoặc là được nấu chảy
và được đúc lại với lượng quý kim giảm đi, nhỏ hơn giá trị được in trên
đồng bạc. Với cách làm này thì cùng một lượng quý kim, nhà nước có thể
đúc ra được nhiều đồng bạc hơn, tức là có thêm tiền cho ngân khố.
Kết
quả là những đồng bạc tuy được lưu hành với cùng mệnh giá, nhưng chưa
chắc là chúng có cùng giá trị. Và điều này đưa đến một hiện tượng thật
ngộ nghĩnh. Khi người ta biết được có 2 loại đồng tiền "tốt" và "xấu"
đang được lưu hành cùng một lúc, thì người ta có khuynh hướng tiêu xài
đồng tiền xấu và cất giữ đồng tiền tốt đi. Chẳng bao lâu sau thì những
đồng tiền tốt đều biến mất, chỉ còn lại những đồng tiền xấu được lưu
hành.
Hiện tượng này được gọi là quy luật Gresham, lấy từ tên
của Sir Thomas Gresham, là chuyên gia tài chánh vào thế kỷ 16. Nói một
cách đơn giản theo quy luật Gresham thì "đồng tiền xấu nuốt chửng đồng
tiền tốt", và điều này không còn gì gọi là mới mẻ nữa. Ngày nay Quy
luật Gresham vẫn còn đó và vẫn đang hiện diện tại nhiều quốc gia trên
thế giới.
Việt Nam là một trường hợp kinh điển. Nền kinh tế Việt
Nam hôm nay sử dụng 3 loại tiền tệ. Đồng tiền lưu hành chính thức là
tiền Đồng. Ngoài ra còn có tiền Đô la Mỹ, là loại tiền tệ được người
dân tin tưởng hơn. Và kế đến là Vàng.
Vàng thật sự là một vấn đề
lớn ở Việt Nam. Tính trung bình theo tỷ lệ lợi tức đầu người, thì người
Việt Nam sử dụng đồng tiền kiếm được để mua vàng, nhiều hơn bất cứ nơi
nào trên thế giới. Tổng khối lượng vàng mà họ mua vào, chiếm 3.1% GDP
của năm ngoái, trong khi đó, nếu so sánh với Ấn Độ thì con số đó là
2.5% và Trung Quốc thì chưa đến 0.4% GDP.
Theo ông Huỳnh Trung
Khánh, Phó Chủ tịch Hiệp hội kinh doanh Vàng Việt Nam, thì Việt Nam
hiện có khoảng 500 tấn vàng (có giá trị khoảng 24 tỷ đô la) được lưu
thông, hoặc cất giữ trong dân chúng. Vàng được giấu dưới gầm giường,
được chôn sau vườn. Người ta không chỉ mua vàng để thủ, mà còn sử dụng
làm phương tiện trao đổi. Đó là lý do tại sao trong việc mua bán hằng
ngày, vàng còn là một loại tiền tệ.
Ở
Việt Nam, bạn có thể đem vàng vào ngân hàng ký thác để kiếm lời. Người
ta ra giá nhà bằng vàng và trả tiền mua nhà bằng những lượng vàng
(tương đương 1.2 lượng vàng tây). Điềy này lý giải được tại vì Việt Nam
là một quốc gia sử dụng lượng tiền giấy to lớn. Một căn nhà có giá 4 tỷ
đồng, là cả một lượng tiền giấy to lớn phải đếm, kiểm tra.
Trong
khi người dân yêu thích vàng như vậy thì ngân hàng nhà nước lại trái
ngược. Trong những năm gần đây, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ra nhiều
nghị định và thông tư, dù có chủ tâm hay vô tình, đã xâm hại đến vai
trò của vàng trong hệ thống tiền tệ: * Tháng 6 năm 2008: Cấm nhập vàng (mặc dầu vàng nhập lậu vẫn tiếp diễn); * Tháng 3 năm 2010: Ngưng trao đổi, giao dịch vàng trên sàn chứng khoán; * Tháng 10 năm 2010: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNNVN) ra Thông Tư số 22, quy định về huy động và cho vay vốn bằng vàng của tổ chức tín dụng. * Tháng 5 năm 2011: NHNNVN ra quy định cấm các hình thức giao dịch, cho vay bằng vàng miếng.
Quy
định mới nhất có mục đích chấm dứt các giao dịch của ngân hàng, trả lãi
bằng vàng (có lẽ nhà nước hy vọng rằng người dân sẽ thay thế việc sử
dụng vàng trong giao dịch bằng tiền giấy). Cho đến thời điểm này, các
ngân hàng thi nhau ra các loại lãi xuất cho loại sổ tiết kiệm ký gởi
bằng vàng. Tiền vàng này lại được tiếp tục xoay vòng bằng cách cho vay
mượn thông qua các khoản vay tiền đồng, và đem tiền đi mua vàng từ các
ngân hàng nước ngoài.
Đây là hình thức hoạt động kinh doanh rất
có lãi của các ngân hàng bởi vì lãi suất trong nước khá cao, đủ để chi
trả các khoản và tiền lãi cho người ký gởi. Đây là một hình thức buôn
tiền, vay mượn vàng (từ người ký thác) với giá rẻ rồi cho vay lại với
giá cao hơn.
