Thứ Năm, 2024-04-25, 9:37 AM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2010 » Tháng Ba » 7 » VC cho Công An đến Khủng Bố dân Cồn Dầu - Đà Nẵng
7:12 PM
VC cho Công An đến Khủng Bố dân Cồn Dầu - Đà Nẵng

TIN ĐÀ NẴNG - Vào lúc 6 giờ tối (giờ VN) thứ Năm ngày 4 tháng 3, ông Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh cùng với cả trăm công an và cán bộ, đã về Cồn Dầu, tập trung tại nhà ông cựu chủ tịch Hội Đồng Giáo Xứ, Đặng Văn Liễu (người đã ký giấy cho kiểm định đất của mình trước đây). Tổ dân phố 20 của thôn Cồn Dầu được thông báo kêu gọi đến họp tại nhà ông Đặng Văn Liễu, nhưng không một ai đến họp.

Giáo dân Cồn Dầu tới nhà thờ
Họ ở lại đêm và bàn kế hoạch chuẩn bị để sáng ngày hôm sau bắt đầu một cuộc trấn áp mới hầu bắt mọi người dân Cồn Dầu và các thôn lân cận phải ký giấy chấp thuận cho kiểm định và giải tỏa.
Sáng thứ Sáu cán bộ kiểm định đi đến từng nhà ở tổ 20, bắt đầu từ hộ ông Trần Ân, nhưng hầu hết nhà các hộ dân tổ 20 đều đóng cửa, khoá cổng và chủ nhà tránh đi chổ khác.
Công an mặc thường phục rải rác khắp nơi, dân tụ tập vài ba người ở đâu là bị giải tán ngay. Tất cả các mạng thông tin internet đều bị cắt đứt và đường điện thoại đều bị cài đặt nghe lén.

Sáng thứ Bảy, ngay từ lúc 5 giờ sáng, hàng trăm công an được tăng cường thêm, chia làm ba nhóm, tiếp tục càn quét tổ dân phố 20 thuộc thôn Cồn Dầu. Cho đến giờ này vẫn chưa có thêm một hộ dân nào chịu ký cả. Dù lực lượng công an đông đảo, kèm theo với những hù dọa và dụ dỗ, người dân Cồn Dầu vẫn không nao núng và quyết tâm không bán đứng mảnh đất của cha ông mình,

Giáo dân Cồn Dầu tham dự thánh lễ tại Nghĩa trang
Được biết, hai ngày trước, thứ ba, mồng 2 tháng 3, ông Nguyễn Bá Thanh và một số cán bộ đã đến thăm tết và tặng quà ông đương kim chủ tịch Hội Đồng Giáo Xứ Cồn Dầu, Thái Văn Liên, tại tư gia. Ai cũng biết đây là màn dụ dỗ và bà con Cồn Dầu đã ngồi chờ từ ngoài cổng cho đến trong nhà ông Thái Văn Liên. Ông Liên đã khẳng định với ông Thanh ngay từ đầu là không nói chuyện giải tỏa trong cuộc thăm viếng này, vì ông chỉ lo việc phục vụ giáo dân trong nhà thờ, ngoài ra không có quyền đại diện cho ai trong vấn đề đời sống vật chất của họ. Ông Thanh nói rằng các nhà đầu tư đang đòi phải giao mặt bằng và ông không có sự chọn lựa nào ngoài việc phải giải tỏa trắng để giao đất cho họ vì hợp đồng đã ký rồi.

Tưởng cũng nên nhắc lại là cách đây hơn một tháng, vào ngày 24 tháng giêng, hàng trăm công an và cán bộ đã về Cồn Dầu trong một tuần lễ để trấn áp và ép buột dân ở đây phải ký giấy thỏa thuận để họ kiểm định và giải tỏa, nhưng chỉ có 10 hộ trong số hơn 400 hộ dân ở Cồn Dầu ký giấy cho kiểm định. Lần này, kết quả còn tệ hại hơn vì cho đến hôm nay, họ đã không thuyết phục được thêm một ai.

