Thứ Ba, 2024-11-05, 8:44 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2010 » Tháng Tư » 3 » Vì sao học phí Đại học tăng cao?
9:42 AM
Vì sao học phí Đại học tăng cao?
2010-04-02

Học phí Đại học, đến hẹn lại tăng cho dù là trường công lập, bán công hay trường tư. Nguyên nhân do đâu và điều này ảnh hưởng như thế nào đến thế hệ mai sau?

Photo courtesy of Hue Skyline

Trường Đại học Huế.

Giữa lúc giới phụ huynh và sinh viên trong nước, nhất là những sinh viên nghèo vốn chiếm đa số, bày tỏ từ kinh ngạc tới ngỡ ngàng và rồi lo âu trước mức học phí đại học năm nay tăng cao "ngất ngưỡng” hay "kịch trần” – nói theo lời báo chí trong nước, khi nhiều trường đại học công lập cho biết sẽ tăng học phí ở mức cao nhất mà chính phủ cho phép là 240.000 đồng/1 tháng và đại học ngoài công lập cũng tăng từ 10 tới 20%, thì giới điều hành đại học nói chung giải thích rằng sở dĩ trường cho tăng học phí là do "trượt giá”, "các chi phí đầu vào đều đã tăng quá cao”, hay "tăng học phí thì trường mới tăng được chất lượng đào tạo sinh viên”, "học phí sẽ là một nguồn thu quan trọng để thực hiện lộ trình tự chủ tài chính của nhà trường”, hoặc "thực hiện nguyên tắc chia sẻ chi phí đào tạo giữa nhà nước và người học”.

Thậm chí có một số lãnh đạo đại học cho rằng mức học phí mới "không cao”, mà theo lời họ chỉ "nhỉnh” hơn một chút so với mức cũ, hay mức học phí cũ "quá lạc hậu”...

Không đủ chi phí?

Thế nhưng mà lương của toàn bộ trong ngành chúng tôi hiện nay vẫn chưa đến 2 tỷ đô, thế thì như vậy còn 3 tỷ nữa đi đâu?

GS Nguyễn Xuân Hãn

Qua cuộc trao đổi với chúng tôi, GS Lê Quang Minh, Hiệu Phó Đại học Quốc gia TPHCM, giải thích nguyên nhân tăng học phí như sau:

GS Lê Quang Minh: Thực ra thì một trong những nguyên nhân là hiện nay cái chi phí của nhà trường nó không đủ. Các trường đại học ở Việt Nam trong thời gian rất dài nó là bao cấp, nó là tất cả từ nhà nước rồi, mà trong khi đó cái điều kiện phát triển hiện nay nó đòi hỏi phải có một nguồn ngân sách bổ sung rất là lớn chớ không thể nào chỉ có tự túc được. Vấn đề nó nằm vậy thôi.

Thanh Quang: Nhưng mà nới chung việc đại học tăng học phí có liên quan gì đến chất lượng đào tạo, hay nói cách khác là có tỷ lệ thuận với chất lượng giảng dạy hay không ạ?

GS Lê Quang Minh: Dĩ nhiên là có trường có trường không rồi. Cái đó khó nói lắm. Nhưng mà hầu hết những trường đàng hoàng thì chắc chắn là tỷ lệ thuận rồi.

Sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội đang đóng học phí. Photo courtesy of bka.vn
Sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội đang đóng học phí. Photo courtesy of bka.vn
Thanh Quang: Trong thời gian qua, nhiều "đại thụ” trong ngành giáo dục, kể cả GS khả kính Hoàng Tụy, có than phiền rằng chính tình trạng lãng phí trong hoạt động giáo dục mới là nguyên nhân chính khiến chi phí đào tạo tăng cao. Như vậy thì việc tăng học phí đại học lên cao như vậy có thực sự hợp lý không? Có phải là một sự thiệt thòi – thậm chí "oan ức” – cho giới sinh viên, nhất là những sinh viên nghèo hiếu học hay không ạ?