Tuy nhiên, kể từ ngày 1 tháng 5, các ngân hàng sẽ
bị cấm giao dịch bằng vàng. Và từ tháng 5 năm 2013, các ngân hàng sẽ
phải chấm dứt việc trả lãi bằng vàng đối với các tài khoản ký thác bằng
vàng.
Động thái này có thể gây ra nhiều tranh cãi. Như vậy bạn
có thể hình dung rằng, với nguồn cho vay bị chận, thì sẽ không còn tiền
bạc trong đó nữa. Lãi suất trần cho vàng rớt thê thảm.
Vậy thì
tại sao phải thay đổi luật xoành xoạch như vậy? Bởi vì, nhà nước nhận
ra rằng vàng là "tác nhân gây rối" - làm cho nền kinh tế vốn dĩ đã rối
rắm, càng trở nên rối rắm hơn.
Chúng ta hãy nhìn vào các vấn đề gây khó khăn cho Việt Nam: 1/.
Thâm thủng ngân sách cao và trên đà gia tăng - Thâm thủng ngân sách năm
2010 vào khoảng 12% trên GDP. Tệ hơn nữa là con số này lên cao hơn
trong 4 tháng đầu năm nay. 2/. Lạm phát gia tăng - những con số mới
nhất do Tổng cục Thống kê VN đưa ra cho thấy chỉ số lạm phát hàng tiêu
dùng CPI tăng một cách phi mã đến lên đến 17.5%, mặc dù đã có chính
sách thắt chặt tiền tệ. 3/. Giá trị tiền đồng tụt giảm - Tiền Đồng
đã bị phá giá 6 lần kể từ tháng 6 năm 2008. Lần mới đây nhất là vào hôm
11 tháng 2 năm nay, khi nó rớt giá 8.5%.
Nghe rất quen thuộc thì
phải? Cách mà NHNNVN nhìn thấy là, việc người dân đổ xô đi mua vàng đã
khiến cho tình hình càng tồi tệ hơn. Nhập khẩu vàng càng làm cho vấn đề
thâm thủng ngân sách trở nên tệ hại hơn (Việt Nam không khai thác được
vàng). Do đó, việc mua vàng càng làm cho tiền Đồng suy yếu hơn, khiến
lạm phát gia tăng phi mã. Việc sở hữu vàng (và kể cả tiền Đô) làm xói
mòn chính sách tiền tệ của NHNNVN, bởi vì lãi xuất đưa ra chỉ áp dụng
cho tiền Đồng.
Nhưng chúng ta cũng không thể đổ lỗi cho người
dân Việt Nam về việc mua bán và trữ vàng, nhất là khi mà tiền Đồng bị
mất giá đến 17.5%. Theo cách này, thì việc sở hữu vàng là một hệ quả
tất yếu của tình hình kinh tế. Cách duy nhất mà NHNNVN có thể làm để
người dân thấy được cái lợi trong việc giữ tiền Đồng là phải nâng lãi
xuất lên cao hơn mức lạm phát, và như vậy thì người dân mới thấy có
lợi. Nhưng như vậy thì lãi xuất phải tối thiểu là 20%. Việc làm này sẽ
đánh mạnh vào nền kinh tế, có thể làm cho tiền Đồng lên giá, nhưng đồng
thời cũng sẽ khiến cho thâm thủng ngân sách trở nên tệ hại hơn.
Một
mặt không thể làm cho người dân thấy được cái lợi trong việc giữ tiền
Đồng, mặt khác nhà nước gây phương hại đến chức năng tiền tệ của vàng.
Chắc chắn là không được. Người ta chỉ thích ôm giữ vàng bởi vì tiền
Đồng không làm tròn chức năng tiền tệ của nó. Giá trị của nó quả là tệ
hại.
Đó là lý do tại sao người Việt vẫn tiếp tục ôm giữ tiền
"tốt" (Vàng), trong khi đưa đẩy tiền xấu lòng vòng. Quy luật Gresham đã
tiên đoán như vậy rồi.
Việt Nam cứ lẩn quẩn với cái vòng lạm
phát - rồi phá giá đồng tiền. Người dân bình thường không thể tin vào
giá trị của tiền giấy có thể làm gì khá hơn được. Điều này làm giảm giá
đồng bạc so với các loại tiền tệ khác. Giá trị của nó cũng bị giảm so
với hàng hóa và dịch vụ, có nghĩa là giá cả gia tăng. Tất cả mọi thứ
làm cho tiền Đồng không được ưa chuộng,...
Cái vòng lẩn quẩn
quái ác này có khi nào lại xảy ra với đồng Đô Mỹ, đồng Pound Anh hay
đồng Eurô không? Rất có thể đang xảy ra. Giá vàng và bạc đã tăng nhanh
trong thập niên qua đối với tất cả các tiền tệ vừa kể, và đặc biệt là
đối với đồng Đô trong năm nay 2011. Điều này cho chúng ta biết rằng
cũng có nhiều người Tây phương, cũng như người Việt, rất sẵn lòng muốn
đổi tiền giấy để lấy quý kim.
Nếu đồng Đô và những người anh em
họ bạc giấy khác tiếp tục suy yếu, thì người ta lại thích dồn tiền tiết
kiệm vào "đồng tiền tốt", như hai quý kim vàng và bạc. Rõ ràng đó là
Quy Luật Gresham.
Ben Traynor (Nguồn: Daily Reckoning Australia)
Lê Minh phỏng dịch
|