Sự kiện xảy ra nguyên do là chính quyền muốn giải tỏa trắng 438 hecta đất thuộc phường Hoà Xuân để bán cho các công ty đầu tư nuớc ngoài làm khu du lịch. Khu đất này cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 4 km, nằm bên kia bờ sông Hàn về hướng nam của thành phố. Dự án này ảnh hưởng đến gần 10 ngàn dân thuộc phường Hòa Xuân, trong số đó có 2000 người thuộc thôn Cồn Dầu, một xứ đạo công giáo gần như toàn tong, đa số sống bằng nghề nông. Với số tiền đền bồi rẻ mạt (50 ngàn đồng cho một mét đất ruộng, 250 ngàn đồng cho một mét đất vườn) người dân Cồn Dầu không biết sẽ sống được bao lâu. Cho đến bây giờ, chưa ai biết là sẽ được tái định cư ở đâu và sẽ làm gì để sinh sống. Nguyện vọng của họ là được tái định cư tại chổ để góp phần vào việc phát rriển thành phố trên vùng đất cha ông họ đã dày công tạo dựng nên từ một vùng đồng chua nước mặn. Họ cũng muốn sống quây quần bên bà con, họ hàng, gần gũi nhà thờ nhà thánh để có thể chăm lo đời sống tâm linh. Nguyện vọng của họ đã không được chính quyền đoái hoài tới, mà còn bị đe dọa, trù dập, hòng đuổi họ ra khỏi vùng đất này.
 