GS Lê Quang Minh: Không, nếu mà nói sinh viên nghèo thực ra sinh viên nghèo họ có một cái chương trình riêng tín dụng của nhà nước. Ở đây mình phải tách riêng hai chuyện này ra mới được, chớ còn một cái chuyện tài chính đó cho những sinh viên nghèo và cái chuyện thứ hai là cái chuyện học phí nói chung, thì hiện nay nói thực với quý vị trừ cái trường nó tăng quá sức rất là đột biến chớ hầu hết các trường nói vậy chớ không có tăng bao nhiêu đâu, tại vì cái luật nó đâu có cho phép tăng dữ vậy. Chỉ có các trường tư vì lý do gì đó mình không biết mà nó tăng một cách đột biến, nhưng mà gần đây thống kê trên báo Tuổi Trẻ thì thực ra ngay cả trường tư thì cái tăng đó cũng không được tại vì thực ra họ cũng đang bị cái sự cạnh tranh. Trường công thì bị cái luật khống chế rồi, nó không tăng được nhiều đâu.

Thanh Quang: Được biết là dư luận phụ huynh học sinh lo ngại cho tương lai con em của họ vì học phí gia tăng đáng kể, nhất là những gia đình ở nông thôn, miền sâu, miền xa, mà trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay thì liệu biện pháp tăng học phí đại học như vậy về phương diện nào đó có cản trở cho tương lai của thế hệ trẻ ở Việt Nam hay không ạ?

GS Lê Quang Minh: Chắc ít nhiều gì cũng phải có ảnh hưởng. Mình phải nhìn vào sự thật thì thấy thế nào cũng có ảnh hưởng. Tuy nhiên, như hồi nãy tôi nói với anh đó, là hiện nay song song đó là có chương trình cho sinh viên có thể vay tiền nhà nước. Dĩ nhiên chương trình đó thì bây giờ nói chung là nó chưa được đồng đều ở tất cả các nơi đâu, nhưng mà ít nhất có một số các nguồn khác để có thể nói là giúp nó trong cái việc đi học không đến nỗi. Ngoài ra gần như tất cả các trường đều có nguồn quỹ học bổng riêng dành cho những đứa khá - giỏi, gần như trường công nào cũng có nguồn này hết.

Thanh Quang: Như vậy thì cái nguồn vay đó hay là cái nguồn quỹ của nhà trường đó, sinh viên có dễ dàng đạt tới hay không ạ?

GS Lê Quang Minh: Không có khó đâu anh. Người ta nói nhiều về những cái chuyện là khó khăn này nọ chớ tôi tin thực tế những năm ở Cần Thơ làm hiệu trưởng thì tôi thấy là cái chuyện đó không khó lắm đâu. Thực sự không khó như là mình nghĩ đâu.

Cải cách không phù hợp

Khi được hỏi về nguyên nhân các đại học công lập lẫn ngoài công lập đua nhau tăng học phí thì GS Nguyễn Xuân Hãn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội nhận xét:

GS Nguyễn Xuân Hãn. Photo courtesy of thtra.gov.vn
GS Nguyễn Xuân Hãn. Photo courtesy of thtra.gov.vn
GS Nguyễn Xuân Hãn: Tại vì ý của anh Nhân hiện nay là anh muốn học cái mô hình của Mỹ, tức là tự do hóa giáo dục. Đấy là cái thứ nhất. Dĩ nhiên Mỹ là một cái nền giáo dục tốt, cung cầu rất tốt, nhưng mà cái hoàn cảnh của Mỹ với Việt Nam là hơi khác nhau. Việt Nam của ta mới có điều kiện ví dụ như minh bạch thu chi rồi công bằng, rồi rất là nhiều cái. Tức là Mỹ nó đã phát triển mấy trăm năm nó mới có, thí dụ như Havard nó có độ mấy chục tỷ, nó giữ lại mọi người có thể làm và coi như là theo cái nếp cũ và không phải vì lợi nhuận mà họ lấy được bao nhiêu tiền họ chi cho nhau, thì mình hiện nay tức là chi giáo dục của mình mà học nhưng mà chắc là chưa nghiên cứu kỹ. Đấy là một, cái thứ nhất.

Cái thứ hai nữa là điều kiện. Hiện nay cái điều kiện tiền nong trông vào khoảng hai ba tháng nay thì là nó, dĩ nhiên nhà nước nói là kiềm chế lạm phát nhưng sự thực thí dụ như là ăn uống nó có thể lên đến 150%, hoặc là cắt tóc nó có thể lên đến 150%. Tất cả các dịch vụ nó đều lên cả, tức là cái đồng tiền Việt không thật ổn định. Đấy là cái lý do thứ hai.

Cái lý do thứ ba, nhân đợt này thì cũng có người mượn gió tức là tát nước theo mưa, tức là hiện nay tôi có thể nói hầu như không quản được.

Trong thời gian qua nhiều đại thụ giáo dục, kể cả giáo sư khả kính Hoàng Tụy, than phiền rằng chính tình trạng lãng phí trong hoạt động giáo dục mới là nguyên nhân chính khiến chi phí đào tạo tăng cao. Như vậy câu hỏi được nêu lên là tăng học phí để thể hiện nguyên tắc chia sẻ chi phí đào tạo giữa nhà nước và sinh viên có hữu lý không? Hay thực ra là một sự thiệt thòi - thậm chí oan ức cho giới sinh viên? Về khía cạnh lãng phí, GS Nguyễn Xuân Hãn cho biết:

GS Nguyễn Xuân Hãn: Tôi là người hay tính các số liệu thì coi như là riêng năm ngoái là nhà nước cho ngành giáo dục, đây là theo số liệu chính thức, là 5 tỷ đô, thế mà chưa kể là vay của nước ngoài từ năm 93 đến nay là 2 tỷ mốt tức là trung bình trên 100 triệu đôla một năm, chưa kể thu của dân, thu của dân theo tôi tính là cũng gần khoảng như thế, khoảng 50% nữa, gần 10 tỷ đô. Thế nhưng mà lương của toàn bộ trong ngành chúng tôi hiện nay vẫn chưa đến 2 tỷ đô, thế thì như vậy còn 3 tỷ nữa đi đâu? Đấy là cái thứ nhất. Còn cải cách triền miên rất nhiều cái.

Ngay ở trường tôi gọi là Trường Đại học Quốc gia là cái trường lớn nhất và có truyền thống nhất thì hiện nay quyển sách cũng không có.

GS Nguyễn Xuân Hãn

Về vấn đề có "tăng học phí thì trường mới tăng được chất lượng đào tạo”, như báo mạng Người Lao Động trích dẫn lời ông Nguyễn Văn Nam, Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế Quốc dân cho biết như vậy, GS Nguyễn Xuân Hãn nhận xét:

 GS Nguyễn Xuân Hãn: Thứ nhất là làm gì có chất lượng. Ngay ở trường tôi gọi là Trường Đại học Quốc gia là cái trường lớn nhất và có truyền thống nhất thì hiện nay quyển sách cũng không có. Cái thứ hai là đội ngũ giáo viên sắp hết rồi, không còn người dạy nữa. Cứ nói thế thôi chứ còn tại vì họ hành chính hóa,thí dụ giáo sư ở bên Mỹ, bên Nga, bên Đức người ta vẫn còn đi làm đến 65 tuổi, họ đã đuổi rồi, thì rất là khó. Người là không có mà dạy các môn có tính chất chuyên sâu là không còn nữa, làm gì có chất lượng. Muốn có chất lượng, ba cái cần, một là trường sở nó phải tử tế, hai nữa là đội ngũ thầy giáo, ba là sách vở, cả ba cái đều có vấn đề cả thì làm gì có thể nói là chất lượng! Chất lượng thì hiện giờ nhiều người đi nước ngoài về thì mình có thể học tập được, nhưng mà chưa nói là lương bổng rất thấp, không ăn thua gì đâu, về mặt danh nghĩa cũng không chấp nhận.

Giữa lúc các trường trong nước thường có khuynh hướng thu học phí cao và cam kết "nâng cao chất lượng đào tạo”, thì tại một buổi hội thảo mới đây ở Sàigòn về giáo dục, ông Hùynh Công Minh, Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM nhận xét rằng "nâng cao chất lượng đào tạo không phải chỉ chăm bẩm nâng học phí đối với học sinh, mà trước tiên phải là nguồn đầu tư của nhà nước”.

Category: Việt Nam ngày nay | Views: 811 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Calendar
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 527
Khách: 527
Thành Viên: 0