Song Ngọc
 
Từ đầu năm 2006 đến tháng 2 năm 2009, Sư đoàn 324 thuộc Quân khu 4 đã cho Phó Tham mưu trưởng Sư Đoàn Đặng Đình Tiến cùng một số sỹ quan liên kết với bà Nguyễn Thị Kim Hoa, Giám đốc Công ty TNHH giới thiệu việc làm Bắc miền Trung, có địa chỉ tại số 3, đường Đoàn Nhữ Hải, Phường Lê Lợi, TP Vinh, Tỉnh Nghệ An tổ chức mời các gia đình có con đang làm nghĩa vụ quân sự tại Sư đoàn 324 –QK4 để phổ biến "chủ trương của Bộ Quốc Phòng ưu tiên quân nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự được đi Xuất khẩu lao động ở Hàn Quốc”.
Việc phổ biến và tư vấn của Phó Tham mưu trưởng Sư đoàn và bà Hoa tiến hành tại Hội trường Sư đoàn (đóng tại Lạc Sơn, Đô Lương, Nghệ An) và Hội trường Trung Đoàn 3 – Sư 324 (Tại Triệu Sơn – Thanh Hóa).
Theo đó, mỗi quân nhân muốn đi thì phải đăng ký và nộp số tiền là 120.000.000 đồng/người.
Được sự quan tâm của Sư đoàn, của nhà nước và Bộ Quốc phòng với các quân nhân đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nhiều gia đình quân nhân đã nô nức đăng ký cho con em mình đi Xuất khẩu lao động theo chủ trương này.
Nhiều gia đình đã chạy vạy, vay mượn, thế chấp sổ đỏ, cầm cố tài sản để lo đủ 120 triệu đồng nộp cho Công ty mà Phó trưởng Tham mưu Sư đoàn là người bảo lãnh. Thậm chí có gia đình phải mượn đến 11 sổ đỏ để thế chấp mới vay đủ tiền nộp.
Con số người đăng ký và nộp tiền đến nay mới thống kê sơ bộ thì số tiền đã lên đến hàng chục tỷ đồng.
Các quân nhân đăng ký và đã nộp tiền đã được Sư đoàn cho phép và đưa về Thành phố Vinh học tiếng Hàn Quốc 03 tháng trong thời gian tại ngũ.
Vậy nhưng, từ trước khi sự việc đăng ký, nhận tiền này xảy ra, thì chủ trương "đưa quân nhân hoàn thành nghĩa vụ đi xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc” của Bộ Quốc phòng đã không còn hiệu lực với Quân Khu 4. Sư đoàn 324 do ông Thượng tá Đặng Đình Tiến và một số sỹ quan đại diện đã liên kết với bà Nguyễn Thị Kim Hoa, Giám đốc Công ty hiện nguyên hình là vụ việc lừa đảo tài sản quân nhân và gia đình quân nhân.
Sau nhiều lần thất hứa, số quân nhân và gia đình quân nhân này đã nhiều lần đề nghị Sư đoàn 324 và công ty nói trên trả lại số tiền mà họ đã đóng, nhưng những điều đó đã không được giải quyết.
Những gia đình này chủ yếu là ở các tỉnh thuộc Quân khu 4 là Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa là những tỉnh nổi tiếng nghèo.
Hơn một năm qua, các quân nhân và gia đình quân nhân này đã đi đến nhiều nơi, nhiều cửa để kêu cứu, nhưng hành trình tít mù rồi lại vòng quanh, các cấp, các cơ quan có trách nhiệm đã đùn đẩy nhau mà không chịu giải quyết dứt điểm, buộc các gia đình quân nhân phải đi lại nhiều lần trong vô vọng.
Những hậu quả của vụ việc này là hết sức to lớn, hàng trăm gia đình đã có nguy cơ mất nhà cửa, tan nát gia đình vì đã vay mượn, cầm cố tài sản, nhà cửa đất đai vào ngân hàng, nay không có tiền trả lãi và nguy cơ mất nhà cửa là rất cao, nhiều gia đình phải nhờ cả anh em, họ hàng đứng ra vay tiền ngân hàng, thế chấp sổ đỏ...
Thậm chí, mới đây khi có quân nhân xuất ngũ về báo với gia đình việc có thể mất số tiền đó, thì bố đã đột quỵ và tử vong vì sợ hãi.
Đến nay, chưa có một gia đình nào nhận được đồng nào từ Sư đoàn 324 và Công ty mà họ liên kết.
Gần 1 năm qua, họ đã nhiều lần tìm đến Bộ Quốc Phòng, Bộ Tư Lệnh Quân Khu 4, Tỉnh Uỷ, UBND Tỉnh, Công An các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình để tố cáo và kêu cứu nhưng đến nay vẫn chưa có một tổ chức cầm quyền nào đứng ra can thiệp.
Nhiều câu hỏi được đặt ra ở đây là: Tại sao một vụ án có tính chất nghiêm trọng như vậy sao mãi đến nay vẫn không được giải quyết? Phải chăng sự việc quá phức tạp? Như vậy, sự phức tạp ở chỗ nào? Tại sao lại có sự đùn đẩy từ chỗ này sang chỗ khác của các tổ chức cầm quyền?
Một điều cần chú ý là những ai đã từng một lần được nghe những người bị hại kể lại thì đây là một vụ việc có sự thống nhất của các "quan to” từ trên xuống dưới. Đây cũng là lời khẳng định của một cán bộ Phòng PC14- công an tỉnh Nghệ An trước khi họ phải trả lại hồ sơ vụ án cho Quân Khu 4.
Không còn con đường nào khác, những gia đình quân nhân này đã tổ chức xuống đường biểu tình đòi Quân Khu 4, đơn vị được Bộ Quốc phòng giao giải quyết việc này nhưng cứ lần lữa, yêu cầu họ giải quyết nhanh chóng.
Những cuộc biểu tình của các gia đình quân nhân đã diễn ra nhiều lần, nhưng không được giải quyết và họ vẫn không nản chí đi đòi công lý và sự công bằng.
Hiện nay, có một số động thái đáng ngờ từ phía Quân Khu 4 mà người dân cho là nhằm bao che cho các đơn vị và cá nhân đã cố tình lừa đảo quân nhân và gia đình họ.
Nhưng người dân Thanh, Nghệ Tĩnh, Bình không còn con đường nào hơn là quyết tâm đấu tranh để đòi lại tài sản bị chính cơ quan quân đội lừa đảo.
Một người dân bị hại đã có 34 năm tuổi đảng cho biết: "chúng tôi sẽ dấu tranh đến cùng về việc này vì công lý đồng thời vạch rõ bản chất của cái được gọi là: tất cả vì dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh”.
Chúng tôi sẽ cập nhật thông tin vụ việc tới bạn đọc những diễn biến vụ việc này.
Nghệ An, 4/3/2010
Minh Tâm

Category: Việt Nam ngày nay | Views: 604 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Calendar
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 1
Khách: 1
Thành Viên: 0